Powered by Techcity

Trên đỉnh đèo Khâu Vác đêm ấy…

Chúng tôi là lớp lính trẻ của những năm tháng hành quân và đánh giặc ở Trường Sơn. Những năm chúng tôi cầm súng, phải nói cuộc đời chiến sĩ đã là phong phú lắm. Ngoài ba lô và súng đạn, còn có biết bao những bài ca, khỏe khoắn và đầy yêu mến, như để dành riêng cho chiến sĩ chúng tôi. Những bài ca ấy thật náo nức và tràn đầy khí thế. Một trong những bài ca ấy, mà dường như ở bất cứ đơn vị nào, chiến sĩ nào cũng thường hát trước mỗi lúc hội họp, sinh hoạt hay hành quân… là Qua miền Tây Bắc.

Có một điều rất lạ là cứ hát, nhưng chẳng mấy người biết đến tác giả. Hát, thấy náo nức lòng, thấy đánh giặc hăng say hơn, và thế là đủ. Bài ca viết về những ngày đánh Pháp, viết về miền Tây Bắc xa xôi, mà hát trên Trường Sơn ngày đánh Mỹ vẫn gần gũi, thân thiết, hệt như núi vút ngàn trùng xa, bao khó khăn vượt qua, chính là Trường Sơn này, chính là những ngày tháng này, kể cả lối diễn đạt chân thành, mộc mạc bộ đội ta vâng lệnh Cha Già vẫn được tiếp nhận với một tình cảm chân thành, xúc động.

Trên đỉnh đèo Khâu Vác đêm ấy...

Nhạc sĩ Nguyễn Thành – Ảnh: N.N.T

Tôi có một thích thú riêng: tìm đến tác giả những bài ca giàu sức chiến đấu, tác động mạnh đến đời sống chiến sĩ. Và vì thế, một chiều, tôi đã gặp Nguyễn Thành – tác giả bài Qua miền Tây Bắc …

Nhạc sĩ Nguyễn Thành kể: “Bài hát Qua miền Tây Bắc mình viết trong khoảng hơn một tiếng đồng hồ, trên đỉnh đèo Khâu Vác, vào một đêm hành quân …”.

Một tiếng đồng hồ, nhưng bài hát của anh đã và sẽ có sức sống gấp bao lần khoảng thời gian ấy. Để có một tiếng đồng hồ đó, ít nhất anh cũng đã hai lần hành quân đánh giặc nơi Tây Bắc, và có một cuộc đời Vệ quốc quân từ khi tuổi đời chưa tròn mười lăm. Ấy là vào năm 1945, Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Nguyễn Thành đang là một cậu học trò ở Hà Nội. Có một ngày, cờ đỏ sao vàng và khúc hát Tiến quân ca cuốn hút cậu theo những đoàn tuần hành biểu tình, đi từ Nhà hát lớn, tràn vào Bắc Bộ phủ giành chính quyền.

Cuộc đời chiến sĩ của Nguyễn Thành bắt đầu từ ngày ấy, và rồi ngay sau đó anh trở trung đội phó của một trung đội thiếu sinh quân với chiếc mũ ca lô có đính ngôi sao viền vàng, quần soóc và bít tất xanh, áo sơ mi vàng. Âm vang của đời lính này là nhịp giày vàng gõ đều trên mặt đường, và tiếng lách cách của khẩu súng khai hậu bên thắt lưng…

Cuộc kháng chiến bùng nổ. Chú bé thiếu sinh quân ấy theo đoàn quân Tây tiến, lên mặt trận. Anh tham gia những trận đọ sức với đoàn quân do tên Curiăng chỉ huy với huyền thoại do chúng bịa ra: súng bắn không thủng…

Vượt mốc băng sông lưng núi mây ngàn

Đoàn quân Tây tiến dồn chân bước.

Chiến trường đầu tiên, ít nhất cũng có một lần, Nguyễn Thành với vốn nhạc non nớt thuở học sinh của mình đã viết bài ca Tây Bắc ấy. Đó là năm 1946, anh mới chân ướt chân ráo lên với Tây Bắc. Nhạc điệu bài hát cũng lãng mạng như tâm hồn đầy lãng mạng của anh.

Rồi những năm tháng chiến đấu trôi qua. Anh đi đến bao chiến dịch, bao miền đất khác. Năm 1949 anh trở thành một cán bộ của văn công xung kích sư đoàn Quân tiên phong, tức sư đoàn 308. Thu Đông năm 1952, anh cùng đội văn công của mình trở lại Tây Bắc tham gia chiến dịch. Đêm trước ngày giải phóng Nghĩa Lộ, đội văn công xung kích với mười ba người dừng chân giữa lưng đèo Khâu Vác. Đào hầm, nhóm lửa, ngồi bàn tán với nhau về chiến dịch, rồi ôm nhau nằm chờ sáng, Nguyễn Thành không chợp được mắt. Xúc động lớn nhất của anh là: Lệnh Bác Hồ cử bộ đội lên giải phóng Tây Bắc. Trong thư Bác gửi, nói nhiều đến nỗi thống khổ của nhân dân Tây Bắc – miền đất và con người mà Nguyễn Thành đã có bao kỷ niệm…

Trên đỉnh đèo Khâu Vác đêm ấy...

Bộ đội tiến quân lên Tây Bắc – Ảnh: Thanh Nguyễn

Những lời ca vụt đến. Măng-đô-lin trong tay gẩy theo, và Nguyễn Thành ngồi hát. Qua miền Tây Bắc được hiện lên chữ, lên giấy đêm ấy, bên ngọn lửa bập bùng giữa căn hầm đào vội, trong tiếng nhịp chân rầm rập vào chiến dịch, và trong tiếng gió hú dài trên đỉnh đèo… Viết xong, mệt quá, tác giả của nó ngủ thiếp đi. Sáng dậy, thấy Hoán, Phùng Đệ, Vũ Hướng… những người bạn trong đội ngồi hát say sưa. Họ đã nhặt được bản thảo của anh, từ trong bếp lửa! Cũng may, than đã nguội, nên giấy không bị cháy…

Ngay sáng ấy, bài hát lập tức được trình diễn phục vụ bộ đội vào chiến dịch, với măng-đô-lin, ghi ta, sáo tre… và tác giả cùng các bạn mình đứng hát ngay trên đỉnh đèo, phục vụ những đoàn quân đi qua. Bài hát như ngọn lửa, qua mỗi người lính, lại bùng lên. Và ngọn lửa ấy dần lan suốt các đoàn quân, đi hết chiến dịch này sang chiến dịch kia…

Trẻ chăn trâu thấy các chú bộ đội hát, cũng nhập tâm và í ới hát theo tiếng mõ trâu vang khắp cánh đồng Tây Bắc giải phóng. Lại có cả những bác xẩm cũng dùng nó để hát ngay trong nội thành Hà Nội lúc ấy còn bị giặc chiếm. Bài hát còn được truyền đến những thế hệ sau, ấy là lớp chiến sĩ Trường Sơn chúng tôi, đã dùng nó như một chiến sĩ ca những năm đi đánh giặc…

Nhạc sĩ Nguyễn Thành kể tiếp:

– Năm 1954 chúng mình được đi phục vụ chiến dịch Điện Biên. Một chiều, trong hầm bộ Tổng chỉ huy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bảo hát cho nghe hai bài, trong đó có Qua miền Tây Bắc. Nghe xong, Đại tướng nói: Cậu nào sáng tác bài này đáng được thưởng! Lương Ngọc Trác báo cáo với Đại tướng mình là tác giả Qua miền Tây Bắc. Đại tướng xiết chặt tay mình, hỏi cuộc đời chiến sĩ của mình. Sau đó ít lâu, mình được tặng thưởng một huân chương chiến công…

Những năm tháng Tây Bắc để lại nhiều ấn tượng trong Nguyễn Thành đến hôm nay, dẫu rằng hơn ba mươi năm đã trôi qua. Khuôn mặt anh thuần phác, thâm trầm. Những gì mãnh liệt nhất thường ấp ủ bên trong, ít được thổ lộ thành lời. Anh nói về mình khó khăn, nhưng đã nói, thì thật thà, nhiều khi hồn nhiên dễ yêu, dễ mến. Cuộc đời chiến sĩ, cuộc đời nghệ thuật của anh từ ấy. Và cả cái phần đời của anh cũng từ ấy. Vợ anh, chị Ngọc Thảo, nữ diễn viên múa, nữ đạo diễn truyền hình cũng là diễn viên văn công của Sư đoàn 316, và buổi đầu hai người gặp nhau cũng chính bởi những kỷ niệm về Tây Bắc, một chiến trường mà hai người đã gắn bó.

Tôi gặp lại Nguyễn Thành một chiều ở Tây Bắc. Một cuộc chiến đấu mới đến với rừng núi nơi này. Và Nguyễn Thành lại có mặt. Trước núi rừng, anh lại trở về với cái hồn nhiên, cái xúc động của tuổi mười lăm, mười sáu trong đoàn quân Tây tiến…

– Thế mà cũng đã hai cuộc kháng chiến, mình mới trở lại đây – Anh nói, giọng thoáng ân hận.

Tôi cảm thông được những gì đang xúc động mãnh liệt trong anh. Hòa bình, anh trở về Hà Nội, trong đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị. Kháng chiến chống Mỹ, anh có mặt ở Trường Sơn, lãnh đạo một đoàn văn công ở mặt trận này. Hồi anh được cử sang phụ trách phần âm nhạc của các chương trình binh vận Đài Tiếng nói Việt Nam, Tây Bắc còn trở lại một lần nữa với ca khúc anh viết vào năm 1956: Tiếng sáo Mèo gửi người chiến sĩ (Lời thơ : Khắc Tuế ).

Với các nhạc sĩ quân đội, miền đất nào, chiến trường nào nóng bỏng, dữ dội nhất là nơi các anh đi. Một Trường Sơn đến với Nguyễn Thành cũng đầy hấp dẫn và lý tưởng như năm xưa ca lô đội lệch lên Tây Bắc. Nhưng giai đoạn này, với công việc của một đoàn văn công, Nguyễn Thành quá ít thời gian để sáng tác. Tuy chưa sáng tác, nhưng hồn nhạc của anh đã quyện với Trường Sơn, và anh đã âm thầm tích lũy khá nhiều cảm xúc và tư liệu.

Cho đến khi giã từ, nhận một nhiệm vụ mới, thì những gì là kỷ niệm, là gắn bó… bùng dậy mạnh mẽ. Suốt nhiều năm sau, dù là có nhiều đề tài khác lôi cuốn, Nguyễn Thành vẫn dành nhiều tình cảm, thời gian của mình để viết về Trường Sơn: Con sư tử số 3 (lời thơ: Tạ Hữu Yên) ; Ngôi sao, ngọn đèn, ánh mắt (lời thơ: Lưu Quang Hà) ; Tôi có một Trường Sơn (lời thơ: Châu La Việt) và cả bản giao hưởng Ký ức Trường Sơn…

Nguyễn Thành có lẽ là loại nhạc sĩ sợ những cảm xúc hời hợt, thoáng qua. Anh thường chỉ dám cầm bút, cầm đàn khi những cảm xúc thấm sâu, lắng đọng vào hồn. Cách làm việc này khó đưa lại cho anh số lượng cao về tác phẩm, nhưng tự loại cho anh những sáng tác dễ làm, dễ quên. Đó cũng là trường hợp anh làm Cảm xúc tháng Mười (lời thơ: Tạ Hữu Yên). Cho đến hơn hai mươi năm sau, anh mới lại viết về Sư đoàn 308 thân thiết từ ngày chống Pháp của anh, với lời ghi: Kính tặng sư đoàn Quân tiên phong.

Đêm, cái đêm anh vút qua gầm cầu

Anh đã hẹn ngày mai trở lại

Sóng sông Hồng vỗ bờ xa hát mãi

Ca từ đẹp, giai điệu đẹp, giàu sức âm vang tự tâm hồn. Qua Cảm xúc tháng Mười, thấy sự đa dạng của Nguyễn Thành. Anh viết trữ tình, mê say, nhưng khỏe khoắn trong nhịp hành quân. Các nhịp 6/8 và 2/4 nối tiếp nhau giúp anh thể hiện tốt những tình cảm ấy. Khi viết xong bài ca, chính Nguyễn Thành tự đàn piano, tự hát, và trên má anh có những dòng nước mắt. Những kỷ niệm tươi nguyên của cuộc đời chiến đấu, càng sâu sắc thêm qua nhiều năm tháng, sao không khiến anh xúc động và nhớ thương đến vậy được! Cảm xúc tháng Mười xứng đáng với giải thưởng dành cho nó: sự yêu mến, lưu truyền của đông đảo người nghe.

*

Những kỷ niệm của cuộc đời và những năm tháng chiến đấu một lần nữa lại bừng dậy trong anh, khi chiều nay anh và chúng tôi ngồi giữa mặt trận Tây Bắc

Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa…

Ba mươi năm hành quân trong khúc ca

Sớm nay lại qua miền Tây Bắc

Nhạc sĩ viết bài ca mái đầu giờ điểm bạc

Ra đi từ thuở Vệ quốc tóc xanh

Hành quân qua bao thác bao ghềnh

Hồn ba mươi năm vẫn xanh trời Tây Bắc

Một bạn trẻ làm thơ cùng ngồi với chúng tôi chiều ấy đã viết tặng Nguyễn Thành những câu này, khi Nguyễn Thành kể lại câu chuyện trên. Một lần nữa súng lại nổ nơi miền biên giới, và những nhạc sĩ quân đội lại hành quân ra trận. Nguyễn Thành đã có mặt rất sớm ở đây . Anh đã kịp viết tặng những đoàn quân ra trận hôm nay Hành khúc bảo vệ biên cương Tổ quốc (Thơ Trần Đăng Khoa):

Những đoàn quân lại trùng trùng ra đi

Ta đã quen rồi gian khổ trường kỳ

Ròng rã mấy ngàn năm đánh giặc…

Đất nước của ông cha là máu thịt của chúng ta

Đất nước Bạch Đằng đất nước Đống Đa

Lại mở tiếp Bạch Đằng lại mở tiếp Đống Đa…

Bài hát vừa ráo mực, lại đã được các đoàn quân truyền đi dọc chiến hào. Tôi nghĩ, Hành khúc bảo vệ biên cương Tổ quốc chính là một sự tiếp nối của Qua miền Tây Bắc và cũng sẽ là một “chiến sĩ ca” của những năm năm đánh giặc bảo vệ biên cương. Và từ Qua miền Tây Bắc đến Hành khúc bảo vệ biên cương Tổ quốc hôm nay là hai cột mốc, mà khoảng giữa nó là một cuộc đời nghệ sĩ, giản dị, mộc mạc, sâu sắc, như cuộc đời chiến sĩ Nguyễn Thành…

Châu La Việt

Nguồn

Cùng chủ đề

Trao 105 suất quà cho người khuyết tật, nạn nhân da cam

Sáng nay 23/11, Hội Bảo trợ Người Khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam, Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Quảng Trị tổ chức trao quà cho người khuyết tật, nạn nhân da cam bị ảnh hưởng của bão số 6 (TRAMI) trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch Trung ương Hội Bảo trợ Người Khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam...

Tập huấn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng nay 18/10, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Quảng Trị phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hội nghị tập huấn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2024. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Hồ Đại Nam dự hội nghị.Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó trưởng Ban...

PC Quảng Trị chú trọng bảo vệ hành lang an toàn lưới điện

Trong công tác quản lý vận hành lưới điện thì bảo vệ hành lang an toàn lưới điện là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Vì thế, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân tự giác không xâm phạm hành lang an toàn thì công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn ngừa các yếu tố ảnh hưởng để hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn gây gián đoạn đến quá trình cung cấp...

Tổng kết triển lãm “Da cam – Lương tri và Công lý” – Quảng Trị 2024

Sáng nay 29/8, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam, Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh cùng các đơn vị liên quan tổ chức lễ tổng kết triển lãm “Da cam – Lương tri và Công lý” – Quảng Trị 2024. Đại tá Phạm Xuân Hưng, Phó Chủ...

Nguồn cảm hứng bất tận từ mảnh đất quê hương

Chương trình nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải tối 6/7 đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của chương trình này là tổng biên đạo múa Nguyễn Hải Trường - một người con của Quảng Trị từng thành công với nhiều...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tràn về, Hà Nội chuyển mưa rét vào đầu tuần

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 19/11/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 năm 2023 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 - 2024). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng làm việc với đoàn công tác của FAO và ECHO

(Cổng TTĐT) Ngày 20/11/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng có buổi làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam và bà Valentina Auricchio, Trưởng đại diện của Ủy ban bảo vệ dân sự và Viện trợ nhân đạo Châu Âu (ECHO) tại khu vực D3 cùng các thành viên đoàn công tác. ...

Cùng chuyên mục

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn con cán bộ kháng chiến. Năm 1965, cô được sang Trung Quốc học đại học, trở thành giáo viên rồi trở về nước. Cùng với nhiều cán bộ trở về Nam chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, đầu năm 1972, cô viết đơn tình nguyện đi...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Người góp phần đưa thể thao hải lăng phát triển

25 năm làm giáo viên môn giáo dục thể chất của Trường THPT Hải Lăng cũng là ngần ấy năm anh Trần Quang Vinh (sinh năm 1975), ở Khóm 7, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, miệt mài ngày đêm đào tạo, dạy dỗ nên hàng chục thế hệ võ sinh môn Karate. Về chuyên môn, anh làm tốt công tác tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn học sinh tham gia các giải, hội...

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Truyện ngắn: Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Phát triển bóng đá phong trào không cạnh tranh trong trường học

Khoảng 2 năm trở lại đây, bóng đá phong trào trong các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển khá mạnh , thu hút số lượng lớn giáo viên và học sinh tham gia. Mô hình câu lạc bộ (CLB) bóng đá phong trào trong trường học trở thành một sân chơi thường xuyên, lành mạnh, mang đến nhiều cơ hội để rèn luyện sức khỏe, giáo dục toàn diện cho học sinh. Phong trào này...

Tin nổi bật

Tin mới nhất