Powered by Techcity

Lan tỏa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Thời gian qua, các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức đoàn thể đã tích cực triển khai có hiệu quả cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Những nỗ lực từ nhiều phía đã góp phần hỗ trợ hàng hóa sản xuất trong tỉnh, trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN). CVĐ thực sự lan tỏa sâu rộng và nhận được nhiều quan tâm, hưởng ứng tích cực của đông đảo DN cũng như người dân trên địa bàn tỉnh.

Lan tỏa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Ban Chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh kiểm tra công tác sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm đặc sản Quảng Trị – Ảnh N.P

Để lan tỏa CVĐ này đến với người tiêu dùng (NTD), mở ra cơ hội để các DN trong tỉnh đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng Việt, các thành viên Ban Chỉ đạo CVĐ tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành với DN kết nối, tiêu thụ sản phẩm, đưa hàng Việt Nam chất lượng cao đến với NTD.

Trong 2 năm 2022 và 2023, Sở Công thương đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán chương trình xúc tiến thương mại tỉnh đối với 21 đề án với tổng kinh phí 6,435 tỉ đồng. Trong đó, sở đã chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, đề án hỗ trợ xây dựng thương hiệu nhằm hoàn thiện và phát triển cho một số sản phẩm nông sản đặc trưng, OCOP của tỉnh; tổ chức đoàn DN tỉnh tham gia các hội nghị kết nối giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa tại các tỉnh, thành phố trong nước; tổ chức hoạt động kết nối sản phẩm OCOP tỉnh đưa vào hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại; triển khai Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản…

Qua đó, đã xây dựng chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy các hợp đồng hợp tác kinh doanh, phân phối và tiêu thụ sản phẩm của địa phương, hỗ trợ gắn kết bền vững giữa DN sản xuất, chế biến và các siêu thị, cửa hàng giới thiệu nông sản đặc trưng, OCOP và các cửa hàng bán lẻ hiện đại trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Giám đốc Siêu thị Co.opmart Đông Hà Đặng Tứ Minh San cho biết: “Hiện nay, trong các mặt hàng, sản phẩm kinh doanh của đơn vị thì hàng Việt Nam luôn chiếm trên 90% với trên 16.000 mặt hàng và được NTD tin tưởng, ưu tiên ủng hộ.

Siêu thị cũng tạo điều kiện đưa vào kinh doanh nhiều sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh và trưng bày tại một địa điểm giúp NTD dễ dàng chọn lựa hàng hóa địa phương như: gạo sạch Triệu Phong; bơ lạc, dầu ăn cho bé, dầu ăn mè đen, dầu lạc (SUPER GREEN); tinh bột nghệ; trà mướp đắng, trà cà gai leo An Xuân; gạo Vietgap, gạo hữu cơ Sepon… Tất cả các mặt hàng kinh doanh tại siêu thị đều được kiểm soát chất lượng ngay từ đầu vào, đảm bảo theo quy chuẩn, quy định”.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã chỉ đạo triển khai có hiệu quả chương trình OCOP. Đến nay, toàn tỉnh có 115 sản phẩm OCOP, trong đó có 42 sản phẩm đạt 4 sao, 73 sản phẩm đạt 3 sao.

Trong 58 chủ thể OCOP có 16 DN, 16 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác và 22 hộ sản xuất, kinh doanh. Các sản phẩm OCOP đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Riêng trong năm 2023, có 82 ý tưởng sản phẩm được đăng ký chứng nhận OCOP; trong đó có 52 ý tưởng sản phẩm mới, 27 sản phẩm đăng ký đánh giá lại và 3 sản phẩm đăng ký nâng hạng và có thêm 6 -7 HTX đăng ký tham gia chương trình OCOP.

Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, Bưu điện tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. Đến nay, có trên 95% sản phẩm OCOP tham gia các sàn thương mại điện tử.

Nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện CVĐ, thời gian tới, các thành viên BCĐ tỉnh, BCĐ các huyện, thị xã, thành phố cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, phổ biến rộng rãi chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Đổi mới, đa dạng cách thức tuyên truyền, nhằm thay đổi tư duy “ưu tiên dùng hàng Việt” sang “tin dùng hàng Việt”.

Chú trọng hỗ trợ xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, quảng bá để NTĐ hiểu và tin dùng sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá sản phẩm, nhất là bán hàng trực tuyến, phát triển thương mại điện tử kết hợp hài hòa với kênh phân phối truyền thống; tăng cường quản lý nhà nước về hàng hóa, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng nhập lậu, hàng giả nhằm củng cố niềm tin của NTD đối với hàng Việt Nam.

Ngoài ra, các sở, ban, ngành, địa phương cần phối hợp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn; tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin phản ánh các vấn đề liên quan đến sản phẩm, DN; thường xuyên biểu dương, khen thưởng các DN, tổ chức, cá nhân ở trong tỉnh, người Quảng Trị ở tỉnh ngoài, nước ngoài có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được người Việt Nam tin dùng hoặc có nhiều thành tích trong thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Sự vào cuộc của các DN đã giúp hàng Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn. Từ sự thân quen, gần gũi, đã trở thành niềm tin; không ít NTD chọn hàng Việt Nam là số 1 trong giỏ hàng hóa mua sắm của cá nhân và gia đình.

Điều này cho thấy, nhận thức của NTD đã thay đổi, không chỉ là sự vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà hiện tại, hàng Việt Nam trở thành lựa chọn không thể thiếu của NTD Việt.

Ngoài ra, việc gắn thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới với các CVĐ, các phong trào thi đua yêu nước của Mặt trận và các tổ chức thành viên góp phần vận động các tầng lớp nhân dân thi đua sáng tạo, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa Quảng Trị và các DN, cơ sở sản xuất trong tỉnh có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được NTD ưa thích.

Không chỉ định hướng tiêu dùng, phát triển thị trường, CVĐ còn góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và cơ sở sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

Ngọc Lan

Nguồn

Cùng chủ đề

Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị

Chiều nay 2/1, Khối thi đua MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết, bình xét thi đua - khen thưởng năm 2024 và ký kết giao ước thi đua năm 2025.Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ký kết giao ước thi đua năm 2025 - Ảnh: K.STrong năm 2024, các đơn vị trong Khối thi đua MTTQ...

Kết nối nông sản Quảng Trị đến với thị trường TP. Hồ Chí Minh

Đoàn công tác tỉnh Quảng Trị do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến làm trưởng đoàn vừa làm việc với Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) về hợp tác và tiêu thụ nông sản của tỉnh Quảng Trị.Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tập trung đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa và ứng dụng công nghệ cao để tạo ra nhiều sản phẩm chất...

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp cuối năm

Năm 2024, tỉnh Quảng Trị đề ra mục tiêu phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 34 nghìn tỉ đồng. Để đạt mục tiêu đề ra, bên cạnh sự nỗ lực triển khai các giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại - dịch vụ của các sở, ngành, địa phương, thời điểm này, các doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ hàng hóa trong tỉnh cũng đang tăng tốc thực hiện các...

Cam Lộ kiến nghị bố trí vốn xây dựng hạ tầng phát triển KT-XH địa phương

Chiều nay 22/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử trên địa bàn huyện Cam Lộ do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam làm tổ trưởng có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Cam Lộ về một số nội dung chuẩn bị trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Anh Tuấn cho biết, huyện đã triển khai thực hiện đúng tiến độ và ước hoàn thành 7/7 chỉ tiêu...

Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP

Trong số các tiêu chí của sản phẩm OCOP, “câu chuyện sản phẩm” được đánh giá là tiêu chí quan trọng, là nét văn hóa đặc trưng của từng địa phương, là thông điệp mà chủ thể OCOP muốn truyền tải đến cộng đồng và người tiêu dùng. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm quảng bá, thu hút khách hàng tìm đến sản phẩm.Giới thiệu sản phẩm của HTX dược liệu Trường Sơn -Ảnh: L.A“Từ xa xưa,...

Cùng tác giả

Hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam trước 30/4/2025

Đó là chỉ đạo của Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải tại buổi làm việc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về việc thông qua phương án, ý tưởng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Đông Nam và phương án điều chỉnh ranh giới KKT Đông Nam Quảng Trị vào chiều qua 2/1. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị

Chiều nay 2/1, Khối thi đua MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết, bình xét thi đua - khen thưởng năm 2024 và ký kết giao ước thi đua năm 2025.Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ký kết giao ước thi đua năm 2025 - Ảnh: K.STrong năm 2024, các đơn vị trong Khối thi đua MTTQ...

Tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ năm 2024

Chiều nay 2/1, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ (BVCSSKCB) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban BVCSSKCB tỉnh Phan Văn Phụng tham dự.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang phát biểu chỉ...

Lần thứ hai tỉnh Quảng Trị không đề xuất Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói dịp tết Nguyên đán

Hôm nay 2/1, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Nguyên Hồng xác nhận, tỉnh Quảng Trị không đề xuất hỗ trợ gạo cứu đói dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025.Theo ông Hồng, ngày 25/12/2024, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị tỉnh Quảng Trị rà soát, đề xuất hỗ trợ gạo dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt đầu năm 2025. Sau khi rà soát, các huyện,...

Năm 2024, doanh thu xã hội ngành du lịch đạt 2.400 tỉ đồng

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2024, tỉnh Quảng Trị tổ chức nhiều sự kiện, kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước, đặc biệt là các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 thu hút số lượng lớn khách du lịch.Tổng lượng khách du lịch đến Quảng Trị ước khoảng 3.014.000 lượt (tăng 48,4% so với năm 2023). Trong đó, khách quốc tế...

Cùng chuyên mục

Cùng người Hải Lăng “đi một ngày đàng…”

Từ ngày 10-17/9/2013, tôi có dịp cùng Đoàn công tác huyện Hải Lăng do Bí thư Huyện ủy Trần Ngọc Ánh làm trưởng đoàn và 22 thành viên sang công tác tại Thái Lan. Đây có thể xem là chuyến công tác “đi trước, mở đường”, góp phần hình thành nhiều ý tưởng sáng tạo trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hải Lăng cũng như chủ động trong việc cùng với tỉnh Quảng...

Một năm khởi sắc của ngành nông nghiệp Quảng Trị

Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết bất lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường biến động và một số cơ chế chính sách còn vướng mắc, song ngành đã chủ động tham mưu, triển...

“Đánh thức” tiềm năng trên Hành lang kinh tế Đông

Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) là một trong 5 hành lang kinh tế thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được thành lập vào tháng 10/1998, đi qua 13 tỉnh, thành của 4 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Đây được coi là thành tố quan trọng để tăng cường hợp tác phát triển kinh tế ở Tiểu vùng sông Mê Kông.Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Sekong (Lào) Lếc-lảy Sỷ-vy-lay (bìa phải)...

Đưa gỗ Quảng Trị đi xa

Quảng Trị có diện tích rừng hơn 248.189 ha, trong đó diện tích rừng trồng hơn 121.495 ha. Toàn tỉnh có hơn 26.136 ha diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC. Đây là điều kiện lý tưởng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến gỗ và hướng tới xuất khẩu, qua đó phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.Mô hình trồng rừng gỗ lớn tại...

Kinh tế du lịch sẽ tạo đột phá lớn

Năm 2024, Quảng Trị đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 168 nghìn lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay và dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đây là tín hiệu đáng mừng khi du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung đầu tư, qua đó tạo đột phá giúp Quảng Trị chuyển mình, phát triển.Hạ tầng bãi tắm Gio Hải được đầu tư...

Từ làng văn hóa Tày Thái Hải, nghĩ về du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh

Từ vùng đồi núi trọc, tròn 20 năm sau ngày lập làng, làng văn hóa Tày Thái Hải được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trao tặng giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới” năm 2022. So với làng văn hóa Tày Thái Hải, làng du lịch sinh thái cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, có nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiên, việc khai thác phát triển du lịch cộng đồng...

Đi chợ thời 4.0

Mua hàng không dùng tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ từ thành phố tới vùng nông thôn, từ trung tâm thương mại, siêu thị đến chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, hình thức này còn góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của tỉnh, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch.Người dân thanh toán bằng quét...

Bừng sáng Mỹ Thủy

Những ngày cuối năm 2024, công trường xây dựng cảng nước sâu Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, nhộn nhịp và hối hả hơn. Nhà thầu huy động tối đa máy móc, nhân lực để tăng tốc thi công công trình, phấn đấu đưa vào khai thác một cầu cảng trong năm 2025 theo đúng tiến độ đề ra. Sau gần 4 năm “im ắng”, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đã được tái khởi động...

Bán tín chỉ carbon, tiềm năng từ rừng đến thảm cỏ biển

Kinh doanh tín chỉ carbon từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng là hướng đi mới để phát triển kinh tế lâm nghiệp của các địa phương có rừng. Đối với Quảng Trị, nguồn thu từ bán tín chỉ carbon không chỉ đến từ rừng mà trong tương lai, tiềm năng về...

Kết nối cung – cầu để hỗ trợ doanh nghiệp vươn xa

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), kết nối cung - cầu được tỉnh Quảng Trị triển khai tích cực, hiệu quả. Thông qua hoạt động này đã tạo cơ hội thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, ký kết được nhiều đơn hàng có giá trị với đối tác trong và ngoài khu vực.Các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất