Powered by Techcity

Nguyễn Quang Hà với bài thơ viết về cơn bão số 8-1985 ở Gio Hải

QTO – Nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học, các nhà văn đã có nhận xét trong sáng tác, nhà văn Nguyễn Quang Hà đi bằng hai chân, chân phải là văn xuôi, chân trái là thơ. Thơ anh phần nhiều là thơ trữ tình nhưng đậm màu sắc triết lý.

Nhà thơ Mai Văn Hoan cho rằng: “Đưa chất triết lý vào thơ trữ tình không dễ chút nào. Nguyễn Quang Hà triết lý mà không cao siêu, triết lý mà không lý sự, triết lý mà không dạy đời. Chất triết lý góp phần giúp cho thơ trữ tình nói chung và thơ Nguyễn Quang Hà nói riêng vừa có chiều sâu tư tưởng, vừa có tầm cao trí tuệ”.

Nguyễn Quang Hà với bài thơ viết về cơn bão số 8-1985 ở Gio Hải

Biển Gio Hải bây giờ – Ảnh: T.L

Còn PGS, TS Hồ Thế Hà thì cho rằng thơ của Nguyễn Quang Hà là: “Thông điệp về tình yêu mộng ảo, về nỗi niềm nhân thế, hướng về người yêu, người thân; kiểm tra lại hành trang yêu và sống của mình trước khi hướng về Nhân dân, đất nước trong ý nghĩa tồn sinh và ân nghĩa…”.

Còn với tôi, thơ của Nguyễn Quang Hà giàu tính nhạc điệu. Bởi thế mà có nhiều bài thơ của anh như: Chiếc răng khểnh, Chiều tím, Âm thầm , Con còng gió, Xin lỗi Quy Nhơn… được các nhạc sĩ: Phương Tài, Võ Phương Anh Lợi, Đỗ Trí Dũng phổ nhạc.

Ở đây tôi muốn nói thêm, thơ Nguyễn Quang Hà còn có tính chất thông tin. Nghe điều này có người bảo tính thông tin là thuộc tính của báo chí, sao lại có trong thơ. Thì đây, bài thơ “Đến Gio Hải sau cơn bão số 8-1985” của Nguyễn Quang Hà là bài thơ đầy ắp thông tin, được coi như là “ký sự thơ”:

Đang đêm sóng thần ập vào

148 ngôi nhà bị cuốn đi mất tích

2.300 người lang thang

Đi trên đất cũ làng xưa

Chỉ thấy cát và cát

Mắt vu vơ không hồn

Ván nát thuyền ai đây?

Tường vỡ nhà ai đây?

Nguyễn Quang Hà với bài thơ viết về cơn bão số 8-1985 ở Gio Hải

Hình ảnh vệ tinh về Bão Cecil trên vùng biển Bình Trị Thiên – Nghĩa Bình, lúc đạt cường độ mạnh nhất vào ngày 15 tháng 10 năm 1985 – Ảnh T.L

Chỉ mấy câu thơ mở đầu đã thấy sự khốc liệt của cơn bão số 8 ở Bình Trị Thiên năm 1985. Cùng với cả tỉnh, nhiều nơi ở Quảng Trị năm đó nhà cửa, cây cối tan hoang sau cơn bão, dữ dội nhất là ở Gio Hải, Gio Linh, cả xã có 148 ngôi nhà bị sập đổ, hơn hai ngàn người rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”… Mà ngày ấy đất nước còn khó khăn, làm gì có sự tiếp tế phương tiện, lương thực khẩn cấp như bây giờ. Bởi vậy cảnh sống của người dân sau cơn bão dữ năm ấy thật cơ cực:

Gạo cứu trợ không có nồi nấu

Áo rách không có kim may

Bới đất đồi tìm nước ngọt

Cầm hơi qua ngày

Nhìn nhau, nhìn trời, nhìn đất

Bần thần ngơ ngác đôi tay

Sau bão, trời quang mây tạnh, biển yên bình… là quy luật của tự nhiên. Nhà thơ đã đến đây, quan sát để tìm câu trả lời, vì sao người dân của mình phải quanh năm đối mặt với thiên tai khắc nghiệt:

Tôi nhìn ra biển khơi xa

Biển xanh biêng biếc

Vẫn sóng bạc đầu

Vẫn hải âu bay

Như không hề có bão

Như không hề có giông

Như không hề có sóng thần chi cả

Càng cố nhìn sâu vào đại dương, nhà thơ bỗng nhận ra: “Bỗng tôi giật mình/ Nhận ra/ Mặt biển đêm qua và mặt biển bây giờ/ Rõ ràng bão giông là có thật/ Biển xanh là có thật”. Bão giông, biển xanh… là có thật mà nhà thơ còn như ngỡ ngàng chính cái sự thật nghiệt ngã của đại dương:

Ôi chẳng lẽ lại là có thật

Chẳng lẽ lại là của chính đại dương?

“Thì ra

Biển cũng

thay lòng

đổi dạ”.

Đến đây, người đọc chợt hiểu ra rằng hậu quả nào cũng có tác nhân gây ra. Nắng mưa, bão giông là chuyện của trời, có khi là “sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên”, có khi vì “biển cũng thay lòng đổi dạ”.

Nghĩ rộng ra, trong cuộc đời, khi con người “thay lòng đổi dạ”, hậu quả chắc chắn… sẽ khó lường, có khi còn hơn cả… bão giông. Đó là “thực tại hai” mà các nhà nghiên cứu phê bình văn học hay nói tới trong văn bản thơ, cho dù có khi nhà thơ khi sáng tác có khi họ không nghĩ tới, hoặc đã nghĩ tới, nhưng không thể hiện trên hình hài con chữ.

Với bài thơ “Đến Gio Hải sau cơn bão số 8-1985”, tôi nghĩ trong thơ Nguyễn Quang Hà mang chứa thêm tính thông tin, ngoài tính triết lý, chuyển tải những thông điệp về tình yêu mộng ảo, về nỗi niềm nhân thế… mà nhiều người đã đề cập.

Minh Tứ

Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗ lực thi công công trình đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà

Công trình đường tránh phía Đông TP. Đông Hà có tổng chiều dài 17,5 km, trong đó đoạn từ Dốc Miếu - Quốc lộ 9 có chiều dài gần 13,3 km; đoạn từ nút giao đường Nguyễn Hoàng - Nam cầu sông Hiếu dài hơn 4,2 km. Hiện các địa phương đã bàn giao mặt bằng thi công lần lượt hai đoạn là 11,68/13,3km, đạt 88% và 3,54/4,26km, đạt 84,4%. Các nhà thầu đang tăng tốc thi công công...

Phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối 2 khu tái định cư dự án cao tốc Vạn Ninh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến vừa ký quyết định phê duyệt 3 điểm đấu nối vào đường Hồ Chí Minh nhánh Đông thuộc hai khu tái định cư xã Linh Trường và xã Gio An tại các lý trình km1065+230 (T), km1066+350 (T), km1067+319 (T). Điểm đấu nối kiểu ngã ba, là nút giao thông cùng mức.Con đường từ khu tái định cư xã Linh Trường đang chờ đấu nối với đường Hồ Chí...

Mưa trắng trời, nhiều tuyến phố ngập sâu

Mưa lớn kéo dài từ sáng sớm hôm nay 4/11 khiến nhiều tuyến phố ở TP. Đông Hà bị ngập sâu. Trong đó, có nhiều nơi nước ngập gần nửa mét, giao thông tê liệt.Đường Lê Thế Hiếu ngập sâu lúc 7 giờ 30 ngày 4/11- Ảnh: Quang HảiTại đường Lê Thế Hiếu đoạn giao nhau với đường Hùng Vương, nước ngập rất nhanh và tràn vào nhà một số hộ khiến người dân trở tay không kịp. Nước...

Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 575b phục vụ phát triển kinh tế

Ban Quản lý Bảo trì giao thông (QLBTGT) trực thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị được giao quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường, trong đó có Tỉnh lộ 575b, trục đường giao thông quan trọng kết nối Quốc lộ 1 từ thị trấn Gio Linh đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông. Hiện tỉnh lộ này đang được nâng cấp, mở rộng nhiều đoạn.Các đơn vị đang thi công nâng cấp, mở rộng...

Khu dân cư Lạc Sơn, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”

Sáng nay 2/11, Khu dân cư Lạc Sơn, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” và “Ngày hội văn hóa quân – dân” nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 (1930 - 2024). Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ; Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Thanh Hà; Phó...

Cùng tác giả

Ra mắt sách “Hàm Nghi – Hoàng đế lưu vong – nghệ sỹ ở Alger” và khai trương không gian trưng bày hiện vật,...

(Cổng TTĐT) Ngày 7/11/2024, tại Di tích quốc gia Thành Tân Sở, xã Cam Chính (huyện Cam Lộ), UBND huyện Cam Lộ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình ra mắt sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger” và khai trương không gian trưng bày hiện vật, tư liệu về Vua Hàm Nghi và phong trào...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tiếp xã giao Đoàn đại diện Đại sứ quán Pháp và Tiến sĩ Amandine Dabat

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 7/11/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tiếp xã giao Đoàn đại diện Đại sứ quán Pháp và Tiến sĩ Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của Vua Hàm Nghi. Cùng tham dự có lãnh đạo các Sở: Ngoại vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông và UBND huyện Cam Lộ. Tại buổi tiếp  Bày tỏ vui mừng...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Quan tâm chuyển giao khoa học và công nghệ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Đặc biệt, thực hiện Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 1/7/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN)...

Nét đẹp văn hoá các DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc được quảng bá rộng rãi tới du khách

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Cùng chuyên mục

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Truyện ngắn: Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Phát triển bóng đá phong trào không cạnh tranh trong trường học

Khoảng 2 năm trở lại đây, bóng đá phong trào trong các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển khá mạnh , thu hút số lượng lớn giáo viên và học sinh tham gia. Mô hình câu lạc bộ (CLB) bóng đá phong trào trong trường học trở thành một sân chơi thường xuyên, lành mạnh, mang đến nhiều cơ hội để rèn luyện sức khỏe, giáo dục toàn diện cho học sinh. Phong trào này...

Lịch thi đấu và trực tiếp giải Futsal Đông Nam Á 2024

Tổng Biên tập: Trương Đức Minh TứGiấy phép hoạt động báo điện tử số 51/GP - BTTTT ngày 11/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thôngTòa soạn và Trị sự: Số 311 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng TrịTel: (0233).3.852528; Email: [email protected]ọi thông tin sao chép, khai thác và tổng hợp tin tức từ website đều phải ghi rõ nguồn baoquangtri.vn, gắn kèm liên kết gốc và phải được sự đồng ý của Báo Quảng Trị...

Màu của hy vọng

Đỗ Hà Cừ sinh năm 1984, trong gia đình có bố là quân nhân bị nhiễm chất độc da cam khi chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị những năm 1972 - 1973. Do ảnh hưởng từ bố, anh không thể kiểm soát hoạt động cơ thể, chỉ dùng được ngón trỏ bên phải. Mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào sự giúp đỡ của mọi người. Luôn tin rằng “trời đất sinh ra tất có ích”, Đỗ Hà...

Đà Nẵng có không gian trưng bày tranh của danh họa Lê Bá Đảng

Sinh viên Đà Nẵng tham quan không gian trưng bày “Bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng, sáng ngày 29/10. (Ảnh: ANH ĐÀO)NDO - Không gian trưng bày “Bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng” được Bảo tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng đặt trang trọng tại tầng 3, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Đây là bộ sưu tập nghệ thuật do ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê hiến tặng, được vận chuyển an toàn từ Pháp...

Nghĩa tình và lẽ sống

Là một nhà quản lý lãnh đạo báo chí, giàu tình cảm, yêu quê hương, yêu con người và đất nước - nhà báo Trương Đức Minh Tứ, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị đã ghi lại biết bao kỷ niệm và dành nhiều cảm xúc của mình về những miền đất ông đã đi qua và mỗi con người được ông ngưỡng mộ trong Bút ký “Đời như tiểu thuyết” phát hành vào đầu tháng 10-2024.Trưa ngày 24/10/2024,...

Lắng lòng với “Bốn mùa thương nhớ”

Mấy hôm trước ở Sài Gòn, khi ngồi lại với nhau mừng Nguyễn Linh Giang, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh ra mắt sách mới “Bốn mùa thương nhớ” - NXB Thanh Niên, 2024 (là cuốn sách thứ tư của anh)- những nhà báo quê Quảng Trị, Quảng Bình chúng tôi: Bùi Phan Thảo, Nguyễn Linh Giang, Trần Yên, Nguyễn Hồng... nói với nhau những câu chuyện quê nhà, về tuổi thơ và những kỷ niệm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất