Powered by Techcity

Hồ Văn Hư và ước mơ về hợp tác xã bò nơi miền biên giới


10 năm trôi qua, anh Hồ Văn Hư, ở bản A La, xã A Ngo, huyện Đakrông vẫn nhớ như in ngày mình xuống thị trấn Krông Klang cách bản làng hơn 70 cây số để nhận bò giống lai sind mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trao tặng cho hộ nghèo. Từ đó, cuộc đời của anh Hư bước sang trang mới, sống có trách nhiệm và hy vọng, bao nhiêu sức lực, tâm huyết anh đổ vào con bò giống đầu tiên. Để rồi, những nỗ lực của anh đã được đền đáp, bằng thời gian và sức lao động, bằng sự cần cù và chịu khó học hỏi của một nông dân đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng biên giới, xã đặc biệt khó khăn.

Hồ Văn Hư và ước mơ về hợp tác xã bò nơi miền biên giới

Anh Hồ Văn Hư (bên trái) với giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Đakrông tặng do có nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất -Ảnh: T.H

Từ một con bò…

Hơn 100 cây số ngược ngàn, chúng tôi về A Ngo. Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại như con nước dịu mềm vắt dài ngược lên phía núi. Bản làng Vân Kiều, Pa Kô thấp thoáng giữa núi rừng Trường Sơn.

Bà Hồ Thị Minh, đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị cho hay: Dân số miền núi tính đến thời điểm 1/1/2024 là 46.765 hộ, 195.620 nhân khẩu; trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 21.926 hộ, 96.922 nhân khẩu (chiếm tỉ lệ 13,3% dân số toàn tỉnh).

Đời sống của đồng bào đã có nhiều thay đổi, nhất là tư duy trong lao động sản xuất, đó là điều đáng mừng. Nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số làm ăn giỏi, thoát nghèo, biết chia sẻ với cộng đồng kinh nghiệm lẫn vật chất.

Hộ gia đình Hồ Văn Hư là hộ gia đình làm ăn giỏi, tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Đakrông, anh Hồ Văn Hư được tuyên dương là tấm gương tiêu biểu của bản làng.

Hồ Văn Hư và ước mơ về hợp tác xã bò nơi miền biên giới

Anh Hồ Văn Hư trồng cỏ để nuôi bò – Ảnh: T.H

Ông Hồ Tất Huấn, Chủ tịch UBND xã A Ngo cho biết thêm: A Ngo là xã biên giới, đa số là đồng bào Pa Kô sinh sống, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Tính đến tháng 6/2024, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã có hơn 10 ngàn con.

Năm 2014, anh Hồ Văn Hư được hỗ trợ bò giống cái lai sind. Vừa làm quen với con giống mới, anh Hư vừa học hỏi, tìm tòi để có cách chăm sóc phù hợp với giống bò lai. Anh Hư hồ hởi kể: “Nghe Nhà nước cho bò nhưng tới ngày báo đi nhận thì mới biết là được bò rồi, cả đêm ngủ không yên.

Năm giờ sáng thức dậy đi ra huyện, khi cán bộ chỉ con bò của mình thì ôi, lòng sướng dữ. Từ nay có cái để hy vọng thoát nghèo. Hôm đó xe chở bò đi trước, người nhận bò chạy theo sau mà lòng thấy vui”. Loay hoay với con bò giống, chẳng mấy chốc nó đền đáp anh Hư bằng sự cao lớn và khỏe mạnh. Con bò anh Hư nuôi đã trưởng thành, cao hơn những con bò trong bản.

Làm thế nào cho bò sinh sản khi những con bò đực giống bản địa thấp bé không thể giao phối với con bò lai sind này. Mấy đêm liền anh không ngủ, phần lo con bò không đẻ được, phần lo khi người ta nói, nếu nuôi bò không đẻ được thì bán hoặc thịt đi…

…Đến mười ba con bò

Anh Hồ Văn Tập, cán bộ nông nghiệp xã A Ngo là người rõ mọi nguồn cơn của anh Hư. Anh Tập kể: “Hồi đó Hư điện thoại cho tôi, giọng lo lắng lắm, Hư nói làm răng cho bò được đẻ chớ không được bán, không được thịt. Nhà nước cho bò nuôi sinh sản, Hư là đảng viên, phải gương mẫu”.

Trong cuốn sổ nhỏ để ngăn tủ, Hư ghi lại những mốc quan trọng trong cuộc đời mình: Hồ Văn Hư, dân tộc Pa Kô, sinh năm 1989, lấy vợ năm 2007, ở riêng năm 2007, kết nạp Đảng năm 2008, Nhà nước cho bò giống năm 2014, hết hộ nghèo năm 2015, Trưởng ban Mặt trận thôn năm 2021, vợ Hồ Thị Xiêng – đại biểu HĐND xã A Ngo nhiệm kỳ 2021 – 2026…

Hồ Văn Hư và ước mơ về hợp tác xã bò nơi miền biên giới

Anh Hồ Văn Hư bên đàn bò – thành quả từ nỗ lực chăn nuôi của gia đình -Ảnh: T.H

Trách nhiệm với cuộc sống, gương mẫu với vai trò là đảng viên, anh Hồ Văn Hư không ngừng tìm tòi học hỏi để có “con đường” cho mình. Anh tâm sự: “Lúc bò mới đưa về chưa trồng cỏ sữa, Hư lo hung. Sau thì thấy lo không bằng làm nên Hư và vợ chăm sóc con bò thật kỹ nên hắn to. Con bò to cao hơn bò đực tới hai gang tay mãi không nhảy được.

Hồi đó may mà có anh Tập gọi người từ A Lưới, Thừa Thiên Huế về phối giống, bò đẻ con to hung. Vợ chồng Hư nhìn con bò rồi điện thoại cho anh Tập, mừng phát khóc. Mà khi đó Hư khóc rồi, từ một con bò thành hai con bò không khóc răng được”…

Anh Hư vừa chăm sóc bò, vừa cuốc đất trồng cỏ. Từ một đám cỏ sữa đầu tiên vợ chồng Hư nhân giống để được vài trăm mét vuông, giờ diện tích trồng cỏ của Hư đã lên hàng ngàn mét vuông. Từ 1 con bò, vợ chồng anh Hư đã phát triển đàn bò thành 13 con.

Anh Hư chia sẻ: “Con bò của doanh nghiệp quân đội cho sinh được 6 con. Số còn lại là 5 con bò được sinh sản từ bò mẹ mà gia đình tôi đối ứng theo Nghị quyết 162 của HĐND tỉnh Quảng Trị. Nhà nước cho 10 triệu, gia đình thêm 8 triệu để được 1 con bò lai sind cái”.

Cần cù, chia sẻ, phát triển, anh Hồ Văn Hư luôn quan tâm đến những người xung quanh, đặc biệt là những người có cùng đam mê trồng cỏ nuôi bò. Anh chia sẻ: “Tôi muốn cùng vài hộ gia đình dồn đổi đất cho nhau, hình thành diện tích lớn để trồng cỏ, nuôi bò”.

Mơ ước về một hợp tác xã bò

Đến A Ngo, nơi Hồ Văn Hư cũng như 108 hộ, 247 nhân khẩu đồng bào Pa Kô bản Pi Rao (nay đổi tên thành Ala) đang ngày đêm cần mẫn lao động sản xuất tận vùng biên cương Tổ quốc, mới thấu hiểu được rằng, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, bên cạnh xây dựng và bảo vệ quê hương thì làm giàu là khát vọng lớn của bà con. Anh Hư bảo, Bác Hồ muốn đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành… việc đó làm được rồi. Giờ mong ước làm giàu, như thế mới xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh hơn.

Nung nấu trong mình ý tưởng “dồn điền đổi thửa”, anh Hư vận động các hộ dân đổi đất đồi, đất rẫy, tập hợp nhau lại để làm chuồng trại, trồng cỏ thành lập điểm chăn nuôi gia súc tập trung. Những người cùng chung chí hướng với anh Hư có Hồ Văn Vuôn, Hồ Văn Sao, Hồ Văn Him…

Anh Hư chia sẻ, đàn bò ngày càng nhiều, gia đình anh từ 1 con bò lên 13 con bò, nhà anh Vuôn 4 con, anh Sao 10 con, anh Him 10 con… nên cần địa điểm chăn nuôi tập trung vừa hỗ trợ được cho nhau về kỹ thuật chăn nuôi, vừa mở rộng được diện tích trồng cỏ.

Đặc biệt là việc đảm bảo vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi tập trung kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn chăn thả rất nhiều. Sợ nhầm bò nhau thì đánh số, in dấu. Anh Hư muốn thành lập hợp tác xã bò trên A Ngo, có tổ chức kinh tế tập thể lớn mạnh mới làm được việc lớn hơn, xóa đói giảm nghèo bền vững hơn.

Vừa lao động vừa chia sẻ kinh nghiệm, anh Hư đặc biệt chú trọng đến cách thức tổ chức sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi. Anh cũng nhận thấy rằng nền kinh tế nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, hạn chế. “Bà con nông dân thì luôn lam lũ làm nương rẫy trồng cây lúa, cây ngô nhưng năng suất không được cao, nhiều năm mất mùa. Gia đình tôi ngoài chăn nuôi bò còn trồng 5 ha tràm, 2 ha bời lời, 3 ha sắn. Sản xuất nông nghiệp phải “lấy ngắn nuôi dài” mới hiệu quả”, anh chia sẻ.

Với vai trò Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, mỗi lần đi họp ở ủy ban huyện là anh Hư mang báo cáo tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn xã về nghiên cứu và nhận thấy, để đời sống bà con được nâng lên, không có con đường nào khác ngoài xây dựng các mô hình kinh tế để tăng thu nhập.

Trên địa bàn xã A Ngo có mô hình chuối tiêu hồng, thu về gần 100 triệu đồng/năm từ bán sản phẩm chuối, lợi nhuận rất cao. Anh luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ các thôn khác, hộ khác làm kinh tế giỏi để tuyên truyền cho bà con cách làm hay, sản xuất giỏi nhằm tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, đặc biệt là thoát nghèo bền vững.

Tùng Hoa



Nguồn: https://baoquangtri.vn/ho-van-hu-va-uoc-mo-ve-hop-tac-xa-bo-noi-mien-bien-gioi-188698.htm

Cùng chủ đề

Quản lý hiệu quả vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội

Những năm qua, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay ủy thác từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, giúp sức đưa dòng chảy vốn tín dụng chính sách đến tận hộ nghèo và các đối tượng chính sách kịp thời, hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác này, hàng nghìn gia đình có thêm điều kiện đầu...

Quảng Trị kiến nghị nhiều nội dung quan trọng tại Hội nghị chuyên đề về công tác điều ước quốc tế và các hiệp...

Hôm nay 30/9, tại TP. Đà Nẵng, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác điều ước quốc tế và các hiệp định thương mại tự do (FTA) tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Hội nghị do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến chủ trì, điều hành với sự tham gia của các chuyên gia đàm phán, đối ngoại các FTA và...

Cam Lộ chủ động phương án ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất

Huyện Cam Lộ có địa hình tương đối phức tạp, sông suối ngắn và dốc, khi có mưa lớn nước thường lên nhanh và chảy xiết nên dễ bị chia cắt và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Để chủ động ứng phó nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại trước tình hình ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan diễn ra ngày càng phức tạp, huyện Cam Lộ đã tập trung...

Thẩm tra một số nội dung Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Tà Rụt   đến năm 2045

Chiều nay 26/9, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với UBND huyện Đakrông để thẩm tra một số nội dung liên quan đến Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Tà Rụt, huyện Đakrông đến năm 2045.Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Ánh phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: H.TTại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Đakrông đã báo cáo khái quát về quy trình...

Tiếp cận thông tin về tín dụng ưu đãi để sớm thoát nghèo

Tín dụng chính sách đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sinh kế giúp hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vươn lên trong cuộc sống. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua nhiều hình thức được tỉnh Quảng Trị chú trọng thực hiện nhằm khuyến khích các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận với...

Cùng tác giả

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị bị khiển trách

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:50px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:40px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri tại các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh

Hôm nay 2/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị gồm các đại biểu: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh tiếp tục có các buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại xã Phong Bình, huyện Gio Linh và xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh.Cần có cơ chế cho việc cải tạo đất sản xuấtCử tri...

Đề nghị cấp 17,8 tỉ đồng để sửa chữa khẩn cấp một số công trình thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị vừa có báo cáo đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn vốn với tổng kinh phí 17,8 tỉ đồng để khắc phục, sửa chữa khẩn cấp 4 công trình thủy lợi hiện đang do Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi quản lý gồm: đập ngăn mặn Vĩnh Phước, tràn xả lũ Trúc Kinh, đập hồ chứa nước Phú Dụng và đập ngăn mặn Châu Thị.Tràn...

Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc

Chiều nay 2/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự tại điểm cầu Quảng Trị -...

Quán triệt nội dung các văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng

Chiều nay 2/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai nội dung các văn bản mới ban hành của Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng và đánh giá tình hình kết quả công tác xây dựng Đảng quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV/2024. UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Quang Tùng; Trưởng Ban Tổ chức...

Cùng chuyên mục

Trồng hoa cúc mâm xôi để không “đụng hàng”

Hơn 15 năm gắn bó với nghề trồng hoa, cây cảnh, ông Hoàng Nhật Trinh (sinh năm 1959), ở Khu phố 1, phường Đông Giang, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị không chỉ được làm công việc mình yêu thích mà còn kiếm được nguồn thu nhập khá, tạo việc làm thời vụ cho một số lao động trên địa bàn.Ông Trinh chăm sóc từng chậu cúc mâm xôi -Ảnh: T.PThời điểm này tuy chưa phải là mùa cao...

Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP

Trong số các tiêu chí của sản phẩm OCOP, “câu chuyện sản phẩm” được đánh giá là tiêu chí quan trọng, là nét văn hóa đặc trưng của từng địa phương, là thông điệp mà chủ thể OCOP muốn truyền tải đến cộng đồng và người tiêu dùng. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm quảng bá, thu hút khách hàng tìm đến sản phẩm.Giới thiệu sản phẩm của HTX dược liệu Trường Sơn -Ảnh: L.A“Từ xa xưa,...

Diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn

Diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn01/10/2024 15:39 GMT+7 Anh Quân - Lê TrườngQTO - Ngày 1/10, Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ. Cuộc diễn tập này thu hút sự tham gia của trên 800 quần chúng nhân dân, các lực lượng chức năng cùng nhiều phương tiện, thiết bị. Nguồn: https://baoquangtri.vn/video/dien-tap-phong-chong-lut-bao-tim-kiem-cuu-nan-188717.htm

Quản lý hiệu quả vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội

Những năm qua, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay ủy thác từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, giúp sức đưa dòng chảy vốn tín dụng chính sách đến tận hộ nghèo và các đối tượng chính sách kịp thời, hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác này, hàng nghìn gia đình có thêm điều kiện đầu...

Gắn kết để giải quyết việc làm cho người lao động

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đã triển khai hợp tác với doanh nghiệp (DN) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, mối quan hệ này cần có những giải pháp phù hợp để tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa nhằm tạo việc làm bền vững cho học viên, học sinh, sinh viên sau khi...

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng ở Hướng Hóa

Huyện Hướng Hóa có lợi thế khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hoang sơ, kỳ vĩ, cùng với truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô đã và đang mở ra hướng đi mới thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.Du lịch cộng đồng đang phát triển mạnh ở huyện Hướng Hóa -Ảnh: N.T.HTrên địa bàn...

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng

Du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang là xu hướng mới được giới trẻ quan tâm, trải nghiệm. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai, nhiều cánh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có hệ sinh thái đa dạng phong phú, cảnh sắc hoang sơ, Quảng Trị đã và đang tích cực xây dựng, gọi mời thu hút đầu tư để các nơi này trở thành điểm...

Vĩnh Linh tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động

Huyện Vĩnh Linh hiện có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn và 15 xã với gần 99.600 người. Số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 52,61% dân số. Lao động có nhu cầu tìm việc làm rất lớn, tuy nhiên vấn đề giải quyết lao động, việc làm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, huyện xác định chú trọng kết nối cung - cầu lao động...

Giữ thói quen đi chợ truyền thống

Giữa cuộc sống ngày càng hiện đại, bên cạnh việc mua sắm thông qua các sàn thương mại điện tử, nhiều người, trong đó có một bộ phận người trẻ vẫn giữ thói quen đi chợ truyền thống, tự tay lựa chọn mua thực phẩm, đồ dùng cho bản thân, gia đình.Chị Linh giữ thói quen đi chợ Phiên Cam Lộ vào mỗi sáng cuối tuần - Ảnh: N.PMười mấy năm nay, bà Phan Thị Huệ (54 tuổi), hiện...

Đông Hà chú trọng thúc đẩy tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ

Xác định thương mại, dịch vụ là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đô thị trung tâm tỉnh lỵ, thời gian qua thành phố Đông Hà đã có nhiều chủ trương, chính sách đồng bộ, hiệu quả để phát triển lĩnh vực này.Xây dựng văn hóa, văn minh trong kinh doanh là giải pháp quan trọng để Đông Hà phát triển thương mại, dịch vụ - Ảnh: T.TĐược xác định là ngành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất