Powered by Techcity

pê, tục đẹp của người Vân Kiều

Người Vân Kiều sinh sống ở dãy Trường Sơn hùng vĩ có nhiều phong tục đẹp, độc đáo. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, các phong tục ấy vẫn được đồng bào nơi đây gìn giữ và phát huy. Trong số đó, La – pê (tục cúng cầu may) là một tục điển hình mang đậm bản sắc văn hóa của người Vân Kiều. La – pê không chỉ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc mà còn cầu cho vong linh những người đã khuất được siêu thoát ở bên kia thế giới.

La - pê, tục đẹp của người Vân Kiều

Một góc bình yên ở thôn Cù Bai – Ảnh: M.L

Già làng Hồ Văn Đôn ở thôn Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, có kinh nghiệm nhiều lần đứng ra làm chủ lễ cúng La – pê cho biết, theo tục lệ, cứ 5 năm 1 lần, các bản làng người Vân Kiều tổ chức cúng cầu may. Chủ lễ được ấn định là già làng vì có kinh nghiệm nhiều lần tham gia phục vụ lễ, nắm rõ các bước cúng…

La – pê có thể tổ chức vào bất cứ tháng nào trong năm. Già làng là người quyết định lên kế hoạch chọn ngày, tháng làm lễ. Lễ cúng được người dân trong làng chuẩn bị rất chu đáo từ địa điểm cúng, lễ vật, bài khấn đến các đồ lễ dâng cúng lên các vị thần linh. Khu rừng miếu của thôn thường được chọn làm địa điểm tổ chức lễ.

Thôn nào tổ chức lễ của thôn đó. Để lễ diễn ra thuận lợi, già làng phân công nhiệm vụ cho các gia đình, các gia đình phân công việc cho từng thành viên tham gia lễ. Lễ vật chính dâng cúng gồm 1 con trâu, 1 con lợn, 2 con gà và rượu trắng. Đặc biệt, người trong bản phải cùng nhau chuẩn bị hai ngôi nhà miếu, nơi diễn ra lễ.

Hai ngôi nhà miếu được thiết kế như ngôi nhà sàn thu nhỏ, làm bằng tre. Trong đó, một ngôi nhà miếu lớn hơn để thờ cúng thần núi, thần sông và các vị thần xung quanh; ngôi nhà miếu nhỏ hơn dùng để thờ cúng các vong linh đã khuất.

Sau khi chuẩn bị xong lễ vật thì ngay từ sáng sớm, người dân trong thôn tập trung tại khu rừng miếu để phát dọn sạch sẽ, chuẩn bị địa điểm cho lễ cúng. Lễ cúng thường bắt đầu vào buổi chiều gần tối và kéo dài cho đến sáng sớm hôm sau.

Tất cả các lễ cúng đều được tiến hành suốt đêm hôm đó rất bài bản. Thành phần tham dự lễ La- pê gồm có già làng, trưởng bản và đại diện tất cả các hộ dân trong làng. Sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ, trước sự chứng kiến của đại diện các gia đình, già làng dâng lễ vật lên trước 2 ngôi nhà miếu và đọc bài khấn các vị thần.

Nội dung chủ yếu cầu mong các vị thần cũng như vong linh đã khuất phù hộ, đem lại sự may mắn cho người dân trong làng như: không ai bị ốm đau, bệnh tật; sản xuất gặp thời tiết thuận lợi, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, không bị thú rừng phá hoại; các con vật nuôi phát triển tốt; gia đình nào cũng ấm no, hạnh phúc…

La - pê, tục đẹp của người Vân Kiều

Những người lớn tuổi ở thôn Cù Bai tập trung bên hai ngôi nhà miếu, nơi diễn ra lễ La – pê – Ảnh: M.L

Sau khi làm các thủ tục cúng dâng các con vật hiến tế xong, người dân cả thôn tập trung mổ trâu, lợn, gà để chế biến thành các món ăn ngon… dọn lên mâm đem đến địa điểm làm lễ và tập trung cùng nhau ăn uống trò chuyện, hát ca vui vẻ thâu đêm.

Dịp này, bà con nơi đây sinh hoạt văn hóa văn nghệ truyền thống. Họ sử dụng các loại nhạc cụ như đàn tinh tung, khèn, đàn ta – plứa, những làn điệu tà oải và xà nớt cất lên trong đêm thanh giữa rừng núi hùng vĩ như muốn kể với các vị thần linh câu chuyện về sự mất mát, đau thương, nỗi buồn vui trong cuộc sống và cầu mong các vị thần phù hộ cho mọi người được bình an, nhà nhà ấm no, vui vẻ.

“Năm 2012, dân làng tín cử tôi làm già làng thôn Cù Bai. Đến nay, tôi chủ trì lễ cúng La – pê 2 lần. Đây là một lễ nghi rất quan trọng trong phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Vân Kiều ở Hướng Lập, lưu truyền từ đời xa xưa đến nay. Lễ La – pê thể hiện tấm lòng thành của người dân bản đối với thần linh cũng như người đã khuất.

Mặc dù hiện nay xã hội phát triển, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh hưởng sự giao thoa văn hóa các vùng miền, bản sắc văn hóa phần nào mai một nhưng người Vân Kiều ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập, tập quán truyền thống và La – pê là một ví dụ điển hình. Những người lớn tuổi ở bản luôn nhắc nhở con cháu phải luôn biết ơn, biết quý những gì thế hệ đi trước xây dựng để mình có được như hôm nay.

Đồng thời, chúng tôi răn dạy con cháu phải chung tay bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc”, già làng Hồ Văn Đôn cho biết thêm.

Minh Long

Nguồn

Cùng chủ đề

Chấp thuận địa điểm tiếp nhận chất thải nạo vét từ Khu bến cảng Mỹ Thủy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký văn bản gửi Công ty Cổ phần Liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP) về việc xác định địa điểm tiếp nhận sản phẩm nạo vét dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy, đề nghị MTIP chủ động thực hiện, cam kết bố trí các vị trí tiếp nhận sản phẩm nạo vét phù hợp với tình hình triển khai dự án, đảm bảo...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về kế hoạch Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV

Chiều nay 22/10, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ IV. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì buổi làm việc.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang kết luận buổi làm việc - Ảnh: M.ĐTại buổi làm việc, lãnh...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về kế hoạch Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV...

Chiều nay 22/10, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ IV. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì buổi làm việc.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang kết luận buổi làm việc - Ảnh: M.ĐTại buổi làm việc, lãnh...

Rà soát công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV

Hôm nay 16/10, Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024 tổ chức cuộc họp lần thứ 2 để chuẩn bị công tác tổ chức đại hội. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng, Trưởng Ban chỉ đạo, chủ trì cuộc họp.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kết luận cuộc họp - Ảnh: Tiến NhấtTheo báo cáo của Ban...

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng ở Hướng Hóa

Huyện Hướng Hóa có lợi thế khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hoang sơ, kỳ vĩ, cùng với truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô đã và đang mở ra hướng đi mới thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.Du lịch cộng đồng đang phát triển mạnh ở huyện Hướng Hóa -Ảnh: N.T.HTrên địa bàn...

Cùng tác giả

Hơn 126 tỉ đồng cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương, TP. Đông Hà

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị - Tiểu dự án tỉnh Quảng Trị, vốn vay ADB” để cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương TP. Đông Hà (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư 126,5 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ADB và vốn...

Tỉnh lộ 585C tiếp tục bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng

Từ sau khi cao tốc Cam Lộ - La Sơn được đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện trọng tải nặng đi qua tuyến Tỉnh lộ 585C (ĐT.585C) tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến khiến kết cấu hạ tầng trên tuyến xuống cấp nhanh chóng, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng. Mặc dù được sửa chữa tạm thời nhiều lần nhưng hiện trạng mặt đường trên tuyến ngày càng bị hư hỏng, tiềm...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa

Trong 2 ngày 27, 28/11, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa (đợt 2) năm 2024.Cuộc diễn tập trải qua 3 giai đoạn, gồm: Chuyển lực lượng vũ trang vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chuyển địa phương vào các trạng thái quốc phòng; tổ chức chuẩn bị tác chiến phòng thủ và thực hành tác...

Thống nhất đề xuất HĐND tỉnh ban hành giá dịch vụ y tế mới

Sáng nay 28/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Y tế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực y tế và các dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh, chủ trương thành lập Bệnh viện Đa khoa...

Quỹ Thiện Tâm – Báo Quảng Trị: Trao 130 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó Trường THPT Chu Văn An

Sáng nay 28/11, tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, từ nguồn tài trợ của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), Báo Quảng Trị tổ chức trao 130 suất học bổng cho các em học sinh Trường THPT Chu Văn An có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên học tập tốt.Lãnh đạo Báo Quảng Trị và UBND huyện Triệu Phong trao học bổng cho học sinh Trường THPT Chu Văn An - Ảnh: Lê TrườngTrường THPT...

Cùng chuyên mục

Miên man Xuân Lợi

Không, không phải vì tên tập thơ mà tôi đặt tên bài viết này như vậy. Nhưng cũng đúng là vậy, chính vì câu thơ “nghiêng phía miên man” đã như một ký hiệu cho tôi nhận ra tâm hồn và cảm xúc của tác giả tập thơ. Xuân Lợi như không viết thơ mà anh mượn câu từ cho những rung động của hồn mình chảy thành vần điệu. Mà tâm hồn Xuân Lợi lại rất dễ rung...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn con cán bộ kháng chiến. Năm 1965, cô được sang Trung Quốc học đại học, trở thành giáo viên rồi trở về nước. Cùng với nhiều cán bộ trở về Nam chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, đầu năm 1972, cô viết đơn tình nguyện đi...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Người góp phần đưa thể thao hải lăng phát triển

25 năm làm giáo viên môn giáo dục thể chất của Trường THPT Hải Lăng cũng là ngần ấy năm anh Trần Quang Vinh (sinh năm 1975), ở Khóm 7, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, miệt mài ngày đêm đào tạo, dạy dỗ nên hàng chục thế hệ võ sinh môn Karate. Về chuyên môn, anh làm tốt công tác tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn học sinh tham gia các giải, hội...

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Truyện ngắn: Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất