Powered by Techcity

Lễ hội Ariêu Piing

Sau hơn 10 năm mới được tổ chức, lễ hội Ariêu Piing của người dân tộc thiểu số Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông, thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia. Nhiều du khách gần xa cũng đến trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của người Pa Kô giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.

Lễ hội Ariêu Piing

Lễ hội Ariêu Piing thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia và nhiều du khách gần xa đến trải nghiệm – Ảnh: L.T

Có mặt từ sớm cùng bạn để trải nghiệm lễ hội Ariêu Piing, chị Nguyễn Kim Oanh, ở thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông, không giấu được sự hào hứng: “Lâu lắm rồi người dân nơi đây mới tổ chức lễ hội Ariêu Piing.

Vì thế chúng tôi rất muốn được tham gia để hòa vào bầu không khí náo nức của lễ hội. Thông qua lễ hội này, người dân tộc Pa Kô bày tỏ sự thành kính của mình đối với người đã khuất. Tôi thấy đây là việc làm ý nghĩa, cũng như lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số”.

Lễ hội Ariêu Piing thường diễn ra trong 3 ngày. “Ngày đầu tiên, bà con dân bản tụ họp, cùng nhau làm một căn nhà ở trung tâm nơi tổ chức lễ hội để khách quý đến tham dự ở lại và căn Ân Trạp là nơi để tro cốt của người đã khuất. 2 căn nhà dù chỉ dựng chủ yếu bằng vật liệu sẵn có ở địa phương nhưng đàn ông trong bản ai cũng chăm chút từng công đoạn để lễ hội diễn ra trang nghiêm, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Pa Kô”, già làng Hồ Văn Đô, bản La Hót, xã A Bung, cho hay.

Lễ hội Ariêu Piing

Người Pa Kô bày tỏ sự tôn kính với những người đã khuất trong lễ hội Ariêu Piing – Ảnh: L.T

Điểm nhấn tạo nên nét đặc trưng của lễ hội Ariêu Piing là ngày thứ hai. Từ sáng sớm tinh mơ, bà con khắp các bản làng gác lại việc nương rẫy, chọn cho mình bộ quần áo mới nhất, đẹp nhất rồi cùng nhau tập trung về nơi tổ chức lễ hiến sinh hay còn gọi là lễ đâm trâu. Trên bãi đất rộng, các cây nêu được những họ tộc có người đã khuất dựng lên thành một vòng tròn.

Những cây nêu xung quanh buộc dê, cây nêu chính giữa buộc trâu để thực hiện nghi lễ tế thần. Bắt đầu nghi lễ là màn biểu diễn nhạc cụ và các làn điệu dân ca, bài khấn tâm linh của bà con dân bản. Người già đi trước, người trẻ theo sau, tất cả tạo nên một không gian đầy ắp thanh âm và sắc màu văn hóa truyền thống của đồng bào Pa Kô…

“Dê, trâu đều là những con vật gần gũi, gắn bó mật thiết với đời sống của người dân. Những con vật tế thần phục vụ nghi lễ phải được lựa chọn rất kỹ, phải là những con vật non và khỏe mạnh”, già làng Hồ Văn Đô chia sẻ.

Ngày thứ ba của lễ hội, mọi người thành kính đưa tiễn hương hồn tổ tiên về nơi an nghỉ cuối cùng là các nhà mồ của mỗi dòng họ. Lễ hội Ariêu Piing thường được tổ chức 5-10 năm một lần, tùy theo điều kiện kinh tế của từng vùng.

Năm 2024, lễ hội được người Pa Kô ở xã A Bung tổ chức trang trọng, sôi nổi. Trong những ngày diễn ra lễ hội, mọi gia đình đều chuẩn bị lễ vật cúng, lương thực, thực phẩm dồi dào để chiêu đãi khách quý. Khắp các bản làng, tiếng chiêng, tiếng trống, lời ca điệu múa của nam nữ thanh niên vang lên rộn ràng.

“Với người trẻ như chúng tôi, lễ hội Ariêu Piing rất có nghĩa bởi qua đó tôi cảm nhận sâu sắc hơn mối quan hệ tình cảm của những người thân trong gia đình, dòng họ để từ đó sống tốt hơn”, chị Hồ Thị Nghê, một người dân địa phương chia sẻ.

Lễ hội Ariêu Piing còn được gọi là lễ cải táng, lễ bốc mả, xây sửa, trang trí lại lăng mộ tổ tiên. Đây là công việc chung của cả cộng đồng với mong muốn đem lại sự bình yên, tôn kính với những người đã khuất và cầu mong cuộc sống ổn định, no ấm cho bà con dân bản. Đây còn là dịp để người Pa Kô cùng ngồi lại, bàn bạc và tìm cách giải quyết các vấn đề vướng mắc trong phong tục tập quán lẫn đời sống của người dân.

Trong nỗ lực phục hồi các lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, huyện Đakrông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai đồng bộ các giải pháp hiệu quả.

Trong đó, lễ hội Ariêu piing của người Pa Kô được đầu tư phục dựng, tổ chức thường xuyên và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể. Tháng 11/2023, từ đề nghị của UBND tỉnh Quảng Trị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội độc đáo này là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

“Ariêu Piing là một trong những lễ hội lớn nhất, là nét đẹp văn hóa truyền thống, đặc sắc riêng có của người Pa Kô giữa đại ngàn Trường Sơn. Việc phục dựng và duy trì lễ hội này không chỉ gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của người Pa Kô để cùng chung tay xây dựng bản làng no ấm, phồn vinh và hạnh phúc, thắt chặt khối đại đoàn kết toàn dân, mà còn góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội này cùng với lễ hội mừng lúa mới cũng là sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có của Đakrông để mang đến những trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho du khách gần xa”, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đakrông Phan Xuân Liệu cho biết.

Lê Trường

Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”

Chiều nay 25/12, tại huyện Vĩnh Linh, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL); Sở VH,TT&DL Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”.Ký kết bản ghi nhớ hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch của huyện Vĩnh Linh - Ảnh: H.NChương trình du lịch...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải:  Quyết tâm sớm đưa Đakrông ra khỏi danh sách huyện nghèo cả nước

Chiều nay 25/12, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Đakrông về tình hình phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và tình hình thực hiện Đề án 197, chủ trương xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn huyện. Phó Chủ tịch Thường trực...

Quyết tâm sớm đưa Đakrông ra khỏi danh sách huyện nghèo cả nước

Chiều nay 25/12, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải có buổi làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Đakrông về tình hình phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và tình hình thực hiện Đề án 197, chủ trương xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn huyện. Phó Chủ...

Đánh giá giữa kỳ chương trình Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu...

Chiều nay 24/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức hội thảo đánh giá giữa kỳ Chương trình “Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị” (gọi tắt là dự án GEM).Quang cảnh hội thảo đánh giá giữa kỳ Dự án GEM - Ảnh: K.STừ tháng 9/2022, Dự án GEM được...

Trồng thử nghiệm 4 ha cây gai xanh tại các huyện Cam Lộ, Gio Linh và Đakrông

Thông tin từ Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị cho biết, đơn vị đang liên kết với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An Phước (Thanh Hóa); các huyện: Cam Lộ, Gio Linh và Đakrông triển khai trồng thử nghiệm 4 ha cây gai xanh AP1.Nông dân xã Cam Hiếu triển khai trồng cây gai xanh - Ảnh: Anh VũCụ thể, diện tích cây gai xanh được trồng tại...

Cùng tác giả

Khai trương HDBank Thành Cổ

Sáng nay 27/12, HDBank Thành Cổ khai trương và đưa vào hoạt động, trụ sở tại số 226 - 228 Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Trị. Đây là điểm giao dịch thứ 2 tại tỉnh Quảng Trị và là điểm giao dịch thứ 365 của HDBank trên toàn hệ thống.Cắt băng khai trương HDBank Thành CổTất cả điểm giao dịch mới của HDBank đều được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, không gian rộng rãi,...

Đề xuất đầu tư Trung tâm dữ liệu 200 triệu USD tại Khu Công nghiệp Quán Ngang

Sáng nay 27/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp nghe Công ty TNHH TRLC và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh báo cáo đề xuất đầu tư Dự án Trung tâm dữ liệu (Data center) tại Khu nhà xưởng TRLC ở Khu Công nghiệp Quán Ngang.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng hoan nghênh, ủng hộ việc đầu tư dự án Trung tâm dữ liệu tại Khu công nghiệp...

Triển khai nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2025

Sáng nay 27/12, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải; Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Văn Phụng chủ trì hội nghị. Đại diện lãnh đạo Vụ địa phương 2, Ban Tổ chức Trung ương dự hội nghị.Hội nghị tổng kết công...

Trao giải, triển lãm Cuộc thi vẽ tranh phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho người khuyết tật

Sáng nay 27/12, tại Thư viện tỉnh Quảng Trị, Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC), Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam, Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Quảng Trị và Thư viện tỉnh phối hợp tổ chức trao giải và triển lãm Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề phòng chống bạo lực dựa trên cơ sở giới cho người khuyết tật.Ban tổ chức trao giải cho các tác...

Quảng Trị phấn đấu mục tiêu phát thải ròng bằng “0” Net Zero vào năm 2050

Sáng nay 27/12, tại TP. Đông Hà, Sở Công thương Quảng Trị phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức World Wide Fund for Nature (WWF - Việt Nam) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy quá trình Chuyển đổi năng lượng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 tại tỉnh Quảng Trị”. Đại diện WWF - Việt Nam; các chuyên gia tư vấn và giảng viên các trường đại học...

Cùng chuyên mục

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát...

“Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024

Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VNHT) về đề tài người lính có chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức. Mục đích của việc mở trại sáng tác nhằm tôn vinh, phản ánh một cách sinh động hoạt động của bộ đội Cụ Hồ nói...

Ngày hội thể thao thắm tình đoàn kết

Từ ngày 14-16/12/2024, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Đông đảo khán giả đã đến xem, cổ vũ, động viên cho tinh thần thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, đoàn...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Sức sống trường tồn của các sắc màu văn hóa

Chiều nay 13/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra hoạt động văn hóa với nội dung “Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương” trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.10 đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố tham gia đã lựa...

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất