Powered by Techcity

Về Thượng Nghĩa “bắt hôi”

“Bắt hôi” ở mỗi vùng miền có thể khác nhau về tên gọi nhưng địa phương nào có hồ nuôi cá thì cũng có công đoạn “bắt hôi” trước khi vệ sinh hồ và xả nước trở lại. Bản chất này là bắt tôm cá trong hồ của gia chủ sau khi họ thu hoạch xong. Tuy nhiên ở làng Thượng Nghĩa, “bắt hôi” có những nét đặc trưng so với nhiều địa phương khác.

Về Thượng Nghĩa “bắt hôi”

Người mua tự cân cá để trả tiền cho chủ hồ -Ảnh: M.T

Làng Thượng Nghĩa ngập trũng nên thường thu hoạch cá vào tháng 9 dương lịch hằng năm để tránh lụt ngập hồ. Trong làng có hơn 10 hồ nuôi cá của hộ và nhóm hộ.

Vào dịp này, cứ sáng sớm là mấy đứa cháu đập cổng ầm ầm kêu: Chú ơi! Đi “bắt hôi” cá lấy hên. Tôi mở toang cổng đã thấy mọi người lũ lượt tiến về mấy hồ cá cuối làng. “Nhanh lên chú, vui lắm!”, đám trẻ sốt ruột lại giục. Hòa vào không khí “bắt hôi” của dân làng, tôi lại có cảm giác náo nức như thời còn thơ bé. Tuổi thơ của tôi đã đi qua bao bận “bắt hôi” cá lấm lem bùn đất.

Thông thường mỗi lần thu hoạch cá, chủ hồ sẽ mướn người bắt cá theo lối cuốn chiếu. Nghĩa là nước hút cạn đến đâu, quân của gia chủ dàn thành hàng ngang mò bắt sạch cá đến đấy. Thành phần “bắt hôi” sẽ ở phía sau và tiến dần theo dấu chân của quân chủ nhà đã qua.

Đám trẻ con bọn tôi luôn nhớ lời mạ dặn: “Nhớ “bắt hôi” phải luôn đi phía sau hai sải chân, đừng leo lên phía trước, chủ nhà đập què giò nghe con”.

“Bắt hôi” cũng phải biết “đối ngoại” với quân của chủ nhà, làm thế nào họ thương tình để sót vài con cá nhỏ trong đám cỏ, hoặc nhét cá ngay dưới dấu chân đã đi qua và làm hiệu để người “bắt hôi” thọc tay xuống bắt.

Hồi đó tôi có một đứa bạn, mỗi lần bọn tôi lao xuống cào nát bùn đất chí chóe tranh giành mấy con cá nhỏ thì nó chỉ ngồi trên bờ quan sát. Đến khi mọi người về hết, nó vẫn cứ ngồi đó, mắt đăm đăm nhìn ra mặt hồ tả tơi bùn đất, nứt nẻ dưới trưa nắng rát.

Rồi một lúc sau, bạn tôi ì ạch xách về một bao đầy cá lóc to bự. Thì ra cu cậu ngồi quan sát nơi nào lớp bùn dày nhất trong hồ, cá tràu to thường chui sâu xuống đáy bùn nằm im chờ nước. Đến trưa nắng nóng chịu ngộp không thấu sẽ trồi lên mặt bùn. Mấy con này thường rất to béo.

Còn “bắt hôi” ở làng Thượng Nghĩa thì rất khác.

Bất kỳ gia đình nào thu hoạch cá đều không cần thuê người mà người dân trong làng tự nguyện đến “bắt hôi”. Cá bắt được là lộc trời cho người “bắt hôi” nhưng mỗi khi bắt được con cá vừa ý, người “bắt hôi” tự cân trọng lượng và trả tiền sòng phẳng cho gia chủ.

Gia chủ cũng hào phóng thêm vài con cá, con tôm biếu ông bà hoặc các cháu nhỏ. Mỗi khi bắt được con cá ưng ý, tiếng reo hò lại vang lên náo nhiệt cả một vùng quê.

Theo các bậc cao niên thì kiểu “bắt hôi” thế này xuất hiện từ lâu đời và trở thành nét văn hóa của người dân làng Thượng Nghĩa, thể hiện tình làng nghĩa xóm, nghĩa cử cao đẹp như tên gọi của làng.

‘Các chủ hồ cũng chia thời gian thu hoạch cá để mùa hội “bắt hôi” kéo dài và người làng được hưởng nhiều lộc, lại không bị thương lái ép giá.

Thức ăn cho cá ở đây đều có từ tự nhiên như lúa, cám, rau, chuối, ốc bươu… nên thịt cá thơm ngon nức tiếng. Những lần thu hoạch cá, người từ các nơi đổ về đông nghịt nhưng chỉ có người làng mới được hưởng suất “bắt hôi”.

Đứng xa nhìn cũng có thể dễ dàng nhận ra người trong làng nhờ… đồng phục. Bởi vì xuống hồ một lúc thì áo đỏ, vàng, hay xanh rồi cũng nhuộm một màu bùn, đồng phục của ruộng đồng.

Nếu bạn muốn có những phút giây thảnh thơi sau bao nỗi lo toan, nhọc nhằn thì hãy ngược ra Bắc, qua cầu Đông Hà, rẽ về đường Thanh Niên. Tại đây, bạn sẽ gặp những cánh đồng lúa mênh mang đang thì con gái và thưởng thức hương thơm lúa chín giữa khoảng không gian tĩnh mịch, hoài niệm. Nếu muốn tìm hiểu thêm về giá trị lịch sử của mảnh đất này thì ngay cuối cánh đồng ấy, sau rặng tre xanh, có một ngôi làng cổ Thượng Nghĩa tồn tại mấy trăm năm cùng đất nước. Và nếu muốn tham gia hội “bắt hôi” của làng thì hãy ghé thăm vào khoảng thời gian từ tháng 9 dương lịch hằng năm.

Làng Thượng Nghĩa thuộc địa bàn Khu phố 4, phường Đông Giang, TP. Đông Hà, có khoảng 160 hộ, xấp xỉ 660 khẩu. Làng được thành lập vào cuối thế kỷ XV. Dưới thời vua Lê Thánh Tông đã thực hiện chính sách di dân vào phía Nam, một bộ phận cư dân từ miền Bắc Trung Bộ đã vào khai phá đất đai, lập nên làng xã. Làng Thượng Nghĩa được ra đời trong thời kỳ đó. Tên làng lúc đầu mới thành lập là Thượng Đô. Theo sách “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An, làng Thượng Đô là một trong 59 làng/xã thuộc huyện Vũ Xương, phủ Triệu Phong. Sang đến thời các chúa Nguyễn, làng Thượng Đô thuộc tổng An Lạc, huyện Đăng Xương, phủ Triệu Phong. Thời nhà Nguyễn, làng Thượng Đô đổi thành Thượng Nghĩa, thuộc tổng An Lạc, huyện Đăng Xương.

Minh Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp (CCN) nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn. Việc thành lập các CCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc làm tại chỗ; đồng thời khắc phục tình trạng sản...

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra nội dung trình kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh khóa VIII

Chiều nay 15/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm việc với UBND TP. Đông Hà, UBND thị xã Quảng Trị để thẩm tra nội dung trình kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Ánh phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: N.PTại buổi làm việc, UBND TP. Đông Hà và UBND thị xã Quảng Trị, hai đơn vị được...

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh làm việc với TP. Đông Hà và thị xã Quảng Trị để thẩm tra nội dung...

Chiều nay 15/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND TP. Đông Hà, UBND thị xã Quảng Trị để thẩm tra nội dung trình kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Ánh kết luận tại buổi làm việc - Ảnh: N.PTại buổi làm việc, UBND TP. Đông Hà và UBND thị xã Quảng Trị, hai...

Huyện Vĩnh Linh nhân rộng mô hình vườn mẫu

Từ lợi ích của việc xây dựng vườn mẫu, đặc biệt góp phần làm đẹp cảnh quan nông thôn và tận dụng quỹ đất, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn trong mỗi gia đình, thời gian qua, phong trào xây dựng vườn mẫu nông thôn mới được các địa phương ở huyện Vĩnh Linh triển khai tích cực, từ đó ngày càng có nhiều vườn mẫu đạt chuẩn.Xây dựng vườn mẫu được các địa phương khuyến khích, các...

Không được chủ quan với bão số 7

Chiều nay 8/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành trung ương và các địa phương ven biển từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận về triển khai ứng phó với bão số 7 (bão YINXING). Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu tại cuộc họp...

Cùng tác giả

Quốc hội bầu Tổng Thư ký Quốc hội và phê chuẩn bổ nhiệm 2 Bộ trưởng, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Trong chương trình làm việc chiều 28/11, Quốc hội dành thời gian họp riêng, xem xét quyết định công tác nhân sự.Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội khóa XV; tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng...

Hơn 126 tỉ đồng cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương, TP. Đông Hà

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị - Tiểu dự án tỉnh Quảng Trị, vốn vay ADB” để cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương TP. Đông Hà (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư 126,5 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ADB và vốn...

Tỉnh lộ 585C tiếp tục bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng

Từ sau khi cao tốc Cam Lộ - La Sơn được đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện trọng tải nặng đi qua tuyến Tỉnh lộ 585C (ĐT.585C) tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến khiến kết cấu hạ tầng trên tuyến xuống cấp nhanh chóng, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng. Mặc dù được sửa chữa tạm thời nhiều lần nhưng hiện trạng mặt đường trên tuyến ngày càng bị hư hỏng, tiềm...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa

Trong 2 ngày 27, 28/11, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa (đợt 2) năm 2024.Cuộc diễn tập trải qua 3 giai đoạn, gồm: Chuyển lực lượng vũ trang vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chuyển địa phương vào các trạng thái quốc phòng; tổ chức chuẩn bị tác chiến phòng thủ và thực hành tác...

Thống nhất đề xuất HĐND tỉnh ban hành giá dịch vụ y tế mới

Sáng nay 28/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Y tế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực y tế và các dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh, chủ trương thành lập Bệnh viện Đa khoa...

Cùng chuyên mục

Miên man Xuân Lợi

Không, không phải vì tên tập thơ mà tôi đặt tên bài viết này như vậy. Nhưng cũng đúng là vậy, chính vì câu thơ “nghiêng phía miên man” đã như một ký hiệu cho tôi nhận ra tâm hồn và cảm xúc của tác giả tập thơ. Xuân Lợi như không viết thơ mà anh mượn câu từ cho những rung động của hồn mình chảy thành vần điệu. Mà tâm hồn Xuân Lợi lại rất dễ rung...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn con cán bộ kháng chiến. Năm 1965, cô được sang Trung Quốc học đại học, trở thành giáo viên rồi trở về nước. Cùng với nhiều cán bộ trở về Nam chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, đầu năm 1972, cô viết đơn tình nguyện đi...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Người góp phần đưa thể thao hải lăng phát triển

25 năm làm giáo viên môn giáo dục thể chất của Trường THPT Hải Lăng cũng là ngần ấy năm anh Trần Quang Vinh (sinh năm 1975), ở Khóm 7, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, miệt mài ngày đêm đào tạo, dạy dỗ nên hàng chục thế hệ võ sinh môn Karate. Về chuyên môn, anh làm tốt công tác tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn học sinh tham gia các giải, hội...

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Truyện ngắn: Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất