Powered by Techcity

Về miền đất Sa Long

Dòng Sa Lung là nhánh lớn nhất của sông Bến Hải. Khi chảy qua địa phận xã Vĩnh Long, sông Sa Lung chứng kiến những thăng trầm, biến cố của một ngôi làng nhỏ mang tên Sa Long. Trên mảnh đất này có di tích lịch sử văn hoá Miếu Bà Vương Phi họ Lê rất linh thiêng, được người dân kính ngưỡng, thờ tự cho đến tận bây giờ.

Về miền đất Sa Long

Ông Lê Phước Bài thắp hương lên bàn thờ bà Vương Phi họ Lê – Ảnh: TRẦN TUYỀN

Từ dòng sông Sa Lung…

Dòng sông Sa Lung bắt nguồn từ chân dãy núi Trường Sơn, qua vùng đất Bãi Hà (xã Vĩnh Hà), rồi chảy về miền đồng bằng các xã: Vĩnh Long, Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn… Nguyên sơ, tên khai sinh của dòng sông này là Sa Long, gắn với huyền tích “rồng sa” vào thuở hồng hoang.

Thuở xa xưa, không ai nhớ rõ thời gian, vào một ngày nắng đẹp, bỗng dưng mây đen kéo đến che lấp cả bầu trời, sấm chớp dữ dội, mưa gió tơi bời. Một con rồng xuất hiện, cưỡi lên những đám mây đen ngòm bay từ biển vào đất liền theo trận cuồng phong.

Qua khỏi địa phận Hồ Xá, rồng đuối sức sà xuống. Sau một lúc, rồng lại gắng gượng bay lên, hướng về dãy núi Trường Sơn. Lúc đầu rồng chạm vào chân núi Trường Sơn, đột nhiên mưa tạnh, gió tan, trời trở lại xanh trong, nắng vàng rực rỡ.

Rồng hạ mình xuống đây để chuẩn bị cho cuộc sinh nở. Trong lúc quặn mình vật vã, hai chân trước của rồng cào cấu mặt đất, tạo ra hai hồ lớn, nước trong lòng đất trào dâng. Sau khi sinh nở xong, rồng kiệt sức rồi chết, để lại hình hài tạc vào đất đá.

Từ chỗ đầu rồng bổ xuống, nước tuôn chảy theo thân rồng, tạo ra một dòng sông xuôi vào sông Minh Lương (sông Bến Hải ngày nay) ở chặng cuối nguồn. Tên gọi sông Sa Long (tức rồng sa) có từ đó.

Tại hai hồ nước được hình thành khi rồng mẹ vật vã, cào cấu lúc sinh nở, sau này con người thừa hưởng mạch nguồn từ lòng đất phun lên để xây dựng hai công trình thủy lợi lớn có ý nghĩa lớn đối với vùng đồng bằng huyện Vĩnh Linh.

Đó là hồ La Ngà và hồ Bảo Đài. Có một hồ nước nữa ở xã Vĩnh Chấp, người dân địa phương gọi là vũng Sao Sa. Vũng nước ấy chính là đuôi của rồng vẫy vùng lúc sinh.

Về miền đất Sa Long

Làng Sa Nam (thuộc làng Sa Long xưa) nằm phía hữu ngạn sông Sa Lung – Ảnh: TRẦN TUYỀN

Tự bao đời nay, sông Sa Long cung cấp nguồn nước, phù sa cho một vùng đồng bằng rộng lớn, phong nẫm của huyện Vĩnh Linh. Cũng chính vì thế nên những đoàn người di cư đi mở đất từ phía Bắc vào đã dừng chân lập nghiệp tại đây, tạo nên những làng xóm yên bình, trong đó có làng Sa Long.

Đến ngôi làng Sa Long

Để tìm hiểu ngọn nguồn địa danh làng Sa Long, tôi tìm về làng Sa Nam, xã Vĩnh Long gặp ông Lê Phước Bài (71 tuổi). Ông Bài trước đây công tác trong quân đội, về hưu từ năm 2013 với quân hàm thượng tá.

Sau khi nghỉ hưu, ông trở về quê làm Bí thư Chi bộ thôn Sa Nam 10 năm liền. Hiện, ông là Chủ tịch Hội đồng họ Lê huyện Vĩnh Linh, phó trưởng họ Lê Phước làng Sa Nam, Trưởng Ban quản lý di tích Miếu Bà Vương Phi họ Lê. Ông Bài là hậu duệ đời thứ 16 của dòng họ Lê Phước làng Sa Long.

Theo phả hệ họ Lê (một dòng họ được coi là tiền khai khẩn ở làng Sa Long), viết từ thời Cảnh Trị (1663) đến đời Thiệu Trị, người cháu đời thứ 12 là Tiến sĩ Lê Đức (đỗ Tiến sĩ năm 1841, sau đó được bổ nhiệm Hàn Lâm viện Biên tu, Quốc tử giám Tư nghiệp, Chướng ấn hộ bộ cấp sự trung và Tổng đốc tỉnh Vĩnh Long), nghiên cứu, tu bổ lại sau khi tìm về cố quận là làng Sa Long (tổng Sa Long, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) để xác minh nguồn gốc họ Lê thì ông Thủy tổ của dòng họ Lê có tên là Lê Viết Thức (người huyện Nam Trực, Nam Định) đã có công đầu khai sinh làng Sa Long (châu Minh Linh). Ông sinh được ba người con “Trai vinh, gái quý, trực tiếp khai sơn phá thạch, chiêu dân lập ấp, để lại công lao to lớn trăm đời sau không thay đổi”.

Làng Sa Long có 5 dòng họ được xem là khai khẩn và đồng khai canh, gồm: Lê Đa, Lê Văn, Lê Phước, Võ, Hồ. Trong đó, thủy tổ dòng họ Lê Đa là ngài Lê Đại Lang (tức Lê Quang Phú), mộ táng trong khu vực Miếu Bà Vương Phi họ Lê (ở Lòi Xó Rọ), được dân làng tôn là ngài tiền khai khẩn. Ngài Lê Quang Phú là cậu ruột và là người trực tiếp nuôi dưỡng ba anh em bà Lê Qúy Phi khi bố mẹ của ba người qua đời sớm.

Ngài Lê Viết Đáo là thủy tổ dòng họ Lê Văn và ngài Lê (khuyết danh) là thủy tổ dòng họ Lê Phước. Hai ngài được dân làng tôn là Hậu khai canh. Sau khi ổn định cuộc sống ở vùng đất mới, hai ngài đã trở về quê cũ đưa phần mộ của ngài Lê Viết Thức cùng vợ vào song táng tại xứ Lòi Tai Mang.

Theo sách “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An viết năm 1555, vào đương triều Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông có chủ trương mở mang bờ cõi, đưa dân vào Châu Ô lập nghiệp. Hoàng hậu Lê Quý Phi dẫn đầu một đoàn tùy tùng cùng với người anh và em trai của bà là ngài Lê Viết Đáo và Lê (khuyết danh) được vua ban tước hiệu tiến về phía Nam để khai phá đất đai.

Khi đến Truông Nhà Hồ (giáp Hồ Xá), Hoàng hậu Lê Quý Phi cùng đoàn tùy tùng rẽ vào vùng đất có cây cối rậm rạp. Đi thêm chút nữa, họ bắt gặp sông Sa Long. Thấy được vượng khí ở đây, Hoàng hậu cùng đoàn người quyết định dừng chân, chiêu tập dân cư từ các nơi (chủ yếu là phía Bắc) đến dựng làng.

Một miền đất rộng lớn từ Cổ Kiềng (xã Vĩnh Khê), Sen Thủy (Quảng Bình) đến cả vùng đồng bằng huyện Vĩnh Linh được khai phá trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cuộc sống người dân no đủ. Hoàng hậu cùng các quan dạy dân dựng nhà, biết đoàn kết, thương yêu đùm bọc lấy nhau để chống lại thú dữ, trộm cướp, đề phòng giặc xâm lăng.

Như vậy, làng Sa Long ra đời vào cuối thế kỷ XV và tên Sa Long được lấy từ tên gốc ở đất Bắc là làng Sa Long, tổng Sa Long, huyện Nam Trực, Nam Định. Người có công khai khẩn làng là ngài Lê Quang Phú. Bà Vương phi họ Lê cùng anh trai là ngài Lê Viết Đáo và em trai là ngài Lê (khuyết danh) là những người có công lao to lớn trong việc mở mang cương thổ về phía Nam.

Tên sông Sa Long và làng Sa Long đã có một thời gian dài trong lịch sử. Đến triều đại vua Gia Long, tất cả các địa danh làng xã, kể cả tên người không được đặt tên Long. Nếu lỡ đặt rồi thì phải đổi, không được phạm húy. Vì vậy, sông Sa Long phải gọi chệch thành Sa Lung, còn làng Sa Long đổi sang Sa Trung. “Qua thời gian, dân làng Sa Trung ngày một đông nên sau này, làng Sa Trung được chia thành 4 làng nhỏ, gồm: Sa Nam, Sa Bắc, Hòa Nam và Trung Lập”, ông Bài nói.

Và Miếu Bà Vương Phi họ Lê

Về danh phận bà Vương Phi họ Lê, sách “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An đã đề cập như sau: “Bà phi họ Lê: Bà vốn quê xã Sa Lung, châu Minh Linh, vốn là con gái vào hầu hạ trong cung. Lúc Mẫn Lệ Vương (tức vua Lê Uy Mục) còn ở tiềm đế (nơi ở của các ông hoàng lúc chưa lên ngôi) và đang theo học với vị vương phó, bà cũng đến học tập ở đây. Vương thấy bà lấy làm vừa ý, hai bên trở nên quyến luyến nhau.

Một hôm, Vương dùng chân khèo chân bà, khi về bà đem chuyện ấy kể lại với sư mẫu, sư mẫu nói rằng: “Vậy là Vương thử lòng con, sau này nếu con thấy Vương làm như thế thì dùng hai tay che chân của Vương lại để tỏ ý thân”.

Hôm sau, bà làm đúng như kế của sư mẫu đã bày, Vương rất vừa lòng, từ đó về sau không cố ý chọc ghẹo nữa. Riêng bà cũng giữ kín mối tình đẹp chẳng hề lộ ra. Đến khi Vương lên ngôi, bà được tuyển vào hậu cung. Vốn là người thông minh nên bà được yêu chuộng hơn cả, vì vậy bà được thăng lên làm hàng phi”.

Bà Vương phi họ Lê được vua Lê Uy Mục đưa vào hậu cung, lập làm Vương Phi. Sau khi vua Lê Tương Dực truất ngôi và giáng Lê Uy Mục xuống làm Mẫn Lệ Vương nên sử sách đời sau thường gán tên gọi cho bà Vương Phi họ Lê là Mẫn Lệ Phi.

Làng Sa Long là nơi bà Vương Phi họ Lê ngụ lại trong suốt thời gian chiêu dân mở đất, lập làng. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bà Chúa, Nhân dân làng Sa Long lập miếu thờ ngay khi bà vừa qua đời. Qua các triều đại Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều có sắc phong, vật tặng cho Bà Chúa tại miếu thờ (hiện nay không còn những thứ sắc phong, vật tặng vì chiến tranh tàn phá, một số bị thất lạc). Miếu Bà Vương Phi họ Lê đã được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hóa. Hằng năm, vào ngày 27/3 âm lịch, người dân làng Sa Long tổ chức lễ cúng Bà Chúa theo nghi thức của triều đình ngày xưa.

Trần Tuyền

Nguồn

Cùng chủ đề

Tỉ lệ chi trả chế độ an sinh xã hội qua tài khoản cho đối tượng được hưởng tăng lên rõ rệt

Theo thống kê của thị xã Quảng Trị, đến tháng 8/2024, đã thực hiện chi trả qua tài khoản cho 497/1.097 đối tượng người có công, đạt tỉ lệ 45,3%; chi trả qua tài khoản 593/1.219 đối tượng bảo trợ xã hội, đạt tỉ lệ 48,65%. Riêng đối tượng hưu trí, theo báo cáo thống kê của Bưu điện thị xã cung cấp (đơn vị hợp đồng chi trả với BHXH), đến tháng 8/2024 có 915/1.836 đối tượng nhận...

Đoàn công tác Bộ CHQS tỉnh Savannakhet thăm và làm việc tại Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị

Thực hiện thỏa thuận hội đàm thường niên về công tác phối hợp hoạt động giữa Bộ CHQS tỉnh Savannakhet (Lào) và Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị trong năm 2024, từ ngày 9 -10/9, đoàn công tác Bộ CHQS tỉnh Savannakhet do Phó Chỉ huy trưởng, Chủ nhiệm Hậu cần, Đại tá Văn Thong Bút Sạ Đa làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị. Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị,...

Khẩn trương triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án được giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) giai đoạn 2021 - 2025 cho danh mục thuộc Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam...

Những định hướng chiến lược phát huy tiềm năng, lợi thế, xây dựng Vĩnh Linh phát triển toàn diện

VÕ VĂN HƯNG, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng TrịTrải qua bao biến thiên của lịch sử đã hun đúc lên những phẩm chất đáng quý của con người Vĩnh Linh mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất miền Trung, với chuyện trạng Vĩnh Hoàng cùng kho tàng văn hóa dân gian, lễ hội, di tích lịch sử, cách mạng phong phú, đặc sắc. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,...

26 hiện vật được trả lại cho người có công

Liên quan đến hàng trăm bằng khen, huân chương, huy chương của đối tượng chính sách ở tỉnh Quảng Trị gửi các cấp thẩm quyền đề nghị cấp đổi, cấp lại do hư hỏng nhưng 15 năm trôi qua chưa thực hiện được, do vướng thủ tục quy định. Sáng nay 11/8, thông tin từ Phòng Nội vụ huyện Triệu Phong cho biết, sau khi đơn vị nhận được 26 hiện vật gốc từ Ban Thi đua – Khen...

Cùng tác giả

Nhiều địa bàn miền Trung ngập lụt, chia cắt vì bão số 4

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:50px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:40px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Kinh nghiệm ứng phó bão số 4: Không chủ quan và quyết liệt phòng từ sớm

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:50px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:40px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Quảng Trị tiếp nhận gần 20 tỉ đồng ủng hộ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu...

Chiều nay 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị tiếp tục tổ chức tiếp nhận hơn 14 tỉ đồng từ các huyện, thị xã, thành phố ủng hộ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu thiên tai. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng tiếp nhận hỗ trợ.Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng tiếp nhận ủng hộ của cán bộ và Nhân dân TP. Đông...

Giao lưu, đối thoại việc làm cho người lao động, thanh niên Vĩnh Linh

Sáng nay 20/9, tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Sở LĐ,TB&XH Quảng Trị phối hợp UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức Chương trình giao lưu, đối thoại về việc làm cho 500 người lao động, đoàn viên, thanh niên các địa phương: xã Vĩnh Hòa, Hiền Thành, Kim Thạch, Vĩnh Giang và thị trấn Cửa Tùng.Đoàn viên, thanh niên huyện Vĩnh Linh tìm hiểu thông tin đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại buổi...

UBND tỉnh làm việc với Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Trị

(Cổng TTĐT) Sáng ngày 20/9/2024, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp để nghe các ngành và Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Trị báo cáo đề xuất một số nội dung trong công tác đảm bảo cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng...

Cùng chuyên mục

Rộn ràng cho một mùa trăng

Những ngày này, không khí đón tết Trung thu tại các tuyến phố và khu dân cư đã rộn ràng, tưng bừng từ thành thị đến nông thôn. Thị trường các loại đèn lồng, bánh kẹo, đồ chơi với đa dạng mẫu mã, chủng loại cùng nhiều đoàn lân sư rồng đã hoàn thiện chương trình tập luyện, sẵn sàng phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. Tất cả hứa hẹn một mùa trăng vui...

Lương Viết Hải, chàng tiền vệ tài hoa của bóng đá phủi

5 năm trở lại đây, trong nhiều giải bóng đá phủi, phong trào, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, cầu thủ Lương Viết Hải (sinh năm 1995), ở thôn Nam Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, đã để lại ấn tượng cho nhiều người hâm mộ môn thể thao vua với lối đá đầy nhiệt huyết, chính xác và tốc độ. Trưởng thành từ các giải đấu của tỉnh nhà, Viết Hải tiếp tục khẳng định...

Khai mạc Giải vô địch môn Bóng đá 7 người tỉnh Quảng Trị năm 2024

Chiều nay 11/9, tại sân bóng đá nhân tạo Khe Mây, TP. Đông Hà, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Giải vô địch môn Bóng đá 7 người tỉnh Quảng Trị năm 2024.Ban tổ chức tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đội bóng và trọng tài - Ảnh: H.NGiải diễn ra từ ngày 11 - 16/9, quy tụ hơn 100 cầu thủ đến từ 7 đội bóng thuộc...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị dùng ly cà phê để đến gần doanh nghiệp hơn

Tỉnh Quảng Trị vừa triển khai mô hình “cà phê doanh nhân”. Theo đó, lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp sẽ uống cà phê cùng nhau mỗi tuần để gặp gỡ, kết nối và "gần" nhau hơn. Ly cà phê được kỳ vọng sẽ làm cầu nối cho lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và doanh nghiệp - Ảnh: QUỐC NAM Ngày 8-9, ông Nguyễn Đức Tân - giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh...

Ứng dụng công nghệ hiện đại để xây dựng hồ sơ di sản văn hóa

Nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ quét laser 3D và công nghệ GIS trong thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh tại Quảng Trị” do ông Phan Tuấn Anh, cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công ty TNHH ANTHI Việt Nam (Hà Nội), triển khai thực hiện trong thời gian qua. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu...

Tự nguyện

Tôi định tìm một đầu đề khác đặt cho bài viết về ca khúc Tự nguyện của cố nhạc sĩ Trương Quốc Khánh. Nhưng, sau những đắn đo và trước mấy cái tít đã viết lên giấy, cuối cùng tôi chọn tên ca khúc đặt cho bài viết của mình. Và, tôi nghĩ, có lẽ không có cái tên nào hợp với bài viết của mình hơn Tự nguyện.Tự nguyện là tiếng ca lý tưởng trong sáng, đẹp đẽ...

Khát khao cống hiến cho bóng chuyền đỉnh cao

Nhiều năm qua, cầu thủ Bùi Công Tuấn Anh (sinh năm 1993), ở khu phố Phú Thị Đông, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, đã để lại ấn tượng cho những người hâm mộ môn bóng chuyền trong cả nước với chiều cao 1,93 m cùng lối đánh tự tin và quyết liệt, linh hoạt ở các vị trí đối chuyền, chủ công. Anh từng khoác áo nhiều đội bóng chuyền hàng đầu Việt Nam và mang về...

Tặng thêm sách cho Phòng đọc “Khát vọng hòa bình”

Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2024), sáng nay 4/9, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ đã trao sách của nhiều nhà văn, nhà thơ trong nước tặng Phòng đọc “Khát vọng hòa bình” của Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị.Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ trao...

Áo trắng chinh phục đường đua xanh

Sinh năm 2008, Nguyễn Cửu Trung Kiên, học sinh lớp 11 Anh 1, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn sở hữu số huy chương tại các giải bơi gấp hơn ba lần tuổi đời của mình. Thành quả ấy kết tinh từ quyết tâm, niềm đam mê và sự nỗ lực không ngừng của cậu.Đam mê dẫn lối Không nhiều người bất ngờ khi Trung Kiên trở về từ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X với...

Giải Cầu lông các nhóm tuổi tỉnh Quảng Trị mở rộng năm 2024

Sáng nay 30/8, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị tổ chức khai mạc Giải Cầu lông các nhóm tuổi tỉnh Quảng Trị mở rộng năm 2024.Ban tổ chức tặng hoa, cờ lưu niệm cho các đoàn và trọng tài - Ảnh: M.ĐTham gia giải có hơn 350 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 20 câu lạc bộ (CLB) cầu lông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất