Powered by Techcity

Quảng Trị, đằm sâu hai tiếng hòa bình

Hòa bình, khát vọng ấy đằm sâu trong lòng đất Quảng Trị mang nhiều dấu tích dâng hiến và đau thương không dễ dàng nói hết. Đấy chẳng phải là một thế giới khác đầy bí ẩn mà cái ta đang có trong tâm thức của hàng triệu người buộc đã đi qua hoặc may mắn chưa biết chiến tranh. Bởi, đằng sau những dấu vết quá khứ bi tráng chúng ta nhận ra rất rõ những hồi chuông phản tỉnh về bạo lực và xâm lăng, về chia cắt và chia rẻ, về đối kháng và hận thù để nung nấu thêm ý nguyện gìn giữ hòa bình như giữ gìn giá trị cao đẹp nhất của cuộc sống.

Quảng Trị, đằm sâu hai tiếng hòa bình

Lung linh dòng Thạch Hãn -Ảnh: N.K

Biển Việt dường như mênh mang hơn, dào dạt hơn khi Xa khơi của Nguyễn Tài Tuệ ra đời. Ôi mênh mông sóng xô xô thuyền ta xa bờ. Âm vang tiếng hò nhịp chèo ta mong chờ. Thuyền ra xa khơi đưa nhịp chèo nối liền. Đường đi muôn khơi mái chèo chung đôi miền…

Có người con gái quê ở làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh) hát rất hay bài này, chị là Tân Nhân. Giọng nữ cao, trong veo và da diết. Bài hát ấy như sinh ra để dành cho chị. Hát trong ngày đất nước còn chiến tranh, Bến Hải hóa thành con sông giới tuyến. Biết rằng, Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị/Tận chân trời mây núi có chia đâu như thi sĩ Tế Hanh đã thổ lộ trong thơ mà vẫn nao lòng, xa xót, âu lo. Xa khơi như một thông điệp hòa bình được cất lên từ nửa thế kỷ trước.

Nỗi “ngày Bắc đêm Nam” giờ đây chỉ còn là hồi ức của dân tộc nhưng khi nhắc tới biết bao người còn bâng khuâng. Nỗi buồn thăm thẳm và khát vọng mênh mang. Xa khơi, đâu chỉ là một bản tình ca mà đó là khúc nguyện hòa bình có sức sống lâu bền. Bắt đầu từ Quảng Trị. Tại sao tôi lại nói vậy, mặc dầu nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ bắt đầu động bút viết Xa khơi ở Hòa Bình. Bởi vì, ý tưởng viết một ca khúc mang tầm vóc biển cả bao la nhưng thẳm sâu trong ấy vẫn là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc đời từ chuyến đi thực tế của ông ở Vĩnh Linh, Quảng Trị vào năm 1958.

Sông đã lành. Vẫn thổn thức đến vậy. Tôi nhớ, mẹ mang nhịp cầu ở vĩ tuyến 17 về cho tôi từ lời ca và giai điệu lắng buồn. Như một khúc ru, một điệu hò vắt qua nắng gió miền Trung. Bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương của Hoàng Hiệp tôi nghe từ hồi chưa vào lớp 1. Hò ơ…dù cho bến cách sông ngăn. Dễ gì chặn được duyên anh với nàng. Rẽ mây cho sáng trăng vàng.

Khai sông nối bến cho nàng về anh. Lúc đó, tôi chưa hiểu được ý nghĩa của bài hát càng chưa thấm chạm nỗi đau “bến cách sông ngăn” nhưng hình như cũng đã buồn lây bởi lời ca của mẹ từ chiếc võng đay kẽo kẹt đu đưa trong ngôi nhà tranh ở bên cửa biển.

Cũng như Xa khơi, Câu hò bên bờ Hiền Lương góp vào hành trang cuộc đời tôi những giai điệu đẹp. Càng ngày tôi càng thấm thía, không thể nói khác được, khát vọng bình yên và đoàn tụ chẳng của riêng ai, chẳng của bên tham chiến nào cả. Nó là giai điệu hòa bình của dân tộc đã cất lên từ đây, mảnh đất Quảng Trị yêu thương và đau thương này.

Quảng Trị, đằm sâu hai tiếng hòa bình

Chứng tích chiến tranh (bức tường Trường Bồ Đề, thị xã Quảng Trị -Ảnh: N.K

Cỏ cũng đã mùa xuân. Như cố vá lành những nham nhở, đổ vỡ, hoang tàn, tan chảy trong một mùa hè nóng bỏng nhất. Cỏ đầm sương ướt át khi tôi đang bước đi trong đêm Thành Cổ Quảng Trị. Mùi hương ngan ngát gần xa và mờ tỏ những rì rầm đâu đó. Bao nhiêu thanh xuân đang còn nằm dưới tơ non xanh biếc. Mỗi thanh xuân là một cuộc đời đã từng vui buồn, sướng khổ, bi quan, hy vọng. Bây giờ họ đã hôm qua, là phần ta đang tưởng niệm. Đang âm thầm trôi dưới cỏ, “Những người lính lặng im tan vào đất, là cuộc đời chảy tiếp những dòng sông”.

Hai câu thơ ấy của tôi đã được nhạc sĩ Võ Thế Hùng làm chủ đề cho ca khúc nổi tiếng “Dòng sông hoa lửa” của anh. Nơi cuộc chiến từng diễn ra khốc liệt nhất sự hồi sinh vô cùng mãnh liệt. Thị xã Quảng Trị là một minh chứng về sức sống Việt Nam sau chiến tranh. Hận thù sẽ phá nát, thiêu rụi tất cả. Chỉ có hòa bình, hòa hợp mới tạo dựng được cuộc sống mới yên lành đầy thương yêu và chia sẻ. Thông điệp ấy, vang vọng từ mảnh đất này- Quảng Trị đầy sinh động và rất thuyết phục sự hồi sinh vĩ đại ấy. Cuộc sống đang diễn ra vô cùng tươi đẹp dưới đôi cánh hòa bình.

Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi biết rằng Quảng Trị, mảnh đất không rộng, người không đông, kinh tế đang ở ngưỡng trung bình của Việt Nam, khí hậu khắc nghiệt, luôn xảy ra thiên tai lại là nơi có nhiều nghĩa trang liệt sĩ hơn cả ở nước ta. Bảy mươi hai nghĩa trang liệt sĩ trong đó có hai địa chỉ được xếp hạng quốc gia là nghĩa trang Trường Sơn và Đường 9.

Chẳng ai mong, chẳng ai tự hào về điều ấy cả. Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử, mảnh đất nào cũng có phần gánh vác của nó. Quảng Trị đã từng gánh vác khốc liệt và đau thương của một cuộc chiến kéo dài hai mươi mốt năm bởi vị trí “tuyến đầu”. Cả hai phía ta và địch đều nhận thức được tầm quan trọng của mảnh đất hẹp nóng như rang bởi mùa gió phơn quái ác và sự dầm dề dai dẳng đến dễ nổi cáu của mùa mưa nơi này vì nó là chỗ tiếp giáp giữa hai chế độ.

Cuộc đối đầu kết thúc cách đây năm mươi năm, non sông thanh bình đã liền một dải nhưng Quảng Trị cũng đã trở thành bảo tàng chiến tranh chứa đủ mọi sắc thái, cung bậc, vật thể, phi vật thể trái ngược nhau. Tự hào và đau thương. Chiến tích và hậu quả. Cái hiển hiện, cái vô hình. Có cái ẩn rất sâu trong mỗi giọt hồng cầu những chiến binh hay chỉ là thường dân.

Trong nguồn nước, mạch đất cũng còn dấu tích chiến tranh. Trong cái bình thường nhất của cuộc sống lại có cái bất thường. Vì thế, không có con đường nào khác ta phải lấy yêu thương bao dung làm nền tảng cuộc sống.

Mà muốn có nó trước hết phải biết gìn giữ hòa bình, gìn giữ giá trị nhân văn cao đẹp nhất của loài người, của mỗi dân tộc. Một dân tộc, một quê hương chịu nhiều đau thương bởi chiến tranh không thể không yêu hòa bình.

Quảng Trị, đằm sâu hai tiếng hòa bình

Tổ chức lễ tưởng niệm và thả hoa trên dòng Thạch Hãn -Ảnh: N.K

Hòa bình, tôi nghe tiếng gọi ấy từ hàng nghìn nấm mộ chiến tranh, ở ngay chính nơi tôi đang sống và viết. Trong sự giao hòa cảm động của hai thế giới, một nửa là tâm linh, một nửa là đời thực ta nghe rõ dòng chung chấp chới ánh sáng hòa bình.

Từ Trường Sơn, Đường 9, Thành Cổ, Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc, địa đạo Vĩnh Quang, thànhTân Sở. nhà tù Lao Bảo, Làng Vây…Ở đâu cũng đằm sâu hai tiếng hòa bình. Hòa bình là biểu tượng xứng đáng nhất của mảnh đất Quảng Trị. Vùng đất nhiều đau thương này xứng đáng để thay mặt cho dân tộc Việt Nam nói về hòa bình một cách trung thực và thiết tha nhất.

Diễn đạt như Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng trả lời Chi hội nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị trong sách “Khát vọng hòa bình” số 1 thì: “Loài người đang sống trong một thế giới ánh sáng và bóng tối đan xen nhau. Rất nhiều hy vọng nhưng cũng lắm lo âu. Trên “hành tinh xanh” mang tên Trái đất này, dẫu con người đã bước qua thập niên thứ ba của thế kỷ 21, hàng ngày, hàng giờ chúng ta vẫn phải chứng kiến nhiều nỗi đau thương, mất mát cùng những hậu quả không tính hết trước mắt và lâu dài về kinh tế-xã hội bởi các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, lãnh thổ…Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, hơn ai hết những người yêu chuộng hòa bình thấm thía nỗi đau, hậu quả của nó, từ đó càng thêm yêu quý, trân trọng độc lập, tự do và hòa bình. Với đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng thì có thể khẳng định rằng không có khát vọng nào lớn lao hơn, tha thiết hơn khát vọng hòa bình. Bởi lẽ, Việt Nam và Quảng Trị đã từng chịu hậu quả rất nặng nề của các cuộc chiến tranh tàn khốc. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước để giành lại độc lập tự do, hòa bình cho dân tộc và thống nhất non sông đã có hàng vạn liệt sĩ, hàng vạn thương binh, bệnh binh. Càng tự hào bao nhiêu với các chiến công kỳ tích chúng ta càng xót xa bấy nhiêu với sự mất mát tổn thất không kể xiết của dân tộc. Vì thế, lòng yêu hòa bình, quyết tâm gìn giữ hòa bình luôn nung nấu trong mỗi người dân Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng”.

Vâng, đúng như thế, Quảng Trị mãi mãi đằm sâu hai tiếng hòa bình! Tôi mong muốn, ngoài lễ hội “Vì Hòa bình” được tổ chức hai năm một lần như gặp gỡ những người yêu chuộng hòa bình trong nước và trên thế giới, Quảng Trị dựng xây được một công viên Hòa Bình (có thể tại thị xã Quảng Trị hay ở Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải). Trong công viên đó có một bức tượng Hòa Bình giản dị và đẹp như khát vọng cao cả của dân tộc Việt Nam và nhân loại.

Tùy bút Nguyễn Hữu Quý

Nguồn

Cùng chủ đề

Đầu tư 7 tỉ đồng sửa chữa hạ tầng thiết yếu khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình duy tu, sửa chữa cơ sở hạ tầng thiết yếu tại khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay.Theo đó, công trình có quy mô duy tu, sửa chữa mặt đường bê tông nhựa tại các vị trí đang có hiện trạng bị hư hỏng; hoàn thiện mặt đường bê tông...

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông để hỗ trợ tỉnh Quảng Trị phát triển

Triển khai tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Quảng Trị từ ngày 15-16/10/2024 nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Trị nhanh và bền vững, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có kết luận về các đề xuất của tỉnh Quảng Trị trong việc thực hiện các dự án đầu...

Công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

Chiều nay 25/11, Tổng Cục Hải quan tổ chức lễ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hải Quan tỉnh Quảng Trị. Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Phan Văn Phụng; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hồ Đại Nam; Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ; lãnh đạo Cục Hải quan các tỉnh Bắc Trung Bộ tham dự lễ.Tại buổi lễ, đại diện...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 19 khóa XVII

Chiều nay 23/11, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Quang Tùng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 khóa XVII để bàn và thông qua Kết luận về tình hình KT-XH, QP-AN năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; các ủy viên Ban Thường...

Huyện Triệu Phong đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhì và Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Tối 15/11, huyện Triệu Phong long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Quang Tùng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào...

Cùng tác giả

Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị họp phiên thứ 45

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 29/11/2024, đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy đã chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị lần thứ 45. Tham dự phiên họp còn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến; các Ban HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan. ...

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Chính thức thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Tốc độ 350 km/h, đi qua 20 tỉnh thànhTheo đó, dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,...

Kỳ vọng các quyết sách của Quốc hội sớm đi vào cuộc sống

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Kịp thời cứu sống 3 ngư dân bị sóng đánh chìm

Vào khoảng 11h00 ngày 30/11, tổ tuần tra địa bàn Đồn Biên phòng Triệu Vân, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị phát hiện ghé đánh cá của ông Lê Hữu Chức trú tại thôn 7 xã Triệu Vân đang đánh cá ở vùng biển gần bờ Thôn 9, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong bị sóng đánh chìm (chưa chìm hoàn toàn), trên ghe lúc này có 3 ngư dân gồm: Lê Hữu Chức, chủ ghe, Lê Hữu Phức,...

Cùng chuyên mục

“Chàng trai vàng” của đội tuyển điền kinh quốc gia

Bắt đầu tập luyện chuyên nghiệp và thi đấu thành tích cao khá muộn nhưng sự tiến bộ của tuyển thủ điền kinh quốc gia Việt Nam Lương Đức Phước (sinh năm 2002) rất vượt bậc. Anh thi đấu ấn tượng từ các giải vô địch điền kinh quốc gia, tỏa sáng ở Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022, sau đó bứt phá ngoạn mục để giành Huy chương Vàng (HCV) tại SEA Games 31, Huy chương...

Quảng Trị hội tụ bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 là sự kiện lần đầu được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị. Để ngày hội diễn ra thành công và để lại ấn tượng tốt đẹp, hiện nay tỉnh đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Liên quan đến sự kiện văn hóa ý nghĩa này, phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao...

Miên man Xuân Lợi

Không, không phải vì tên tập thơ mà tôi đặt tên bài viết này như vậy. Nhưng cũng đúng là vậy, chính vì câu thơ “nghiêng phía miên man” đã như một ký hiệu cho tôi nhận ra tâm hồn và cảm xúc của tác giả tập thơ. Xuân Lợi như không viết thơ mà anh mượn câu từ cho những rung động của hồn mình chảy thành vần điệu. Mà tâm hồn Xuân Lợi lại rất dễ rung...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn con cán bộ kháng chiến. Năm 1965, cô được sang Trung Quốc học đại học, trở thành giáo viên rồi trở về nước. Cùng với nhiều cán bộ trở về Nam chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, đầu năm 1972, cô viết đơn tình nguyện đi...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Người góp phần đưa thể thao hải lăng phát triển

25 năm làm giáo viên môn giáo dục thể chất của Trường THPT Hải Lăng cũng là ngần ấy năm anh Trần Quang Vinh (sinh năm 1975), ở Khóm 7, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, miệt mài ngày đêm đào tạo, dạy dỗ nên hàng chục thế hệ võ sinh môn Karate. Về chuyên môn, anh làm tốt công tác tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn học sinh tham gia các giải, hội...

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Tin nổi bật

Tin mới nhất