Powered by Techcity

Thảo luận việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển KTXH

Sáng nay 25/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trưởng về Bao cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển KTXH và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng Quốc gia đến hết năm 2023”.

Tham gia phần thảo luận, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho rằng chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với Covid là chưa từng có tiền lệ và nằm ngoài các nghiên cứu kinh tế.

Công thức chung chính sách vĩ mô là khi kinh tế suy giảm thì nới lỏng tài khoá, tiền tệ, mà khi lạm phát lên cao thì thắt chặt. Khi Covid ập đến, hoạt động kinh tế suy giảm, thất nghiệp tăng, đa số các nước cũng áp dụng đúng công thức trên, tức là nới lỏng chính sách tài khoá, tiền tệ.

Thảo luận việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển KTXH

Đại biểu Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trức UBND tỉnh Quảng Trị: Ảnh – NL

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế do Covid khác với khủng hoảng kinh tế thông thường, khủng hoảng thông thường đến là do một thời gian trước đó người ta kỳ vọng quá cao, nên đã đầu tư quá nhiều. Đến khi các khoản đầu tư không đạt được như kỳ vọng thì dừng đầu tư.

Sự suy giảm đầu tư này kéo theo thất nghiệp và giảm thu nhập của các hộ gia đình. Do thu nhập giảm nên sau đó là giảm tiêu dùng.Như vậy, đầu tư giảm, thu nhập giảm dẫn đến tiêu dùng giảm và tiếp tục cái vòng luẩn quẩn đó.

Khủng hoảng do Covid thì xuất phát từ lo ngại dịch bệnh, lockdown, dẫn đến suy giảm tiêu dùng. Tiêu dùng giảm khiến doanh thu của các doanh nghiệp giảm, khiến họ không đầu tư nữa, vì thế người dân mất việc làm và giảm thu nhập. Vòng luẩn quẩn thì giống nhau, nhưng điểm xuất phát thì khác nhau. Khủng hoảng covid xuất phát từ tiêu dùng, chứ không xuất phát từ đầu tư.

Sự khác biệt này dẫn đến việc một số nước đưa ra chính sách tài khoá tiền tệ bị sai lệch như: hạ lãi suất, tăng trợ cấp, giảm thuế trong giai đoạn Covid nhằm kích thích chi tiêu nhưng do dịch Covid nên người dân không tiêu tiền được, số tiền nhàn rỗi này rơi vào các kênh chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, trái phiếu… Kết quả là nền kinh tế hình thành bong bóng tài sản.

Việt Nam cũng không ngoại lệ khi giai đoạn các năm 2020 – 2022, VNIndex tăng kỷ lục, tiền vào ngân hàng cũng cao kỷ lục, tăng trưởng nóng của bảo hiểm (20% mỗi năm), bất động sản sốt, trái phiếu doanh nghiệp cũng có bong bóng.Thu ngân sách nhà nước các năm này rất ổn, không phải do kinh tế tăng trưởng tốt mà chủ yếu là thuế từ các khoản chuyển nhượng chứng khoán, bất động sản.

Đối với việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43 vào đầu năm 2022 và dự kiến thực hiện trong năm 2022-2023 với mục tiêu phục hồi kinh tế sau Covid, đại biểu nhận xét: nếu chỉ có Covid, các gói chính sách này là không cần thiết, do năm 2022 nền kinh tế thời điểm đó thừa vốn, lãi suất rất thấp, các gói hỗ trợ cũng không có tác dụng kích thích tăng trưởng, nhưng ngoài Covid thì kinh tế giai đoạn 2022 và 2023 có những vấn đề khác (chiến tranh, kinh tế toàn cầu biến động, vỡ bong bóng tài sản), nên cuối cùng gói hỗ trợ này lại phần nào phát huy hiệu quả.

Thêm nữa, chính việc chậm triển khai Nghị quyết 43 khiến nó mang lại hiệu quả. Vì nếu triển khai mạnh vào đầu 2022 khi mới ban hành thì Nghị quyết43 sẽ bơm thêm vào bong bóng tài sản lúc đó đang phình to. Theo đại biểu, do việc triển khai Nghị quyết 43 chậm, vào lúc bong bóng đã qua đỉnh và bắt đầu quá trình hạ cánh, nên Nghị quyết này có tác dụng giúp Việt Nam hạ cánh mềm, thay vì hạ cánh cứng như nhiều nước khác.

Đồng thời, sự thất bại của gói hạ lãi suất 2% (chỉ giải ngân được 3,05%) cũng là một may mắn. Nếu gói này hoạt động tốt, thì chắc chắn việc đối phó với lạm phát trong năm 2022 của Việt Nam khó khăn hơn nhiều (như giai đoạn gói kích cầu 2009 đã gây lạm phát của năm 2011).

Vì những yếu tố có phần may hơn khôn đó, Việt Nam đã không lâm vào lạm phát cao như nhiều nước phát triển như Mỹ và EU. Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng khá. Dù thấp hơn chỉ tiêu của Quốc hội nhưng vẫn được coi là ổn và Nghị quyết 43 đưa ra các giải pháp hợp lý vào thời điểm đó.Sau này Chính phủ có nhiều giải pháp điều hành khác mang lại hiệu quảtốt như giảm thuế xăng dầu khi giá xăng dầu thế giới tăng là giải pháp tốt.

Về một số bài học rút ra sau khi thực hiện Nghị quyết số 43, ý kiến đại biểu nêu bật:

Các chính sách nên ưu tiên tính khả thi, gói giảm lãi suất 2% không thực hiện được do không khả thi, trong khi các gói giảm VAT phát huy hiệu quả cao do biện pháp này dựa trên các thủ tục thuế có sẵn. Bản thân gói giảm VAT cũng gặp vấn đề khi phân loại hàng nào giảm 8%, hàng nào giảm 10%, lẽ ra gói VAT nên giảm đồng loạt xuống 8% thì sẽ tốt hơn.

Điều hành của Chính phủ khá linh hoạt, đã chủ động đưa ra thêm các giải pháp khác để ứng phó với tình hình. Giảm thuế xăng dầulà giải pháp vô cùng thiết thực khi giá nhiên liệu toàn cầu tăng, lại giúp cho quá trình phục hồi kinh tế diễn ra thuận lợi hơn.

Gia hạn nộp thuế đến cuối năm, giải pháp này cũng rất thiết thực, vì doanh nghiệp như được vay một khoản ngắn hạn lãi suất 0%. Có tác dụng rất lớn đối với các doanh nghiệp khi lãi suất tăng cao và thủ tục vay ngân hàng khó khăn.

Về chính sách tài khoáở mảng miễn, giảm, giãn thuế đã phát huy hiệu quả cao do dễ thực hiện.Chính sách ở mảng chi tiền từ ngân sách ra như đầu tư công, hỗ trợ lãi suất tác dụng kém hơn. Việt Nam gặp nút thắt về pháp luật và siết kỷ cương bộ máy nên đầu tư công không phát huy được hết tác dụng.

Về chính sách tiền tệ, tại thời điểm này nhìn lại, có nhiều điểm đã làm được và một số điểm còn tồn tại. Song vào thời điểm đó, việc điều hành có thể tạm coi là thành công. Về lâu dài,cần tiến tới sử dụng các công cụ lãi suất để điều hành tín dụng hơn là công cụ về hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) và đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có tổng kết đánh giá chính sách room tín dụng và tiến tới luật hóa đối với vấn đề này.

Về tập trung vào tính khả thi và chọn thời điểm. Chính sách kinh tế vĩ mô có đặc điểm quan trọng là phải chọn đúng thời điểm. Một chính sách đúng vào tháng 1 nhưng chưa chắc đã đúng vào tháng 3, khi diễn biến lạm phát, tăng trưởng đã khác.Do đó, nếu trong tương lai, chúng ta lại có các chương trình, gói hỗ trợ kinh tế vĩ mô thì phải cân nhắc rất kỹ về yếu tố thời điểm đưa chính sách vào cuộc sống như Nghị quyết 43 lại cho thời hạn thực hiện 2 năm, trong thời gian đó thì rất nhiều thứ đã khác. Khủng hoảng kinh tế do Covid rất khác với khủng hoảng khác. Nếu gặp tình huống cần chính sách hỗ trợ, thứ đầu tiên cần nghĩ đến là giảm thuế.Thậm chí có thể cân nhắc việc giảm thuế mức lớn và cực kỳ tập trung vào một ngành rất cụ thể.Ví dụ vào thời điểm mới bắt đầu hết giãn cách, khôi phục các đường bay nên tính đến việc giảm VAT hàng không về 0% hoặc giảm các loại phí, lệ phí sân bay. Điều này có thể giúp ngành hàng không phục hồi nhanh hơn.

Qua quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 43, đại biểu chỉ ra một số hạn chế như: việc giảm thuế xăng dầu, chính sách giảm thuế VAT 2% đáng lý ra có thể được điều chỉnh để giảm cho tất cả mặt hàng từ 10% xuống 8% thì lại quá cứng nhắc phụ thuộc vào Nghị quyết 43; Chính sách giãn nộp thuế đến cuối năm, có nhiều ý kiến đề nghị giãn thêm vài tháng sang năm sau, vì đây là thời điểm giáp hạt đối với doanh nghiệp. Song vấn đề này lại thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Chính phủ ngại điều chỉnh dự toán ngân sách nên đã không trình./.

Nguyễn Thị Lý

Nguồn

Cùng chủ đề

Nâng cấp hệ thống thủy lợi để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thuận thiên, ứng dụng đồng bộ khoa học và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng là hướng đi mà ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai tích cực. Để quá trình này diễn ra đúng hướng, hiệu quả, cần quan tâm đầu tư đúng mức đối với hệ thống thủy...

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tham gia thảo luận về các dự án luật

Sáng nay 23/11, Quốc hội thảo luận luận tại tổ về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số và dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Phó trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng tham gia thảo luận.ĐBQH Hoàng Đức Thắng phát biểu tại phiên thảo luận sáng 23/11 - Ảnh: NLĐối với dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, đại biểu Hoàng Đức Thắng...

Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp (CCN) nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn. Việc thành lập các CCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc làm tại chỗ; đồng thời khắc phục tình trạng sản...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Phát huy hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

HÀ SỸ ĐỒNG, UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng TrịPhát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là một nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đại hội XIII của Đảng xác định:“Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng...

Cùng tác giả

Quốc hội bầu Tổng Thư ký Quốc hội và phê chuẩn bổ nhiệm 2 Bộ trưởng, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Trong chương trình làm việc chiều 28/11, Quốc hội dành thời gian họp riêng, xem xét quyết định công tác nhân sự.Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội khóa XV; tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng...

Hơn 126 tỉ đồng cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương, TP. Đông Hà

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị - Tiểu dự án tỉnh Quảng Trị, vốn vay ADB” để cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương TP. Đông Hà (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư 126,5 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ADB và vốn...

Tỉnh lộ 585C tiếp tục bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng

Từ sau khi cao tốc Cam Lộ - La Sơn được đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện trọng tải nặng đi qua tuyến Tỉnh lộ 585C (ĐT.585C) tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến khiến kết cấu hạ tầng trên tuyến xuống cấp nhanh chóng, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng. Mặc dù được sửa chữa tạm thời nhiều lần nhưng hiện trạng mặt đường trên tuyến ngày càng bị hư hỏng, tiềm...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa

Trong 2 ngày 27, 28/11, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa (đợt 2) năm 2024.Cuộc diễn tập trải qua 3 giai đoạn, gồm: Chuyển lực lượng vũ trang vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chuyển địa phương vào các trạng thái quốc phòng; tổ chức chuẩn bị tác chiến phòng thủ và thực hành tác...

Thống nhất đề xuất HĐND tỉnh ban hành giá dịch vụ y tế mới

Sáng nay 28/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Y tế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực y tế và các dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh, chủ trương thành lập Bệnh viện Đa khoa...

Cùng chuyên mục

Quốc hội bầu Tổng Thư ký Quốc hội và phê chuẩn bổ nhiệm 2 Bộ trưởng, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Trong chương trình làm việc chiều 28/11, Quốc hội dành thời gian họp riêng, xem xét quyết định công tác nhân sự.Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội khóa XV; tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng...

Tỉnh lộ 585C tiếp tục bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng

Từ sau khi cao tốc Cam Lộ - La Sơn được đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện trọng tải nặng đi qua tuyến Tỉnh lộ 585C (ĐT.585C) tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến khiến kết cấu hạ tầng trên tuyến xuống cấp nhanh chóng, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng. Mặc dù được sửa chữa tạm thời nhiều lần nhưng hiện trạng mặt đường trên tuyến ngày càng bị hư hỏng, tiềm...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa

Trong 2 ngày 27, 28/11, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa (đợt 2) năm 2024.Cuộc diễn tập trải qua 3 giai đoạn, gồm: Chuyển lực lượng vũ trang vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chuyển địa phương vào các trạng thái quốc phòng; tổ chức chuẩn bị tác chiến phòng thủ và thực hành tác...

Thống nhất đề xuất HĐND tỉnh ban hành giá dịch vụ y tế mới

Sáng nay 28/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Y tế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực y tế và các dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh, chủ trương thành lập Bệnh viện Đa khoa...

Quỹ Thiện Tâm – Báo Quảng Trị: Trao 130 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó Trường THPT Chu Văn An

Sáng nay 28/11, tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, từ nguồn tài trợ của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), Báo Quảng Trị tổ chức trao 130 suất học bổng cho các em học sinh Trường THPT Chu Văn An có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên học tập tốt.Lãnh đạo Báo Quảng Trị và UBND huyện Triệu Phong trao học bổng cho học sinh Trường THPT Chu Văn An - Ảnh: Lê TrườngTrường THPT...

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh làm việc với Sở Y tế

Sáng nay 28/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Y tế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực y tế và các dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh, chủ trương thành lập Bệnh viện Đa khoa...

Báo Quảng Trị – Quỹ Thiện Tâm: Trao 130 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó Trường THPT Chu Văn An

Sáng nay 28/11, tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, từ nguồn tài trợ của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), Báo Quảng Trị tổ chức trao 130 suất học bổng cho các em học sinh Trường THPT Chu Văn An có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên học tập tốt.Lãnh đạo Báo Quảng Trị và UBND huyện Triệu Phong trao học bổng cho học sinh Trường THPT Chu Văn An - Ảnh: Lê TrườngTrường THPT...

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng tham gia thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều nay 27/11, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).Đại biểu Quốc hội, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng phát biểu tại Quốc hội chiều ngày 27/11 - Ảnh: CNTham gia thảo luận, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ...

Đoạn kè tạm thời chống sạt lở bờ sông Hiếu tiếp tục bị rạn nứt

Chiều nay 27/11, thông tin từ UBND xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị cho biết, đoạn kè gia cố tạm thời nhằm chống sạt lở bờ sông Hiếu qua thôn Mộc Đức và Trương Xá tiếp tục xuất hiện vết nứt tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.Dù được gia cố tạm thời bằng rọ đá nhưng đoạn kè chống sạt lở bờ sông Hiếu qua thôn Mộc Đức và Trương Xá, xã Cam Hiếu...

Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy lần thứ 16, nhiệm kỳ 2020

Chiều nay 27/11, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam chủ trì hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy lần thứ 16, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam Nam thông tin chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Quảng Trị - Ảnh: K.SHội nghị nghe Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam thông tin về chuyến thăm và làm việc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất