Powered by Techcity

Miên man nỗi nhớ

Nhân đọc tập thơ “MIỀN NHỚ” của Nguyễn Văn Dùng

Tính từ năm 1992 đến năm 2024, nhà thơ Nguyễn Văn Dùng đã xuất bản 14 tác phẩm văn học gồm 2 tập trường ca, 11 tập thơ, 1 tập tiểu luận phê bình. Vậy là cứ chưa đầy 2 năm, anh đã xuất bản một đầu sách khá đầy đặn đến hàng trăm trang. Đó là chưa kể thơ in chung với các tác giả khác, thơ đăng Báo Văn nghệ, Báo Tiền phong, Tạp chí Thơ, Tạp chí Cửa Việt, Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Nhật Lệ và Báo Quảng Trị, Báo Hà Tĩnh, Báo Bình Định…cho thấy sức sáng tạo của anh thật đáng nễ. Với vai trò Chủ tịch Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị biết bao công việc bộn bề nhưng không biết thời gian nào anh dành cho “nàng thơ”?

Miên man nỗi nhớ

Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng tặng sách tác giả bài viết -Ảnh: T.N

Tập thơ thứ 13 của Nguyễn Văn Dùng mang tựa đề “Miền nhớ” do Nxb Thuận Hóa ấn hành tháng 6/2023 dày 254 trang gồm 120 bài thơ. Thơ đề cập đến nhiều chủ đề: về tình yêu, về biển, về sông, về bốn mùa, về mưa, về gió, về trăng, về chợ quê, về quê hương, về những cảm nhận cái cụ thể và cái trừu tượng; cái nhìn thấy được và cái không nhìn thấy được. Thơ anh ẩn chứa nỗi buồn đằm thắm, giăng mắc sự khắc khoải khôn nguôi, man mác niềm suy tư sâu lắng nhưng tựu trung là nỗi nhớ niềm thương những nơi mà nhà thơ đã, đang sống và từng đặt chân đến.

Hành trang của mỗi người nói chung và nhà thơ Nguyễn Văn Dùng nói riêng nặng đầy theo năm tháng. Từ khi còn nhỏ sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ đến lúc trưởng thành đã gặp gỡ không biết bao nhiêu người, đôi chân bước qua không biết bao nhiêu vùng miền khác nhau để khi tuổi xế chiều lòng bâng khuâng nhớ lại, cảm xúc trào dâng bao kỷ niệm như còn tươi rói, ta có thể gọi những nơi đó là miền nhung nhớ.

Sinh ra và lớn lên ở xã Vĩnh Giang cách rất gần bãi biển Cửa Tùng. Mỗi khi nhà thơ Nguyễn Văn Dùng có dịp về thăm quê, được ngụp lặn thỏa thích dưới chiều tím hoàng hôn, nuối tiếc những giọt nắng lưu luyến rơi cuối ngày, anh thấy yêu quê nhà quá đỗi. Ở phố thị Đông Hà, nhà thơ thổn thức nhắn gởi: “Có ai về với Cửa Tùng không?/Xin gửi lại niềm thương nỗi nhớ/ Khi chia xa lòng còn mắc nợ/ Với trời xanh biển biếc sóng lừng” (Chiều tím Cửa Tùng). Quy Nhơn là một thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định, trong một lần “ngọn gió lành” đưa nhà thơ đến biển Quy Nhơn, anh choáng ngợp trước bời bời cát trắng, thấy mình thật nhỏ bé trước mặt biển mênh mông. Khi chia tay nhà thơ tương tư gói “vầng trăng lẻ” giấu kín dưới đáy vali và cứ để cho lòng thổn thức: “Quy Nhơn ơi, ngày mai ra đi/Tôi khát vọng điều không thể có/…Em với Quy Nhơn ấm áp ân tình/Đến rồi đi biết bao giờ gặp lại” (Em với Quy Nhơn). Nhà thơ có tâm hồn lãng mạn, điều ấy hẳn nhiên rồi. Nhân một chuyến tác giả ra thăm Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Anh mải mê tìm lại những năm tháng sinh viên mơ mộng đánh rơi trên ghế giảng đường, cuối thu tiết trời vẫn se se lạnh, phố cũ rêu phong thuở nào nay thay áo mới. Dù “tuổi không còn trẻ” nhưng anh vẫn ngây người trước vẻ đẹp kiêu sa của cô gái Hà thành đếm bước bên Hồ Gươm, nhà thơ thảng thốt: “Em đẹp quá, tôi không bước nổi/Có điều chi rạo rực con tim!”. Và khi qua cơn choáng ngợp, bóng hồng ma mị đó níu kéo anh ở lại Thủ đô lâu hơn thời gian dự định: “Em đẹp quá, tôi ngập ngừng bước/ Hà Nội luyến lưu chưa muốn tiễn tôi về” (Một thoáng thu Hà Nội). Còn ở Hồ Tây, nhà thơ bị hút hồn trước vẻ đẹp nhí nhảnh, vui tươi của cô thiếu nữ tuổi mới độ trăng tròn: “Rung rinh bím tóc đuôi gà/Gót son nhún nhảy thướt tha dáng hình”. Chỉ mới có vậy mà nhà thơ: “Để con tim hát hàng giờ không thôi”. Một thoáng vu vơ vô tình, nhà thơ thổn thức “Tây Hồ một thoáng bâng khuâng/ Giã từ buổi ấy lâng lâng nỗi niềm” (Nỗi niềm Tây Hồ).

Miên man nỗi nhớ

Thương gần nhớ xa, những mảnh đất anh từng đặt chân đến đều được ghi dấu ấn bằng thơ. Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình trong một thời gian dài phải gồng mình chống chọi với đại dịch COVID 19, cả nước đều hướng về, trong đó có Quảng Trị.

Mọi người nóng lòng cầu mong cho “hòn ngọc Viễn Đông” sớm trở lại bình thường, nhà thơ cũng không ngoại lệ: “Sài Gòn và anh xa xôi rứa/Răng mà anh hay mơ thấy Sài Gòn/Đêm ngủ muộn nửa khuya ú ớ/Anh gọi Sài Gòn gối đầm lệ rơi/Thương nhớ em gồng mình mùa COVID/Vất vả trăm bề đâu chỉ mình anh biết/Duyên cớ chi anh hay mơ thấy Sài Gòn” (Răng mà anh hay mơ thấy Sài Gòn). Huế từng là kinh đô dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn, mang vẻ đẹp trầm tư lãng mạn, tạo ra một bản sắc riêng rất Huế.

Những cơn mưa dầm dề, câu hò mái nhì mái đẩy cũng là “đặc sản” khó quên của du khách và những người con Huế xa xứ. Những địa danh nức tiếng: Thành nội Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền, cửa Ngọ Môn… được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Nhà thơ vào Huế trong một chiều mưa giăng kín núi Ngự Bình, ngàn thông trầm mặc suy tư, cầu Trường Tiền vẫn tấp nập người qua lại, mảnh đất của thi ca ngân nga trong gió: “Huế ơi, bao nỗi ước mong/ Cấm thành nay đã đợi trông từng giờ/ Anh qua Bến Ngự tình cờ/ Hình như ai cất tiếng thơ dặt dìu” (Với Huế).

Giọng thơ Nguyễn Văn Dùng không lên gân, không triết lý sâu xa, không đánh đố người đọc. Thơ anh hiền lành, mộc mạc như hạt lúa củ khoai quê nhà. Không ít nhà thơ viết về những vùng đất trên thế giới xa xôi rộng lớn, để chứng tỏ mình thuộc công dân toàn cầu.

Còn nhà thơ Nguyễn Văn Dùng phần lớn khai thác tứ thơ chỉ trong phạm vi tỉnh Quảng Trị nhưng đọc thấy gần gũi và ấm áp lạ thường. Mỗi lần về thăm sông Bến Hải quê hương, một bên huyện Gio Linh, một bên huyện Vĩnh Linh anh thấy nhói đau khi nhớ về một thời chia cắt NamBắc. Ở nơi đó anh gửi lại một mối tình dang dỡ: “Mắt em đen, môi em hồng/ Để cho ta hơn một lần bối rối/Thức trắng đêm với hương đồng gió nội/ Lòng nghe trăn trở một niềm riêng/Có ai hay trăng phía biển lưỡi liềm/Trăng khuyết hay tình anh hao khuyết? (Gặp lại sông Bến Hải).

Nhà thơ đứng trên cầu Châu Thị bắc qua sông Sa Lung, huyện Vĩnh Linh trong một buổi chiều muộn. Gió dưới sông thổi lên mát rượi. Bèo hoa dâu trôi dập dềnh theo sóng nước. Xóm ven sông khói bếp lan nhẹ phía sau bụi tre ngà. Tiếng chào thân thương của những người quen nhau xuôi ngược trên cầu.

Trong không gian ngưng đọng đó, nghe văng vẳng tiếng mẹ ru con làm anh chạnh lòng: “Mấy mùa trăng khuyết lại tròn/Biết người xa ngái có còn vấn vương/Ta như đứa trẻ lạc đường/Ngẩn ngơ câu hát mà thương cuộc tình/Một trời nắng gió Vĩnh Linh/Qua cầu Châu Thị một mình đợi ai? (Qua cầu Châu Thị).

Sông Hiếu chảy qua huyện Cam Lộ và thành phố Đông Hà rồi đổ về biển Cửa Việt được nhiều nhà thơ ngợi ca, trong đó có nhà thơ Nguyễn Văn Dùng. Với cái nhìn đầy hình tượng của thơ, dòng sông dệt đầy hoa nắng, buổi chiều như thực như mơ hết sức quyến rũ, gió thổi ngân lên nốt nhạc làm cho nhà thơ thêm mơ màng: “Bởi tên em rực rỡ chiều vàng/ Phố thì xưa mà em thì luôn mới/ Trời Hiếu Giang mây giăng bối rối/ Bởi Hiếu Giang, anh ở lại với chiều” (Chiều Hiếu Giang). “Khi ta ở chính là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” (Chế Lan Viên), câu thơ mang đậm tính triết lý nhân sinh.

Ta đến sống ở miền đất mới nhớ về miền đất cũ đã trở thành một phần tâm hồn, máu thịt với biết bao kỷ niệm buồn vui. Nhưng nhà thơ Nguyễn Văn Dùng sống ở thành phố Đông Hà lại nhớ thương thành phố Đông Hà bởi vì anh yêu Đông Hà quá đỗi. Yêu trăng lạnh, yêu nắng gió, yêu sự lầm lỗi đau như xát muối, sự dại khờ vô tư một thời nông nổi.

Anh ví Đông Hà như bài thơ “vần bằng lẫn vần trắc”, như bài hát “lời vui lẫn lời buồn”, lòng anh “ngổn ngang bao điều” với thành phố trẻ phía Nam cầu Hiền Lương lịch sử: “Yêu đã quá say rồi/Chẳng thể nào xa cách/Muốn một giây sống thật/Với Đông Hà đêm nay” (Cảm tác Đông Hà).

Còn rất nhiều bài thơ hấp dẫn: Thị xã và tôi, Đêm ở biển, Chiều cuối năm, Người dưng, Khi nhà thơ yêu, Đợi tàu, Sao chẳng lấy chồng, Chợ quê, Anh còn nợ em, Phố vắng em rồi, Thơ tình chưa gửi…Động lực để nhà thơ Nguyễn Văn Dùng sáng tác thơ, vì “Tính Từ Yêu” thôi thúc anh viết: “Anh qua bên dốc cuộc đời/ Yêu em nồng đượm hơn thời trẻ trai” (Đầy vơi nỗi niềm).

Đọc tập thơ: “Miền nhớ” ta thêm yêu cuộc đời, yêu quê nhà, yêu bao kỷ niệm vui buồn, yêu những gương mặt thân quen, yêu những vùng miền mà ta từng đặt chân đến dù tất cả chỉ còn trong hoài niệm.

Nguyễn Xuân Sang

Nguồn

Cùng chủ đề

Tặng thêm sách cho Phòng đọc “Khát vọng hòa bình”

Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2024), sáng nay 4/9, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ đã trao sách của nhiều nhà văn, nhà thơ trong nước tặng Phòng đọc “Khát vọng hòa bình” của Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị.Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ trao...

Khánh thành, gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh

Sáng nay 25/8, huyện Vĩnh Linh tổ chức lễ khánh thành, gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh 25/8 (1954 - 2024) với tổng kinh phí đầu tư 13 tỉ đồng. Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng tham dự lễ.Các công trình như: Nhà hoạt động giáo dục đa năng tại Trường THCS Nguyễn Trãi, thị trấn Hồ Xá có nguồn vốn xây dựng...

Bước tiến mới của bộ môn bóng bàn học đường Quảng Trị

Những năm gần đây, bộ môn bóng bàn ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị có sự phát triển khá mạnh từ hệ phong trào cho tới thành tích cao. Sự tham gia tập luyện và thi đấu của học sinh ngày càng tăng; nhiều câu lạc bộ (CLB) bóng bàn được thành lập; các giải bóng bàn các cấp tổ chức thành công... tạo đà cho bộ môn thể thao này có những bước tiến mới....

“Một kỷ niệm thơ theo tôi gần nửa thế kỷ”

Nhà giáo Lê Mậu Đạt nói rằng, chẳng hiểu vì sao mà anh thuộc bài thơ nhanh đến vậy. Tác giả chỉ đọc duy nhất một lần trong buổi gặp mặt đầu xuân 1985 do Huyện ủy Bến Hải tổ chức mà bài thơ in sâu trong trí nhớ của anh, chỉ 1 lần và 40 năm, dù anh chưa quen và chưa một lần tiếp xúc riêng tác giả bài thơ đó...Có một comment trên facebook của bạn...

Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị ra mắt tập sách ”Khát vọng hòa bình”

Hôm nay 25/6, Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ ra mắt tập sách "Khát vọng hòa bình”, tập 1. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang đến dự.Giới thiệu về tập sách thơ văn, lý luận phê bình “Khát vọng hòa bình” tập 1, Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị Nguyễn Hữu Quý khẳng định, không có nơi nào xứng...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:50px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:40px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, TPHCM và Nam bộ sắp mưa to

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:50px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:40px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:50px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:40px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Huyện Đakrông đã thành lập được 51 tổ hợp tác quản lý các công trình thủy lợi

Theo báo cáo của UBND huyện Đakrông ngày 18/9, trên cơ sở hướng dẫn của liên Sở Tài chính - Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị về việc thực hiện hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từ năm 2023 đến nay, toàn huyện Đakrông đã thành lập được 51 tổ hợp tác dùng nước. Mỗi công trình thủy lợi được thành lập 1 tổ hợp...

Yêu cầu huyện Hướng Hóa chủ động các phương án ứng phó mưa lũ, sạt lở đất

Chiều nay 19/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến cùng các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra công tác phòng chống bão số 4 và mưa lũ tại địa bàn huyện Hướng Hóa.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến kiểm tra điểm sạt lở trên tuyến đường liên xã vào Hướng Linh, huyện Hướng Hóa - Ảnh: Lê TrườngTheo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu...

Cùng chuyên mục

Rộn ràng cho một mùa trăng

Những ngày này, không khí đón tết Trung thu tại các tuyến phố và khu dân cư đã rộn ràng, tưng bừng từ thành thị đến nông thôn. Thị trường các loại đèn lồng, bánh kẹo, đồ chơi với đa dạng mẫu mã, chủng loại cùng nhiều đoàn lân sư rồng đã hoàn thiện chương trình tập luyện, sẵn sàng phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. Tất cả hứa hẹn một mùa trăng vui...

Lương Viết Hải, chàng tiền vệ tài hoa của bóng đá phủi

5 năm trở lại đây, trong nhiều giải bóng đá phủi, phong trào, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, cầu thủ Lương Viết Hải (sinh năm 1995), ở thôn Nam Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, đã để lại ấn tượng cho nhiều người hâm mộ môn thể thao vua với lối đá đầy nhiệt huyết, chính xác và tốc độ. Trưởng thành từ các giải đấu của tỉnh nhà, Viết Hải tiếp tục khẳng định...

Khai mạc Giải vô địch môn Bóng đá 7 người tỉnh Quảng Trị năm 2024

Chiều nay 11/9, tại sân bóng đá nhân tạo Khe Mây, TP. Đông Hà, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Giải vô địch môn Bóng đá 7 người tỉnh Quảng Trị năm 2024.Ban tổ chức tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đội bóng và trọng tài - Ảnh: H.NGiải diễn ra từ ngày 11 - 16/9, quy tụ hơn 100 cầu thủ đến từ 7 đội bóng thuộc...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị dùng ly cà phê để đến gần doanh nghiệp hơn

Tỉnh Quảng Trị vừa triển khai mô hình “cà phê doanh nhân”. Theo đó, lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp sẽ uống cà phê cùng nhau mỗi tuần để gặp gỡ, kết nối và "gần" nhau hơn. Ly cà phê được kỳ vọng sẽ làm cầu nối cho lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và doanh nghiệp - Ảnh: QUỐC NAM Ngày 8-9, ông Nguyễn Đức Tân - giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh...

Ứng dụng công nghệ hiện đại để xây dựng hồ sơ di sản văn hóa

Nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ quét laser 3D và công nghệ GIS trong thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh tại Quảng Trị” do ông Phan Tuấn Anh, cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công ty TNHH ANTHI Việt Nam (Hà Nội), triển khai thực hiện trong thời gian qua. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu...

Tự nguyện

Tôi định tìm một đầu đề khác đặt cho bài viết về ca khúc Tự nguyện của cố nhạc sĩ Trương Quốc Khánh. Nhưng, sau những đắn đo và trước mấy cái tít đã viết lên giấy, cuối cùng tôi chọn tên ca khúc đặt cho bài viết của mình. Và, tôi nghĩ, có lẽ không có cái tên nào hợp với bài viết của mình hơn Tự nguyện.Tự nguyện là tiếng ca lý tưởng trong sáng, đẹp đẽ...

Khát khao cống hiến cho bóng chuyền đỉnh cao

Nhiều năm qua, cầu thủ Bùi Công Tuấn Anh (sinh năm 1993), ở khu phố Phú Thị Đông, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, đã để lại ấn tượng cho những người hâm mộ môn bóng chuyền trong cả nước với chiều cao 1,93 m cùng lối đánh tự tin và quyết liệt, linh hoạt ở các vị trí đối chuyền, chủ công. Anh từng khoác áo nhiều đội bóng chuyền hàng đầu Việt Nam và mang về...

Tặng thêm sách cho Phòng đọc “Khát vọng hòa bình”

Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2024), sáng nay 4/9, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ đã trao sách của nhiều nhà văn, nhà thơ trong nước tặng Phòng đọc “Khát vọng hòa bình” của Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị.Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ trao...

Áo trắng chinh phục đường đua xanh

Sinh năm 2008, Nguyễn Cửu Trung Kiên, học sinh lớp 11 Anh 1, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn sở hữu số huy chương tại các giải bơi gấp hơn ba lần tuổi đời của mình. Thành quả ấy kết tinh từ quyết tâm, niềm đam mê và sự nỗ lực không ngừng của cậu.Đam mê dẫn lối Không nhiều người bất ngờ khi Trung Kiên trở về từ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X với...

Giải Cầu lông các nhóm tuổi tỉnh Quảng Trị mở rộng năm 2024

Sáng nay 30/8, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị tổ chức khai mạc Giải Cầu lông các nhóm tuổi tỉnh Quảng Trị mở rộng năm 2024.Ban tổ chức tặng hoa, cờ lưu niệm cho các đoàn và trọng tài - Ảnh: M.ĐTham gia giải có hơn 350 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 20 câu lạc bộ (CLB) cầu lông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất