Powered by Techcity

Các thôn, bản nghèo cần được tiếp sức trong xây dựng nông thôn mới

Từ lâu, cả hệ thống chính trị và người dân Quảng Trị đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đặt nền móng cho xây dựng nông thôn mới (NTM) bắt đầu từ thôn, bản. Tuy nhiên, điều mà hầu như ai cũng hiểu và dồn sức thực hiện ấy lại là “nhiệm vụ bất khả thi” đối với bà con ở các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Các thôn, bản nghèo cần được tiếp sức trong xây dựng nông thôn mới

Cán bộ xã Lìa, huyện Hướng Hóa nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân – Ảnh: T.L

Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức

Đến nay, phần lớn người dân các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh nói chung, bà con ở xã Lìa, huyện Hướng Hóa nói riêng đều hiểu sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, dù đã cố gắng nhưng họ vẫn chưa tìm ra cách giúp địa phương mình đạt chuẩn.

Nhắc đến điều này, Phó Chủ tịch UBND xã Lìa Hồ Văn Thứ cho biết, dù đã rất nỗ lực nhưng xã chỉ mới đạt 8/19 tiêu chí xây dựng NTM. Sau sáp nhập, toàn xã có 10 thôn, bản. Tuy nhiên, vẫn chưa có thôn, bản nào đạt chuẩn NTM. “Là một xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, lại mới sáp nhập nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng NTM. Tại các thôn, bản, nhiều gia đình vẫn còn “ăn bữa nay, lo bữa mai”. Vì thế, riêng việc góp sức để thôn, bản đạt chuẩn về thu nhập đã không hề dễ dàng”, ông Thứ nói.

Tại huyện miền núi Đakrông, A Vao là một trong những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Vì thế, việc đạt 9/19 tiêu chí xây dựng NTM có thể nói đã là một kết quả đáng khích lệ đối với xã. Để phát huy kết quả ấy, thời gian qua, cán bộ, người dân xã A Vao xác định phải xây dựng NTM tuần tự từng bước.

Trong đó, việc cần ưu tiên là gỡ khó để thôn, bản đạt chuẩn trước, từ đây mở lối cho xã. Tính toán là vậy nhưng khi bắt tay thực hiện, cán bộ xã A Vao mới nhận thấy rõ những thách thức. Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn đang thiếu đất sản xuất; nhà cửa tạm bợ, xuống cấp; không có thu nhập ổn định… Vì thế, họ khó toàn tâm, toàn ý chung tay xây dựng NTM.

Chủ tịch UBND xã A Vao Hồ Văn Nhiếp cho biết: “Người dân trong xã hiểu rõ về ý nghĩa và rất quyết tâm xây dựng NTM. Thế nhưng, “cái khó bó cái khôn”. Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân”.

Thực tế ở xã Lìa và A Vao cũng là hiện trạng chung của nhiều xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh. So với các địa phương khác trên địa bàn, việc xây dựng NTM ở những xã này gặp nhiều thử thách hơn. Dù rất nỗ lực nhưng cán bộ, người dân địa phương vẫn rất vất vả để đáp ứng các tiêu chí như: thu nhập; giao thông; thủy lợi… Trong những nếp nhà, chuyện cơm ăn, áo mặc vẫn đang là nỗi lo của nhiều hộ dân. Vì thế, dù mong muốn, bà con vẫn khó có thể đóng góp công sức, kinh phí để xây dựng NTM.

Tình hình chung ở xã đã vậy nên thách thức đối với việc xây dựng NTM tại thôn, bản còn lớn hơn. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 178 thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013, toàn tỉnh mới chỉ có 4/178 thôn, bản đạt chuẩn NTM.

Xây dựng NTM từ thôn, bản

Từ khi chương trình xây dựng NTM được triển khai, cán bộ, người dân trong tỉnh sớm nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc xây dựng thôn, bản đạt chuẩn NTM. Thực tế, việc xây dựng NTM sẽ nhanh và vững chắc hơn nếu khởi đầu từ thôn, bản.

Cuối năm 2021, Tỉnh ủy ban hành nghị quyết về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Một trong những mục tiêu đưa ra trong nghị quyết là phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 40% thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn NTM.

Tháng 8/2022, UBND tỉnh ban hành quyết định về bộ tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn NTM thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, toàn tỉnh có 81 thôn, bản đạt chuẩn NTM gồm: Hướng Hóa 38 thôn; Đakrông 24 thôn; Vĩnh Linh 10 thôn và Gio Linh 9 thôn.

Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu trên gặp rất nhiều khó khăn. So với mặt bằng chung, các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có xuất phát điểm thấp. Ngay việc vận động, tuyên truyền người dân nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM đã cần nhiều thời gian. Mặc dù nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên nhưng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi… ở nhiều thôn, bản vẫn chưa đảm bảo. Nếu chỉ phát huy nội lực, chắc chắn các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi khó tự vươn lên đạt chuẩn NTM.

Trước thực tế trên, sự vào cuộc, hỗ trợ của các cấp, ngành, đơn vị liên quan đối với thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là hết sức cần thiết. Để sự hỗ trợ này càng có hiệu quả, trước tiên, UBND các huyện liên quan cần tập trung chỉ đạo các xã rà soát hiện trạng của các thôn, bản, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc trong xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, các địa phương cần xây dựng lộ trình cụ thể giúp các thôn, bản đạt chuẩn NTM đúng mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Việc phân công các cơ quan, phòng ban cấp huyện hỗ trợ, đỡ đầu cho các xã, thôn, bản vùng khó là hết sức cần thiết. Các cấp, ngành, đơn vị liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chung tay xây dựng NTM; tập huấn cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là ở cấp thôn; có sự động viên, khen thưởng kịp thời…

Đặc biệt, việc huy động mọi nguồn lực, sự hỗ trợ và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn là hết sức cần thiết để giúp các thôn, bản vùng khó sớm đạt chuẩn NTM.

Tây Long

Nguồn

Cùng chủ đề

26 xã miền núi khu vực II, III khó đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2024-2025

Hiện tỉnh Quảng Trị còn 26 xã miền núi khu vực II, III chưa đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và khó đạt chuẩn trong giai đoạn 2024-2025.Trong 26 xã khu vực II và khu vực III hiện chưa đạt chuẩn thì chỉ có 4 xã đạt 14 tiêu chí là các xã: Ba Lòng, Mò Ó, A Ngo, Tà Rụt (huyện Đakrông), còn lại có 24 xã dưới 13 tiêu chí. Đây là các xã thuộc vùng đồng...

Hiệu quả từ mô hình thương mại hai chiều đầu tiên của tỉnh

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh ở huyện Đakrông là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh triển khai mô hình thương mại hai chiều, cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau hơn 1 năm thực hiện, đến nay, mô hình đạt những kết quả khả quan, được người dân trong vùng đón nhận tích cực.Anh Hùng giới...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về kế hoạch Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV

Chiều nay 22/10, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ IV. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì buổi làm việc.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang kết luận buổi làm việc - Ảnh: M.ĐTại buổi làm việc, lãnh...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về kế hoạch Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV...

Chiều nay 22/10, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ IV. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì buổi làm việc.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang kết luận buổi làm việc - Ảnh: M.ĐTại buổi làm việc, lãnh...

Rà soát công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV

Hôm nay 16/10, Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024 tổ chức cuộc họp lần thứ 2 để chuẩn bị công tác tổ chức đại hội. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng, Trưởng Ban chỉ đạo, chủ trì cuộc họp.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kết luận cuộc họp - Ảnh: Tiến NhấtTheo báo cáo của Ban...

Cùng tác giả

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực

(Cổng TTĐT) Chiều 4/11/2024, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng phát biểu tại phiên thảo luận...

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng tham gia thảo luận về tình hình kinh tế

Chiều nay 4/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng phát biểu tại Quốc hội chiều ngày 4/11 - Ảnh: NLPhát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Hà...

Phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối 2 khu tái định cư dự án cao tốc Vạn Ninh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến vừa ký quyết định phê duyệt 3 điểm đấu nối vào đường Hồ Chí Minh nhánh Đông thuộc hai khu tái định cư xã Linh Trường và xã Gio An tại các lý trình km1065+230 (T), km1066+350 (T), km1067+319 (T). Điểm đấu nối kiểu ngã ba, là nút giao thông cùng mức.Con đường từ khu tái định cư xã Linh Trường đang chờ đấu nối với đường Hồ Chí...

Đại tá Nguyễn Hữu Phước làm Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Hiệu quả từ trồng rừng FSC

Bảo vệ môi trường hệ sinh thái, đa dạng sinh học, giảm nguy cơ cháy rừng, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích canh tác là hiệu quả kép mà trồng rừng chứng chỉ FSC mang lại!Rừng được cấp cấp chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả trên nhiều mặt - Ảnh: L.MPhó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phan Văn Phước cho biết, việc thực hiện...

Cùng chuyên mục

Hiệu quả từ trồng rừng FSC

Bảo vệ môi trường hệ sinh thái, đa dạng sinh học, giảm nguy cơ cháy rừng, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích canh tác là hiệu quả kép mà trồng rừng chứng chỉ FSC mang lại!Rừng được cấp cấp chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả trên nhiều mặt - Ảnh: L.MPhó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phan Văn Phước cho biết, việc thực hiện...

Trồng rừng ngập mặn cải thiện môi trường sinh thái

Nhiều năm qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Trị cùng các sở, ngành, cơ quan chức năng liên quan đã triển khai các dự án trồng rừng ngập mặn nhằm phát huy tác dụng chắn sóng, bảo vệ đê điều, chống triều cường, xói lở đất, cải thiện môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở một số vùng ven biển phát triển sản xuất, nâng...

Xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự là một thách thức lớn cho sự phát triển bền vững, trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất, Do đó, để nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững thì việc nghiên cứu, đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với BĐKH là yêu cầu cấp thiết.Mô hình sản xuất giống đậu xanh 12ĐX02 cho năng suất cao, rất phù...

Hiệu quả những công trình ngăn mặn

Quảng Trị là một trong những tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung hằng năm phải chịu tác động và thiệt hại lớn từ bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp trong những năm qua đã góp phần quan trọng và thiết thực trong việc phát triển KT-XH địa phương, đảm bảo sản xuất cho cả...

Tân Thành nỗ lực hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới bị giảm

Xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2018. Tuy nhiên, căn cứ theo Quyết định số 1738, ngày 4/7/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Bộ tiêu chí xã NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, xã Tân Thành bị giảm 6 tiêu chí NTM. Để tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thực hiện có hiệu...

Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 575b phục vụ phát triển kinh tế

Ban Quản lý Bảo trì giao thông (QLBTGT) trực thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị được giao quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường, trong đó có Tỉnh lộ 575b, trục đường giao thông quan trọng kết nối Quốc lộ 1 từ thị trấn Gio Linh đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông. Hiện tỉnh lộ này đang được nâng cấp, mở rộng nhiều đoạn.Các đơn vị đang thi công nâng cấp, mở rộng...

Quản lý và sử dụng nguồn nước hợp lý để thích ứng với biến đổi khí hậu

Quảng Trị là một trong những địa phương có thời tiết khắc nghiệt, bão lũ xảy ra thường xuyên, hạn hán thất thường đã làm cho nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng. Trước thực trạng do điều kiện khí hậu, thủy văn, tác động của biến đổi khí hậu, tác động của con người như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm... khiến nước sạch đang...

Canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Do vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, thời gian qua, ngành nông nghiệp, các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tích cực, chủ động ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là các mô hình canh tác nông nghiệp...

Triển vọng Dự án Phát triển đô thị ven biển hướng đến tăng trưởng xanh ở thành phố Đông Hà

Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đông Hà vay vốn Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), tổng mức đầu tư 42,36 triệu Euro (tương đương gần 1.153 tỉ đồng), thực hiện từ năm 2024-2027. Mục tiêu dự án xây dựng TP. Đông Hà thành đô thị xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu theo đúng quy hoạch thành phố đến...

Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tăng tỉ lệ che phủ rừng, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân-đó là những lợi ích kép khi triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.Cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tuần tra bảo vệ rừng - Ảnh: H.TTheo quyết định công bố hiện trạng rừng năm 2022 ngày 27/2/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị, diện tích đất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất