Powered by Techcity

Hướng đến xây dựng thành phố hòa bình trên đất Quảng Trị


Xây dựng thành phố hòa bình trên đất Quảng Trị là mong muốn của nhiều người. Việc xây dựng thành phố hòa bình ở Quảng Trị sẽ đem lại những lợi ích, ý nghĩa như thế nào, TS Nguyễn Ái Học, Viện trưởng TCE (Phát triển Công nghệ và Văn hóa – Giáo dục) phần nào giải đáp qua nội dung bài phỏng vấn; đồng thời, sẽ được làm rõ trong tọa đàm khoa học với chủ đề “Hướng đến xây dựng thành phố hòa bình trên đất Quảng Trị” dự kiến được tổ chức vào cuối năm 2024.

– Thưa TS Nguyễn Ái Học, Quảng Trị đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện “Lễ hội Vì hòa bình năm 2024” vào tháng 7 tới. Ngày 30/6, Viện TCE tổ chức Tọa đàm khoa học “Hướng đến xây dựng thành phố hòa bình trên đất Quảng Trị”. Điều này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

TS. Nguyễn Ái Học: Cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi. Trước khi TCE chuẩn bị tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Hướng đến xây dựng thành phố hòa bình trên đất Quảng Trị” chúng tôi không hề biết thông tin về “Lễ hội Vì hòa bình 2024” sẽ được tổ chức tại Quảng Trị.

Công việc của chúng tôi là hoạt động từ một nung nấu đã có từ lâu của một nhóm người. Tuy nhiên, khi được biết thông tin này, chúng tôi cảm thấy có duyên gặp gỡ. Công việc của chúng tôi cùng chung một ý hướng, chung một tình yêu với mọi người. Đó là tình yêu Quảng Trị, tình yêu Việt Nam, bao trùm lên tất cả là tình yêu hòa bình. Thật ý nghĩa!

Hướng đến xây dựng thành phố hòa bình trên đất Quảng TrịTS Nguyễn Ái Học, Viện trưởng TCE.

– Ông có thể nói thêm về mục đích, nội dung cuộc tọa đàm này của TCE?

TS Nguyễn Ái Học: Có thể nói thế này: Ước mơ lớn của chúng tôi và tôi tin chắc là của nhiều người là có một thành phố hòa bình “mọc” trên đất Quảng Trị. Thế nào là thành phố hòa bình? Tại sao phải là “mọc” trên đất Quảng Trị?

Nội dung trả lời những câu hỏi này sẽ nằm trong bản tham luận của các nhà khoa học – nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu địa lí, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu chính trị, nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu tâm linh… trong hội thảo khoa học toàn quốc về xây dựng thành phố hòa bình trên đất Quảng Trị, dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. Còn mục đích của cuộc tọa đàm lần này là nhằm xin ý kiến của các học giả, các nhà khoa học, những người yêu Quảng Trị… về ý tưởng và cách thức tổ chức hội thảo khoa học của chúng tôi.

– Trong khi chờ tham luận của các nhà khoa học ở hội thảo, xin ông cho biết ý kiến cá nhân ông về một thành phố hòa bình “mọc” trên đất Quảng Trị?

TS Nguyễn Ái Học: Theo tôi, trong sự phát triển và hội nhập của Việt Nam hôm nay, một thành phố hòa bình “mọc” trên đất Quảng Trị sẽ mang lại nhiều giá trị vật chất và tinh thần. Đây là nơi hội tụ tâm linh, nơi người Việt Nam biểu thị lòng hướng vọng, đền ơn, đáp nghĩa cho đồng bào, đồng chí, đồng đội… của mình đã hy sinh. Nơi đây sẽ có không gian “hương khói” trong hòa bình, nhân ái cho tất cả linh hồn những ai đã nằm lại dưới lòng đất Quảng Trị nói riêng và dưới lòng đất Việt Nam nói chung.

Đây là một trong những địa chỉ thiêng liêng của thế giới tưởng niệm nạn nhân chiến tranh, kết nối hòa bình của nhân loại. Điểm hội tụ như vậy tạo nên một nguồn năng lượng tích cực vô cùng lớn lao, làm điểm tựa vững chắc cho sự trường tồn, phát triển và hội nhập của cộng đồng người Việt.

Tôi tin chắc rằng, nếu có một thành phố hòa bình “mọc” trên đất Quảng Trị thì người dân Quảng Trị (vốn chịu quá nhiều mất mát, thiệt thòi …) sẽ được hưởng nhiều lợi ích về kinh tế du lịch và nhiều lợi ích khác.

Hướng đến xây dựng thành phố hòa bình trên đất Quảng TrịDi tích Thành cổ Quảng Trị.

– Có vẻ như sự kiện Tọa đàm “Hướng đến xây dựng thành phố hòa bình trên đất Quảng Trị” của TCE có sự khác biệt so với sự kiện “Lễ hội vì hòa bình năm 2024” sắp diễn ra tại Quảng Trị phải không, thưa ông?

TS Nguyễn Ái Học: Có sự khác biệt cũng là điều dễ hiểu. Hoạt động của TCE nghiêng về hoạt động khoa học, nằm trên lộ trình ra đời một thành phố hòa bình trên đất Quảng Trị “bằng xương, bằng thịt”. “Lễ hội Vì hòa bình năm 2024” sắp diễn ra tại Quảng Trị là lễ hội văn hóa. Ngoài phần nghi lễ thiêng liêng, người tham gia “Lễ hội Vì hòa bình năm 2024” còn được tham gia nhiều hoạt động văn hóa…

– Thưa TS Nguyễn Ái Học, ngoài một “địa danh tâm linh” như chúng ta dễ thấy khi nhìn về lịch sử của Quảng Trị, nơi đây còn có những tiềm năng lợi ích nào khác gợi cảm hứng đưa ra ý tưởng về một thành phố hòa bình?

TS Nguyễn Ái Học: Tất nhiên là có. Quảng Trị có nhiều tiềm năng gợi nhiều cảm hứng cho chúng ta khi hình dung về một thành phố hòa bình “mọc” lên nơi đây. Tuy nhiên, trong một trao đổi ngắn như thế này chúng ta không nói hết được.

Quảng Trị có ưu thế về con người. Người Quảng Trị thông minh, giỏi chịu đựng, mạnh mẽ, kiên gan, quyết liệt. Điều đó đã được thử thách trong nhiều cuộc chiến tranh của dân tộc, thử thách nơi chiến trường ác liệt ngay trên mảnh đất quê hương họ – một định danh đã vĩnh viễn đi vào lịch sử: “Chiến trường Quảng Trị”. Vậy thì khó khăn trong lao động dựng xây “không là gì” đối với họ. Về địa lý – lịch sử – giao thông, Quảng Trị có rất nhiều thuận lợi cho việc xây dựng thành phố cũng như phát triển giá trị nhiều mặt khi thành phố hòa bình “mọc” lên.

Hướng đến xây dựng thành phố hòa bình trên đất Quảng TrịNghĩa trang Trường Sơn – nơi yên nghỉ của các Anh hùng liệt sĩ.

Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, Quảng Trị giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác Biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc – Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông Dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1, đường cao tốc Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Bắc – Nam và Quốc lộ 9 gắn với đường Xuyên Á, qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào… cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế tốt với các tỉnh trong vùng và cả nước. Quảng Trị có cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á.

Cách không xa trung tâm Quảng Trị có sân bay Phú Bài – Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km) và ngay trên đất mình, Quảng Trị đang xây dựng sân bay. Là một tỉnh nhỏ nhưng Quảng Trị có nhiều sông ngòi, với 7 hệ thống sông chính là sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Ô Lâu, sông Bến Đá, sông Xê Pôn và sông Sê Păng Hiêng. Ngoài việc khai thác thủy điện, hệ thống sông ngòi ở Quảng Trị còn thể hiện sự mỹ lệ của thiên nhiên, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, gợi nhiều cảm xúc cho một thành phố hòa bình.

Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh tự nhiên, di tích lịch sử chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch. Các địa danh thuận lợi cho khai thác nhờ ở sự phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thông chính.

Đó là các địa danh, như: đảo Cồn Cỏ – Hòn Ngọc giữa Biển Đông, sân bay Tà Cơn, giếng cổ Gio An, cầu treo Đakrông, đường mòn Hồ Chí Minh, Thành cổ Quảng Trị (gắn liền với chiến dịch mùa hè 1972), Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9, địa đạo Vịnh Mốc, cầu Hiền Lương, căn cứ Khe Sanh, căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu, hàng rào điện tử McNamara, bãi tắm Cửa Tùng, biển Mỹ Thủy, biển Cửa Việt, thánh địa La Vang…

Tiềm năng và ưu thế là vậy, nhưng nói như nhà văn lão thành Ngô Thảo trong một lần tâm sự với chúng tôi rằng “muốn một công trình quốc gia thơ mộng “mọc” lên ở hai bờ sông Hiền Lương – Vĩ tuyến 17, từ biển Cửa Tùng lên đầu nguồn sông, rất cần thêm một đầu óc lãng mạn”.

Tôi nghĩ, gia tăng “lãng mạn” cho Quảng Trị, cho thêm “hoa nở chim kêu” trên một mảnh đất đã từng chịu quá nhiều hậu quả do tiếng súng là rất cần thiết, là công việc hợp “lẽ đời”, “lẽ đạo” của tất cả mọi người chúng ta, phải không anh? “Nghiên cứu về “thành phố hòa bình trên đất Quảng Trị” còn dài, xin hẹn các bạn trao đổi thêm ở một dịp khác.

– Vâng, xin chúc ước mơ về một thành phố hòa bình trên đất Quảng Trị của TS Nguyễn Ái Học, của TCE, của những người yêu Quảng Trị, yêu hòa bình sớm thành sự thật.

Theo báo Công an nhân dân online



Nguồn: https://baoquangtri.vn/huong-den-xay-dung-thanh-pho-hoa-binh-tren-dat-quang-tri-186604.htm

Cùng chủ đề

Bộ Giao thông vận tải đồng ý tăng vốn tại dự án cao tốc Cam Lộ

Thông tin từ UBND tỉnh cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã có thông báo kết luận của Bộ trưởng về việc thống nhất tăng vốn nhà nước tại dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, xây mới cầu Đakrông và đầu tư mới 8km đường trên quốc lộ 15D tại tỉnh Quảng Trị.Cửa khẩu quốc tế La Lay nhộn nhịp phương tiện xuất nhập cảnh - Ảnh: T.TDự án cao tốc Cam Lộ - Lao...

Ban  Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến  về chủ trương đầu tư Trường Chính trị Lê Duẩn và một số dự án

Chiều nay 6/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Quảng Trị họp cho ý kiến một số nội dung KT-XH. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng chủ trì cuộc họp.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang kết luận các nội dung liên quan triển khai các dự án mới - Ảnh: T.TTại...

Chủ động ứng phó sạt lở đất và lũ quét ở miền núi

Vùng miền núi Quảng Trị có lượng mưa hằng năm khá lớn, trong khi dân cư phân bố ở hầu khắp các khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều sông suối. Vì thế, nơi đây thường xuyên phải đối mặt các nguy cơ sạt lở đất, lũ ống và lũ quét. Để ứng phó, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh đã, đang và tiếp tục chủ động xây dựng các biện pháp phòng, chống hiệu...

Phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối 2 khu tái định cư dự án cao tốc Vạn Ninh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến vừa ký quyết định phê duyệt 3 điểm đấu nối vào đường Hồ Chí Minh nhánh Đông thuộc hai khu tái định cư xã Linh Trường và xã Gio An tại các lý trình km1065+230 (T), km1066+350 (T), km1067+319 (T). Điểm đấu nối kiểu ngã ba, là nút giao thông cùng mức.Con đường từ khu tái định cư xã Linh Trường đang chờ đấu nối với đường Hồ Chí...

Triệu Nguyên được công nhận là xã An toàn khu của trung ương đặt tại Quảng Trị

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký quyết định công nhận xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị là xã An toàn khu của trung ương đặt tại tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Theo đó, xã Triệu Nguyên sẽ được thực hiện chính sách ưu đãi theo các quy định hiện hành.Xã Triệu Nguyên hiện là xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tràn về, Hà Nội chuyển mưa rét vào đầu tuần

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 19/11/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 năm 2023 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 - 2024). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng làm việc với đoàn công tác của FAO và ECHO

(Cổng TTĐT) Ngày 20/11/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng có buổi làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam và bà Valentina Auricchio, Trưởng đại diện của Ủy ban bảo vệ dân sự và Viện trợ nhân đạo Châu Âu (ECHO) tại khu vực D3 cùng các thành viên đoàn công tác. ...

Cùng chuyên mục

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn con cán bộ kháng chiến. Năm 1965, cô được sang Trung Quốc học đại học, trở thành giáo viên rồi trở về nước. Cùng với nhiều cán bộ trở về Nam chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, đầu năm 1972, cô viết đơn tình nguyện đi...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Người góp phần đưa thể thao hải lăng phát triển

25 năm làm giáo viên môn giáo dục thể chất của Trường THPT Hải Lăng cũng là ngần ấy năm anh Trần Quang Vinh (sinh năm 1975), ở Khóm 7, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, miệt mài ngày đêm đào tạo, dạy dỗ nên hàng chục thế hệ võ sinh môn Karate. Về chuyên môn, anh làm tốt công tác tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn học sinh tham gia các giải, hội...

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Truyện ngắn: Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Phát triển bóng đá phong trào không cạnh tranh trong trường học

Khoảng 2 năm trở lại đây, bóng đá phong trào trong các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển khá mạnh , thu hút số lượng lớn giáo viên và học sinh tham gia. Mô hình câu lạc bộ (CLB) bóng đá phong trào trong trường học trở thành một sân chơi thường xuyên, lành mạnh, mang đến nhiều cơ hội để rèn luyện sức khỏe, giáo dục toàn diện cho học sinh. Phong trào này...

Tin nổi bật

Tin mới nhất