Powered by Techcity

Vĩnh Linh vang mãi những bài ca hào hùng


Mảnh đất Vĩnh Linh sông nước hữu tình, chiếc đòn gánh nối hai đầu đất nước, được giao thoa các nền văn hóa với những làn điệu dân ca uyển chuyển, trữ tình. Đó chính là mạch nguồn để Vĩnh Linh có những khúc ca sâu lắng làm say đắm lòng người và đi cùng năm tháng.

Vĩnh Linh vang mãi những bài ca hào hùng

Thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh ngày càng khởi sắc – Ảnh: NGUYỄN XUÂN TƯ

Nếu so với những sáng tác âm nhạc về các địa danh trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước thì những nhạc phẩm viết về Vĩnh Linh vượt trội về số lượng và khá hoàn hảo về chất lượng. Tổng hợp và nghe lại những ca khúc này ta sẽ có một kho biên niên sử bằng nghệ thuật âm thanh về Vĩnh Linh lũy thép.

Nhiều ca khúc trở thành quen thuộc với đồng bào trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Từ năm 1954, Vĩnh Linh có một vị trí đặc biệt trong tâm khảm người dân Việt Nam. Vì thế, trên mọi miền Tổ quốc, nhiều nhạc sĩ đã viết về Vĩnh Linh như: Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Hiệp, Doãn Nho, Trọng Loan, Đinh Thìn, Thái Quý, Lư Nhất Vũ…

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ đất nước chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, cầu Hiền Lương – sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời. Vĩnh Linh trở thành đặc khu có vị trí đặc biệt; là tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa; hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam. Hiệp định Giơne-vơ quy định sau 2 năm hai miền Nam – Bắc phải tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, nhưng chính quyền Sài Gòn đã phá hoại cuộc tổng tuyển cử này vì lúc đó có trên 80% dân số nước nhà ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh.

Và cũng vì vậy, họ chỉ cho Nhân dân hai miền trao đổi tình cảm qua lá thiếp công khai với hai dòng chữ thôi, chứ không được viết thư dài và dán kín. Bài hát “Tình trong lá thiếp” (1955) của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu ra đời trong điều kiện đó.

Những bưu thiếp với ít dòng ngắn ngủi gửi qua cầu Hiền Lương được thể hiện bằng bài ca thật xúc động và chứa chan tình cảm của đôi lứa nhưng thực ra là tình cảm của cả dân tộc ta trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt sau Hiệp định Giơ-ne-vơ: Cầm lá thiếp này lòng hướng vô Nam/ Dù xa muôn trùng nhưng tình anh/ vẫn ngàn năm không mờ/ Hình em bên lòng trong mối tình chung/ Ngày mai thống nhất Nam – Bắc người người reo vui/ Tình tang tình chim bay về Nam xóa trôi những ngày/ Lòng em mong ngóng thương nhớ đón anh ngày mai này/ Em chờ anh về cùng em cho lúa vàng tươi.

Cũng năm sáng tác với ca khúc “Tình trong lá thiếp” (1955) của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có hợp xướng “Sóng Cửa Tùng” của Doãn Nho: Lời ca thống nhất/ Vang khắp nơi từ Bắc tới Nam/ Chân bước theo lòng vui chứa chan/ Muôn ngàn lời hô hào chúc mừng/ Dân tộc Việt Nam anh hùng/ Tay nắm tay tưởng trong giấc mơ/ Trông bến sông thuyền chen bóng cờ.

Bản hợp xướng bừng bừng một âm hưởng thống nhất đất nước rền vang, hào sảng, đỉnh đạc về nội dung, đầy đặn và bề thế về hình thức đã thúc giục, cổ vũ cho khát vọng độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam.

Vĩnh Linh vang mãi những bài ca hào hùng

Bia lưu niệm trận địa tên lửa bắn rơi máy bay B52 của Mỹ đầu tiên trên miền Bắc ngày 17/9/1967 tại thị trấn Bến Quan, Vĩnh Linh – Ảnh: Đ.T

Trong những ngày đất nước bị chia cắt, nhà thơ Thanh Hải đã có những câu thơ quặn thắt: “Xa nhau chỉ một mái chèo/ Mà đi trăm núi vạn đèo đến đây”. Nỗi đau xót, khắc khoải, thủy chung tình nghĩa ấy cũng từng âm ỉ nồng đượm trong nhiều ca khúc ra đời vào buổi đầu đất nước phân hai này, như “Câu hò bên bờ Hiền Lương” (Hoàng Hiệp – Đằng Giao), “Xa khơi” (Nguyễn Tài Tuệ), “Trên tuyến lửa Vĩnh Linh” (Lư Nhất Vũ), “Dòng Bến Hải tâm tình” của Vĩnh Cát…

Ca khúc “Xa khơi” được sáng tác năm 1961 khi nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đang ở Đoàn ca múa nhạc nhân dân trung ương, được giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc vận động sáng tác ca khúc về đề tài thống nhất đất nước.

Đã 63 năm qua, bài hát “Xa khơi” được đưa vào các nhạc viện, học viện âm nhạc trên toàn quốc cho các thế hệ học sinh, sinh viên hát; được chọn để thi trong các cuộc thi quốc gia dòng nhạc dân gian và thính phòng. Và “Xa khơi” đã xuyên qua không gian, thời gian, là một trong bộ 5 tác phẩm để nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt 1, năm 2001.

Nhắc đến những nhạc sĩ sáng tác về Vĩnh Linh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nổi bật có nhạc sĩ Hoàng Vân. Ông là tác giả nhiều bài hát nổi tiếng được công chúng nhiều thế hệ yêu thích như “Hò kéo pháo”, “Hà Nội – Huế – Sài Gòn”, “Tâm tình người thủy thủ”, “Quảng Bình quê ta ơi!”, “Bài ca xây dựng”, “Hát về cây lúa hôm nay”, “Tình yêu của đất và nước”. Đa số các ca khúc của ông đều có chất liệu từ những làn điệu dân ca mà “Bài ca Vĩnh Linh” được xem là một trường hợp tiêu biểu.

Quê ta đó Vĩnh Linh đứng đầu sóng gió/ Đất Cồn Cỏ đất anh hùng của Tổ quốc vinh quang/ Thuyền đi khơi thuyền đi lộng/ Ngày lại ngày quên mình trong lao động/ Hò ớ… lúa vẫn lên xanh, lửa đạn bốn bề/ Nghe tiếng máy tưởng như nghe tiếng gọi trả thù/ Trị Thiên ơi nghe thấy chăng/ Chiều chiều tin chiến thắng nức lòng quê hương chúng ta”. Có thể nói “Bài ca Vĩnh Linh” thực sự là một ca khúc hoàn chỉnh, mẫu mực về mọi phương diện của nghệ thuật sáng tác ca khúc, đặc biệt là ca khúc viết về các vùng quê hương đất nước.

Bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Đảng ta nêu cao khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Cùng với đó, dòng âm nhạc kháng chiến đã chuyển động theo hướng tất cả để động viên, cổ vũ toàn quân, toàn dân ta kháng chiến. Ca khúc viết về Vĩnh Linh, Cồn Cỏ làm nhiệm vụ như một cuốn “Biên niên sử bằng âm thanh” theo sát từng sự kiện, khắc họa trung thực cuộc sống, chiến đấu, lao động của quân và dân Vĩnh Linh lũy thép.

Để kịp thời biểu dương tinh thần chiến đấu anh dũng của cán bộ, chiến sĩ trên đảo Cồn Cỏ, từ năm 1965 đến năm 1968, Bác Hồ kính yêu đã 3 lần gửi thư thăm hỏi, động viên. Và nhạc sĩ Trọng Loan cũng đã viết ngay bản hành khúc “Gửi Cồn Cỏ anh hùng” dựa trên chất liệu dân ca và hò Quảng Trị đã mang tới cho hành khúc Việt Nam một sáng tạo mới khi đưa cả âm hưởng hò khoan vào nhịp điệu này. Ngoài bài hát “Gửi Cồn Cỏ anh hùng”, người dân Quảng Trị còn được biết đến ca khúc bất hủ “Quân reo quê mẹ Quảng Trị anh hùng”, giai điệu của bài hát đã được Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Trị chọn làm nhạc hiệu.

Nhìn chung, âm nhạc viết về Vĩnh Linh thời chống Mỹ, cứu nước giàu về nội dung, đề tài; phong phú về thể loại và ngôn ngữ biểu hiện. Đó thực sự là lời hiệu triệu thôi thúc, giục giã thiết tha, sâu lắng, đầy ân nghĩa, ân tình và lời thề quyết chiến-quyết thắng của quân dân Vĩnh Linh trong thời khắc khốc liệt của chiến tranh. Những thành tựu đó đã tạo tiền đề cho bước phát triển của nền âm nhạc Vĩnh Linh ở những giai đoạn tiếp theo của lịch sử âm nhạc Việt Nam hiện đại.

Dung Huyền



Nguồn: https://baoquangtri.vn/vinh-linh-vang-mai-nhung-bai-ca-hao-hung-186624.htm

Cùng chủ đề

Hiệu quả từ mô hình thương mại hai chiều đầu tiên của tỉnh

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh ở huyện Đakrông là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh triển khai mô hình thương mại hai chiều, cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau hơn 1 năm thực hiện, đến nay, mô hình đạt những kết quả khả quan, được người dân trong vùng đón nhận tích cực.Anh Hùng giới...

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Hôm nay 11/9, đoàn công tác Ban Nội chính Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm trưởng đoàn đến dâng hương, dâng hoa, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9 và Thành Cổ Quảng Trị. UVTƯ Đảng, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông; Phó Bí thư Thường...

Tự nguyện

Tôi định tìm một đầu đề khác đặt cho bài viết về ca khúc Tự nguyện của cố nhạc sĩ Trương Quốc Khánh. Nhưng, sau những đắn đo và trước mấy cái tít đã viết lên giấy, cuối cùng tôi chọn tên ca khúc đặt cho bài viết của mình. Và, tôi nghĩ, có lẽ không có cái tên nào hợp với bài viết của mình hơn Tự nguyện.Tự nguyện là tiếng ca lý tưởng trong sáng, đẹp đẽ...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

Chiều nay 30/8, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2024), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị trang trọng tổ chức lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) quốc gia Trường Sơn, Đường 9, Thành Cổ Quảng Trị và Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,...

Tri ân các anh hùng liệt sĩ và tặng quà cho người nghèo

Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2024); chào mừng ngày thành lập các ban Đảng, văn phòng cấp ủy, sáng nay 29/8, Khối thi đua các cơ quan đảng tỉnh Quảng Trị trang trọng tổ chức lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia (LSQG) Trường Sơn, Đường 9 và Thành Cổ Quảng Trị, Khu lưu niệm Tổng Bí...

Cùng tác giả

Hơn 126 tỉ đồng cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương, TP. Đông Hà

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị - Tiểu dự án tỉnh Quảng Trị, vốn vay ADB” để cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương TP. Đông Hà (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư 126,5 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ADB và vốn...

Tỉnh lộ 585C tiếp tục bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng

Từ sau khi cao tốc Cam Lộ - La Sơn được đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện trọng tải nặng đi qua tuyến Tỉnh lộ 585C (ĐT.585C) tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến khiến kết cấu hạ tầng trên tuyến xuống cấp nhanh chóng, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng. Mặc dù được sửa chữa tạm thời nhiều lần nhưng hiện trạng mặt đường trên tuyến ngày càng bị hư hỏng, tiềm...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa

Trong 2 ngày 27, 28/11, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa (đợt 2) năm 2024.Cuộc diễn tập trải qua 3 giai đoạn, gồm: Chuyển lực lượng vũ trang vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chuyển địa phương vào các trạng thái quốc phòng; tổ chức chuẩn bị tác chiến phòng thủ và thực hành tác...

Thống nhất đề xuất HĐND tỉnh ban hành giá dịch vụ y tế mới

Sáng nay 28/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Y tế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực y tế và các dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh, chủ trương thành lập Bệnh viện Đa khoa...

Quỹ Thiện Tâm – Báo Quảng Trị: Trao 130 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó Trường THPT Chu Văn An

Sáng nay 28/11, tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, từ nguồn tài trợ của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), Báo Quảng Trị tổ chức trao 130 suất học bổng cho các em học sinh Trường THPT Chu Văn An có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên học tập tốt.Lãnh đạo Báo Quảng Trị và UBND huyện Triệu Phong trao học bổng cho học sinh Trường THPT Chu Văn An - Ảnh: Lê TrườngTrường THPT...

Cùng chuyên mục

Miên man Xuân Lợi

Không, không phải vì tên tập thơ mà tôi đặt tên bài viết này như vậy. Nhưng cũng đúng là vậy, chính vì câu thơ “nghiêng phía miên man” đã như một ký hiệu cho tôi nhận ra tâm hồn và cảm xúc của tác giả tập thơ. Xuân Lợi như không viết thơ mà anh mượn câu từ cho những rung động của hồn mình chảy thành vần điệu. Mà tâm hồn Xuân Lợi lại rất dễ rung...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn con cán bộ kháng chiến. Năm 1965, cô được sang Trung Quốc học đại học, trở thành giáo viên rồi trở về nước. Cùng với nhiều cán bộ trở về Nam chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, đầu năm 1972, cô viết đơn tình nguyện đi...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Người góp phần đưa thể thao hải lăng phát triển

25 năm làm giáo viên môn giáo dục thể chất của Trường THPT Hải Lăng cũng là ngần ấy năm anh Trần Quang Vinh (sinh năm 1975), ở Khóm 7, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, miệt mài ngày đêm đào tạo, dạy dỗ nên hàng chục thế hệ võ sinh môn Karate. Về chuyên môn, anh làm tốt công tác tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn học sinh tham gia các giải, hội...

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Truyện ngắn: Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất