Powered by Techcity

Quảng Trị và nửa thế kỷ gieo hạt yêu thương

Khi cầm tập sách “Người gieo hạt và những mùa hoa” đầy đặn xinh xắn trong tay, tôi xúc động và hạnh phúc vô cùng. Tôi thống kê tỉ mỉ, thấy có 68 tác giả tham gia tập sách, gồm: 2 ghi chép; 14 truyện ngắn; 12 bút ký; 1 tản văn; 8 văn xuôi; 71 tác phẩm thơ; 6 tác phẩm nhạc. Đây là kết quả của một sự phối hợp rất sáng tạo giữa Sở Gioas dục và đào tạo và Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Trị thông qua một trại sáng tác nhằm khơi dậy trong mọi người cảm xúc trân quý trước những đóng góp lớn lao, những hy sinh thầm lặng của đội ngũ các thầy cô giáo và niềm tin vào sự phát triển vững mạnh của giáo dục – đào tạo tỉnh nhà.

Qua gần 700 trang sách, tôi được gặp rất nhiều những người gieo hạt, ươm mầm với tất cả tình yêu thương dành cho học trò của một vùng đất kiên cường hồi sinh sau mưa bom bão đạn, kiên trì vượt qua tất cả khốc liệt của thời hậu chiến, kiên nhẫn chịu thương chịu khó bước trên khô cằn đất đai, qua khắc nghiệt thời tiết, tự nhắc nhở mình hãy chữa lành vết thương để chào đón hòa bình… “Thực ra, nói là về chung một nhà, nhưng giáo dục tỉnh nhà vẫn là nền giáo dục của hai miền. Đây là nét khác biệt đặc trưng chỉ có ở Quảng Trị mà không thể có bất cứ ở một tỉnh nào khác trên đất nước ta lúc này” (Ghi chép của Lê Mậu Đạt).

Có hiểu điều ấy mới thấy thầy Nguyễn Văn Tu và thầy Lê Trọng Từ từ năm 1972 đã vừa tháo gỡ rất nhiều khó khăn của vùng đất mới được giải phóng, trường lớp thiếu thốn, cuộc hồi cư của dân với nhiều gian nan gập ghềnh ban đầu, vừa phối hợp rất nhịp nhàng, để dấu ấn hai vùng hài hòa, tạo đà cho phát triển về sau. Nhập tỉnh rồi tách tỉnh, Quảng Trị là tỉnh vốn nghèo, càng đặt ra không ít bài toán hóc búa về giáo dục cho thầy Trương Sỹ Tiến (từ 1989, giai đoạn giáo dục Quảng Trị sau ngày lập lại tỉnh) và thầy Lê Phước Long (thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI). Đúng như thầy Lê Mậu Đạt viết: “Hai người như một cặp bài trùng sắc sảo, thực sự là kiến trúc sư thiết kế và xây dựng nên sự nghiệp giáo dục Quảng Trị”.

Quảng Trị và nửa thế kỷ gieo hạt yêu thương

Tập sách Người gieo hạt và những mùa hoa”- Nhà xuất bản Thuận Hóa-2022.

Những “Đại hội Giáo dục xã”, chiến dịch “Cõng chữ lên ngàn”, mô hình “Bán trú dân nuôi”… đã giúp hiện thực hóa những điều chưa có tiền lệ, tưởng chừng không thể, Giáo dục Quảng Trị tự hào đã đi đầu trở thành mẫu hình chung được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) chọn để nhân rộng, lan tỏa trên địa bàn cả nước. Có những giải pháp đột phá táo bạo như 1991, Trung tâm Tin học – Sở GD & ĐT được lập trước khi Bộ chính thức đưa tin học vào nhà trường là 3 năm (1994); lúc ấy hai phần mềm: Quản lý thi tốt nghiệp THPT và Quản lý hồ sơ liệt sĩ của trung tâm đã giúp cho một số tỉnh sử dụng nhiều năm, trước khi có phần mềm của Bộ đưa vào.

Nhìn lại cái thời cơm độn bo bo, sắn lát; cái thời nhiều trường chỉ là mái lá đơn sơ, nhất là những điểm trường vùng cao vùng xa; cái thời giáo dục Quảng Trị được gắn với nhiều từ vùng trắng, vùng nghèo, vùng trũng…thương lắm, nhưng sự giàu có nhất của chúng ta lúc ấy chính là tình thầy trò: Thầy cô nhiệt tình, tận hiến cho giáo dục, trò thì ngoài hiếu học, còn khổ học và khát học nữa.

Không thể kể hết những tấm gương tận hiến, hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp giáo dục Quảng Trị. Tất cả những tác phẩm văn xuôi, thơ in trong tuyển tập, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hình tượng, đã cho chúng ta gặp được họ. Khởi đi từ “ngôi trường kháng chiến” ở vùng Cùa, tồn tại chưa đầy 1.500 ngày (1950-1954) trải qua 5 lần dời địa điểm và hàng chục lần bị địch đốt phá chúng ta gặp được một đội ngũ quý thầy cô tuyệt vời: Phan Cự Nhân, Hồ Sĩ Phan, Thái Tăng Ly, Hồ Đình Lư, Phạm Viết Trinh, Phan Hữu Danh, Đồng Phạm Đế, Ngô Thiên Tứ, Đỗ Xuân Trạch, Nguyễn Bá Tân… đã ươm mầm cho những hạt giống tài năng tương lai của đất Việt.

Đó là thầy giáo trẻ Đoàn Văn Phong hy sinh trên đường tới lớp một huyện miền núi Hướng Hóa. Ấy là quý cô giáo Nguyễn Thị Nghiệp, Nguyễn Thị Kim Liền, Lê Thị Hà… lên công tác nơi miền biên ải đã mất vì căn bệnh sốt rét rừng. Đó là thầy giáo, Hiệu trưởng Hà Công Văn, quê Quảng Bình, gắn bó một đời viết nên câu chuyện đẹp cho sự nghiệp giáo dục miền núi Quảng Trị – quê hương thứ hai, được trân trọng là “Ngọn đèn trên núi rừng Trường Sơn” mãi mãi. (Bút ký của Lê Đức Dục). Đó là quý thầy cô giáo Nguyễn Nguyên Long, Lê Duy Minh,… cùng học sinh Trường Cấp III Vĩnh Linh dạy và học “Con chữ dưới bom” bằng mồ hôi, máu, nước mắt và cả sinh mạng con người (Bút ký của Lê Văn Thê). Đó là thầy giáo thương binh Hồ Roàng, người dân tộc Vân Kiều ở xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, trong lúc hướng dẫn học sinh lao động làm vườn địa lý, quả bom bi nằm trong đất bị cuốc trúng phát nổ, khiến đôi mắt anh mù lòa và người thương tật, mất sức 60%, nhưng lòng yêu nghề không phai nhạt. (Bút ký của Minh Tứ).

Đó là thầy giáo Phạm Công Đức, từ 9 tuổi đã được khen tặng “Dũng sĩ diệt Mỹ”, đã xuất hiện trong các bộ phim lịch sử: “Vĩ tuyến 17 – Chiến tranh nhân dân” của đạo diễn Joris Ivens quốc tịch Pháp gốc Hà Lan, phim tài liệu: “Trở lại Vĩnh Linh – 40 năm sau” và trong tác phẩm hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…” của đạo diễn – nhà văn Xuân Phượng. Với gần 40 năm đứng lớp, thầy giáo Phạm Công Đức luôn tâm nguyện gắn bó và cống hiến cho sự nghiệp trồng người trên chính quê hương của mình (Bút ký của Trần Biên). Đó là thầy Trí, thầy Liêm, thầy Quảng – những người kiên trì “ Gieo chữ bên dòng sông Sê Băng Hiêng”. Đó là 33 thầy cô giáo và 325 học sinh từ 3 đến 5 tuổi của Trường Mầm Non thị trấn Cửa Việt như những bông hoa “hướng dương miền cát trắng” luôn hướng về ánh mặt trời… (Bút ký của Nguyễn Thành Phú). Đó là thầy giáo, Hiệu trưởng Nguyễn Mai Trọng, người đã mong muốn và từng bước tiên phong, đổi mới: “Mong muốn đau đáu của mình là làm sao để các em học sinh miền núi được tiếp cận điều kiện giáo dục của thành thị cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng giáo dục” thành hiện thực (Bút ký của Đoàn Phương Nam).

Đó là “Những bông hoa của núi rừng” Vĩnh Khê, quý thầy cô Nguyễn Văn Chung, Hồ Đoàng, Hồ Phìa, Lê Văn Bản (nay đã mất), Hồ Thị Xuân, Nguyễn Quang Trợ, Ngô Văn Lộc, Nguyễn Văn Tuyến, Lê Thị Vinh, Hồ Rày, Lê Thị Hải Lý, Trương Thị Thủy, Hồ Thị Hồng, Trương Thị Phượng, Ngô Văn Lộc, Đỗ Văn Quảng…(Ghi chép của Ngô Nguyên Phước). Đó là thầy giáo, Hiệu trưởng Lê Thanh Tùng đã phối hợp chặt chẽ cùng Bộ đội biên phòng, kết hợp hài hòa cùng giáo viên làm cho bầu không khí dạy học nơi miền biên viễn sinh động, sáng tạo (Ghi chép của Nguyễn Thành Phú). Đó là cô giáo Trần Thị Thanh Nga, dạy Tiếng Anh, dạy làm người, “thầm lặng thắp lên những ước mơ…” cho học sinh nơi vùng cao Hướng Hóa.(Tác phẩm của Trần Đức Nhật Toàn). Đó là cô giáo quê Sơn Tây Nguyễn Thị Hồng Vân: “Có một nàng dâu lấy chồng Quảng Trị/ Ròng rã tháng năm chăm chút nụ mầm” (Tác phẩm của Nguyễn Hữu Thắng)…

Còn vô vàn những thầy cô giáo miền ngược, miền xuôi, trong tỉnh, ngoài tỉnh đã lặng thầm gieo mầm yêu thương cho tất cả học sinh Quảng Trị trước đó và hơn nửa thế kỷ đã qua, không thể bút mực nào nói hết. Mong sẽ có nhiều hơn nữa những tập sách dành cho giáo dục tỉnh nhà, dành cho giáo viên và học sinh để tìm kiếm hun đúc tài năng; cũng có thể đặt vấn đề rộng lớn hơn, không chỉ là mảng giáo dục trong nhà trường…

Võ Thị Quỳnh

Nguồn

Cùng chủ đề

Hội đồng hương Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ

Sáng nay 16/2, Hội đồng hương Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ; đại diện Hội đồng hương Quảng Trị tại các tỉnh lân cận cùng đông đảo bà con Quảng Trị...

Gặp mặt doanh nghiệp người Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh

Tổng Biên tập: Trương Đức Minh TứGiấy phép hoạt động báo điện tử số 51/GP - BTTTT ngày 11/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thôngTòa soạn và Trị sự: Số 311 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng TrịTel: (0233).3.852528; Email: [email protected]ọi thông tin sao chép, khai thác và tổng hợp tin tức từ website đều...

Thú chơi gà cảnh lắm công phu

Là thú chơi đòi hỏi sự đầu tư về cả tiền lẫn công chăm sóc nhưng nhiều năm qua, gà cảnh vẫn thu hút không ít người dân Quảng Trị tham gia vì sự đam mê, yêu thích. Phong trào này đã tạo sân chơi lành mạnh, góp phần giữ gìn, nhân rộng các giống gà Việt đẹp thuần chủng.Ngoài chơi gà tre Tân Châu, ông Bùi Mạnh Dũng còn sở hữu những cặp gà Onagadori với bộ lông...

43 công dân thị xã Quảng Trị lên đường nhập ngũ

Sáng nay 14/2, thị xã Quảng Trị tổ chức lễ giao nhận quân năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đến dự, tặng hoa chúc mừng và động viên các tân binh lên đường nhập ngũ.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tặng hoa chức mừng và động viên tân binh lên đường nhập ngũ - Ảnh: Lê MinhTrong đợt giao, nhận quân năm nay, thị xã Quảng Trị có 43 công dân lên đường nhập ngũ...

Người tâm huyết với vùng đất Hải Lăng

Người tôi muốn nói đến trong bài viết này là anh Hồ Đại Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng.Anh Hồ Đại Nam (bên phải) trò chuyện với người trồng cam ở vùng K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng - Ảnh: Đ.TĐã có một số tác phẩm báo chí viết về anh Hồ Đại Nam - người...

Cùng tác giả

Hội đồng hương Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ

Sáng nay 16/2, Hội đồng hương Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ; đại diện Hội đồng hương Quảng Trị tại các tỉnh lân cận cùng đông đảo bà con Quảng Trị...

Gặp mặt doanh nghiệp người Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh

Tổng Biên tập: Trương Đức Minh TứGiấy phép hoạt động báo điện tử số 51/GP - BTTTT ngày 11/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thôngTòa soạn và Trị sự: Số 311 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng TrịTel: (0233).3.852528; Email: [email protected]ọi thông tin sao chép, khai thác và tổng hợp tin tức từ website đều...

Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng điều hành phiên thảo luận tổ về chính sách hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới...

Hôm nay 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị điều hành phiên thảo luận tổ.Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh điều hành phiên thảo...

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng gặp mặt các doanh nghiệp người Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh

Tối nay 15/2, tại TP. Hồ Chí Minh, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi gặp mặt đại diện các doanh nghiệp người Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng mong muốn, các doanh nghiệp người Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đồng hành với sự phát triển của quê hương - Ảnh: Lê TrườngPhát biểu tại sự kiện, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Quyền...

Đại biểu Hà Sỹ Đồng tham gia một số nội dung về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Sáng nay, 15/2, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tham gia phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng, Quyền chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã tham gia một số nội dung về Dự án luận này.Đối với quy định tại Điều 2 dự thảo về tổ chức chính quyền...

Cùng chuyên mục

Bền bỉ cống hiến cho thể thao phong trào

Từ lâu, anh Nguyễn Văn Tý (sinh năm 1984) ở Khu phố 4, Phường 5, TP. Đông Hà được nhiều người trong giới thể thao biết đến. Với tình yêu và vốn kiến thức, am hiểu về thể thao, anh luôn có mặt ở nhiều giải đấu để cổ vũ cho các vận động viên (VĐV); thường xuyên viết bài phân tích, bình luận các giải đấu, nhất là giải thích tình huống gây tranh cãi trên các trang...

Hội vật truyền thống các thôn Trung An, Thâm Khê

Chiều nay 12/2, các thôn Trung An, Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tổ chức hội vật truyền thống.Hồi trống bắt đầu hội vật truyền thống thôn Trung An, xã Hải Khê - Ảnh: ĐVHội vật các thôn Trung An, Thâm Khê là hoạt động văn hóa truyền thống vào dịp đầu xuân hằng năm, được người dân rất mong chờ; là nơi tranh tài hấp dẫn, gay cấn của trai tráng làng biển....

Quảng Trị khát vọng bay lên cùng đất nước

Lại một mùa xuân mới - mùa xuân Ất Tỵ đã về mang theo niềm vui, hy vọng và những ước mơ tốt đẹp nhất đến với mọi miền, mọi nhà và mọi người.Năm 2024 đi qua, đất nước và quê hương Quảng Trị đã trải qua, những thử thách vô cùng cam go, nhưng cũng là năm gặt hái được rất nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Trong muôn vàn khó khăn, thử thách, tinh thần đoàn...

Mùi hương trong rương gỗ

Trong ký ức tôi về buổi chiều cuối cùng của một năm, thường hiện lên chiếc rương gỗ cũ kỹ. Như một chiếc hộp bí mật được bật mở mỗi dịp Tết đến, khi lề khóa lách cách, nắp rương he hé, lập tức một mùi hương nồng nàn thoảng bay ra. Ngày Tết có bao nhiêu mùi hương kỳ lạ mà ngày thường ta không thể ngửi thấy.Xúng xính tà áo mới du xuân - Ảnh: H.C.D1.Ngày trước...

Khởi tranh Đại hội Thể dục thể thao cấp cơ sở

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về tổ chức Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) các cấp và Đại hội TDTT tỉnh Quảng Trị lần thứ IX, năm 2025 - 2026, ngay từ những ngày đầu xuân Ất Tỵ - 2025, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức sôi nổi nhiều giải thể thao nằm trong chương trình thi đấu chính thức của đại hội; tạo sân chơi bổ ích, hấp dẫn ngày Tết, thu hút...

Xách vợt đi tập pickleball

Pickleball là môn thể thao thi đấu trong nhà hoặc ngoài trời, đánh đơn hoặc đôi trên sân hình chữ nhật (13,4 m x 6,1 m). Người chơi dùng một chiếc vợt mặt nhẵn để đánh một quả bóng nhựa rỗng, đục lỗ, qua lưới cao 0,86 m cho đến khi một bên không thể trả bóng hoặc phạm luật. Môn thể thao được phát minh vào năm 1965 tại Mỹ, trở thành cơn sốt thể thao ở Mỹ...

Chân thực và cảm động

Phim “Mưa đỏ”, một tác phẩm điện ảnh lịch sử về cuộc chiến tranh bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, do Điện ảnh Quân đội nhân dân đang thực hiện mang dấu ấn sâu sắc không chỉ bởi nội dung cảm động mà còn nhờ sự chân thực và tỉ mỉ trong xây dựng bối cảnh.Sự đầu tư công phu Phim “Mưa đỏ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất là một dự án quy mô lớn,...

Độc đáo ẩm thực Lào

Nổi tiếng với những món ăn dân dã, mộc mạc, văn hóa ẩm thực nước bạn Lào làm hài lòng thực khách Việt chính là hương vị độc đáo, hấp dẫn riêng có. Vì thế, không ít người Việt nói chung và người Quảng Trị nói riêng đã lựa chọn đồ ăn Lào vào dịp Tết đến xuân về. Nhiều nhà hàng, quán ăn chuyên kinh doanh ẩm thực Lào cũng đã xuất hiện tại Quảng Trị, thu hút...

Gói trọn vị quê hương trong những món ngon ngày tết

Những món ngon ngày Tết là một phần không thể thiếu trong khung cảnh sum họp của nhiều gia đình. Bên cạnh yếu tố tâm linh thể hiện ở sự hiện diện đủ màu sắc của ngũ hành trong mâm cỗ Tết, người Quảng Trị còn khéo léo lựa chọn những nguyên liệu thân quen, dân dã nhưng không kém phần tươi ngon, đặc sắc để chế biến những món ăn tươm tất dâng lên ông bà, tổ tiên...

Nét đẹp văn hóa của hồi môn người Pa Kô

Sau những tháng ngày tìm hiểu, được gia đình đôi bên đồng ý, nhiều chàng trai, cô gái Pa Kô nên vợ, nên chồng. Họ được ông bà, bố mẹ, người thân thực hiện phong tục, nghi lễ cưới hỏi rất độc đáo. Trong đó, văn mun (của hồi môn) được người Pa Kô chuẩn bị đầy đủ với mong muốn tương lai con cháu có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.Mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Niêng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất