Powered by Techcity

Các địa phương miền núi gặp khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Đến nay, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Quảng Trị đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Mặc dù vậy, đối với các huyện ở khu vực miền núi quá trình triển khai đang gặp không ít khó khăn. Đây là thử thách đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của các địa phương cũng như sự quan tâm, tập trung nguồn lực hỗ trợ của các cấp, nhằm tháo gỡ “nút thắt” giúp các địa phương miền núi sớm hoàn thành chương trình xây dựng NTM.

Các địa phương miền núi gặp khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Xã Hướng Lộc tập trung nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông nông thôn. – Ảnh: L.T

Nhiều tiêu chí khó thực hiện

Là địa phương ở khu vực miền núi triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện Đakrông có xuất phát điểm thấp, khoảng cách chênh lệch so với các huyện ở đồng bằng khá lớn. Trong đó, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, xuống cấp; trình độ dân trí không đồng đều, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều tập quán, phong tục lạc hậu ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất cũng như quá trình xây dựng NTM.

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, bằng nỗ lực với phương châm “Việc dễ làm trước, việc khó làm sau”, tính đến hết tháng 6/2023, toàn huyện Đakrông đạt 113 tiêu chí/12 xã. Trong đó, riêng xã Triệu Nguyên đạt 16/19 tiêu chí; 3 xã là Ba Lòng, Mò Ó, Tà Rụt đạt 11/19 tiêu chí; A Ngo đạt 10 tiêu chí và các xã còn lại đạt dưới 10 tiêu chí. Tất cả những tiêu chí chưa đạt đều là những “nút thắt” mà các địa phương này đang gặp phải.

Đơn cử, tại xã Đakrông, hiện chỉ mới đạt 8/19 tiêu chí xây dựng NTM. Trong số các tiêu chí mà địa phương chưa đạt, ngoài những “nút thắt” thực sự khó thực hiện như tiêu chí số 2, 10, 11 về giao thông, thu nhập và tỉ lệ hộ nghèo, xã Đakrông còn gặp khó khăn trong nhiều tiêu chí khác.

Điển hình, đối với tiêu chí y tế, địa phương chưa thể về đích do tỉ lệ trẻ em thấp còi còn ở mức cao (26,2%); chương trình triển khai sổ khám chữa bệnh điện tử chỉ đạt mức thấp là 10%. Hay như tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, xã Đakrông hiện chỉ có Khu du lịch cộng đồng Klu là địa điểm giao lưu văn hóa, tổ chức các hoạt động lễ hội, thể dục thể thao của địa phương, còn lại, chưa có điểm vui chơi, giải trí, thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định.

Ngoài ra, phần lớn các Trung tâm học tập cộng đồng, Nhà văn hóa ở các thôn, bản đều đã xuống cấp, hư hỏng hoặc có những thiết chế văn hóa bên trong còn thiếu thốn.

Các địa phương miền núi gặp khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em thấp còi trên địa bàn xã Đakrông, huyện Đakrông còn ở mức cao 26,2% nên tiêu chí về y tế chưa đạt – Ảnh: L.T

Trao đổi về những khó khăn trong quá trình xây dựng NTM tại địa phương, Phó Chủ tịch UBND xã Đakrông Võ Văn Sơn chia sẻ, để có thể “cán đích” NTM, chặng đường sắp tới địa phương còn không ít khó khăn, thách thức cần vượt qua. “Nút thắt” lớn nhất đối với xã là hoàn thành tiêu chí về thu nhập và tỉ lệ hộ nghèo.

Khó khăn của địa phương chính là điều kiện tự nhiên không thuận lợi, phần lớn diện tích là đồi núi, trong khi trình độ của người dân còn thấp, kỹ thuật canh tác thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dựa vào nương rẫy theo lối truyền thống. Thêm vào đó, quy mô sản xuất và chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ nên việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững gặp khó vô cùng. Điều này kéo theo việc triển khai các tiêu chí liên quan cũng hết sức khó.

Tương tự, tại huyện miền núi Hướng Hóa, theo kết quả rà soát, đến cuối năm 2023, bình quân mỗi xã đạt 9,89 tiêu chí. Ngoài 5 địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NTM nhưng có xã vẫn nợ tiêu chí thì có 4 xã nằm trong lộ trình đăng ký đạt chuẩn vào giai đoạn 2021-2025; các xã còn lại đạt từ 5-10 tiêu chí. Có thể khẳng định rằng, bên cạnh những kết quả tích cực mà Chương trình MTQG xây dựng NTM mang lại thì các địa phương ở huyện Hướng Hóa đang gặp không ít rào cản trong tiến trình triển khai một số tiêu chí.

Năm 2010, xã Thuận là 1 trong 8 địa phương được UBND tỉnh chọn làm điểm triển khai xây dựng NTM. Mặc dù, được quan tâm, hỗ trợ của các cấp trong quá trình thực hiện, tuy nhiên, sau hơn 12 năm triển khai, đến nay, địa phương chỉ mới đạt được 7/19 tiêu chí.

Chia sẻ những khó khăn, Chủ tịch UBND xã Thuận Hồ A Dung cho biết, nguyên nhân dẫn đến tiến trình xây dựng NTM của xã bị chậm kế hoạch, ngoài những tiêu chí khó thực hiện do đặc thù là xã miền núi như tỉ lệ hộ nghèo, giao thông, thu nhập… thì xét theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, địa phương bị giảm 4 tiêu chí về thông tin và truyền thông, lao động, y tế và quốc phòng – an ninh. Bởi lẽ, tại thời điểm rà soát, các tiêu chí nói trên địa phương chưa đáp ứng do cơ sở hạ tầng không đồng bộ; nhận thức của người dân còn thấp; tình hình tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp…

Cần những giải pháp đặc thù để “về đích” NTM

Khó khăn trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đakrông, Hướng Hóa cũng là khó khăn chung của hầu hết các địa phương ở miền núi, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo thống kê của Văn phòng điều phối NTM Quảng Trị, toàn tỉnh hiện chỉ được 69/101 xã đã đạt chuẩn NTM, chiếm tỉ lệ trên 68%, trong đó, 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Đối với cấp huyện, ngoài Cam Lộ về đích NTM vào năm 2019, phấn đấu xây dựng NTM nâng cao vào cuối năm 2023 và đến năm 2025 đạt huyện NTM kiểu mẫu thì các địa phương là Triệu Phong, Hải Lăng đang phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2023, Vĩnh Linh nỗ lực để “cán đích” vào năm 2024 và Gio Linh vào năm 2025.

Riêng các huyện đã đạt từ 3-4 tiêu chí cấp huyện đang trên đà tập trung hoàn thiện các tiêu chí còn lại. Như vậy, xét theo lộ trình giai đoạn 2023-2025, các địa phương đăng ký đạt chuẩn NTM chủ yếu là những địa phương đặc biệt khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các địa phương miền núi gặp khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Bộ mặt nông thôn của xã Mò Ó, huyện Đakrông có nhiều khởi sắc sau gần 13 năm triển khai xây dựng NTM – Ảnh: L.T

Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy, kết quả xây dựng NTM của một số vùng miền vẫn còn khoảng cách chênh lệch khá lớn. Đơn cử, tại huyện Triệu Phong địa phương hiện đạt bình quân 17,8 tiêu chí/xã, trong khi, ở huyện Hướng Hóa chỉ đạt bình quân trên 9 tiêu chí/xã.

Thêm nữa, hiện nay, nhiều địa phương đã chuyển sang giai đoạn nâng cao chất lượng, xây dựng xã NTM nâng cao và kiểu mẫu thì nay còn khoảng 28 xã ở miền núi chỉ đạt dưới 13 tiêu chí; một số xã đã đạt chuẩn nhưng vẫn chưa bắt kịp với bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Trong đó, 48/69 xã đã đạt chuẩn bị giảm tiêu chí.

Nguyên nhân của những vấn đề này, một phần do các xã ở khu vực miền núi phần lớn có xuất phát điểm thấp trong xây dựng NTM, lại thường xuyên chịu tác động của thiên tai, bão lũ. Trong khi, nguồn kinh phí thực hiện chương trình còn hạn chế so với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Nguồn lực huy động tại chỗ ở một số địa phương gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn từ quỹ đất và đóng góp của Nhân dân. Công tác lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình MTQG chưa thực sự đồng bộ, thống nhất.

Ngoài ra, hiện nay, nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình MTQG do vướng mắc về cơ chế chính sách nên hầu hết chưa triển khai thực hiện được. Điều này ảnh hưởng đến việc hoàn thiện tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất ở các xã, nhất là các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dẫn đến tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch năm đang còn chậm.

Sau gần 13 năm thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, nhìn chung diện mạo nông thôn đã có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng từng bước đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất; đời sống vật chất cũng như tinh thần của Nhân dân được nâng lên. Để có thể tiếp thêm sức mạnh cho những địa phương ở vùng khó “về đích” NTM theo lộ trình, rất cần sự chung tay, hỗ trợ của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương.

Trong đó, tiếp tục tập trung nguồn lực cho các địa phương, nhất là hỗ trợ các huyện đăng ký lộ trình đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025 ở miền núi; rà soát, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù đối với các địa phương vùng khó nhằm góp phần triển khai hiệu quả chương trình; tăng cường công tác đỡ đầu các xã khó khăn; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương trong thực hiện các tiêu chí, nội dung thành phần của chương trình…

Lê Trường

Nguồn

Cùng chủ đề

Đại biểu Hà Sỹ Đồng tham gia một số nội dung về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Sáng nay, 15/2, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tham gia phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng, Quyền chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã tham gia một số nội dung về Dự án luận này.Đối với quy định tại Điều 2 dự thảo về tổ chức chính quyền...

Đạ i biểu Hà Sỹ Đồng tham gia một số nội dung về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Sáng nay, 15/2, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tham gia phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng, Quyền chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã tham gia một số nội dung về Dự án luận này.Đối với quy định tại Điều 2 dự thảo về tổ chức chính quyền...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Sở Nội vụ

Sáng nay 14/2, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Văn Khởi chủ trì buổi làm việc với Sở Nội vụ về các dự thảo nghị quyết, tờ trình của UBND tỉnh về tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức thực hiện chính sách theo Nghị định số 177/2024/NĐ-CP, Nghị định số 178/2024/NĐ-CP trình HĐND tỉnh.Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh...

5.239 kg bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, nhằm thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương việc thu gom và xây dựng bể chứa thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng trên đồng ruộng. Đến nay toàn tỉnh đã có...

Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật

Sáng 13/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Phó trưởng Đoàn Chuyên trách Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng được phân công làm tổ trưởng thảo luận.Phó trưởng Đoàn Chuyên trách Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng phát biểu tại tổ thảo luận - Ảnh: TSTrên cơ sở tờ...

Cùng tác giả

17 cụm đèn tín hiệu giao thông trên các quốc lộ hư hỏng, không ổn định

Hôm nay 17/2, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, nhằm đánh giá việc chuyển giao nhiệm vụ vận hành, khai thác, sử dụng, điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông cho lực lượng cảnh sát giao thông, đơn vị đã tiến hành kiểm tra, rà soát trên toàn địa bàn. Qua đó phát hiện trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh có 17 cụm đèn hư hỏng và một số cụm...

Đoàn công tác Bộ Công an làm việc với huyện Cam Lộ về tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn...

Chiều nay 17/2, đoàn công tác của Bộ Công an do Đại tá Nguyễn Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào Bảo vệ an ninh Tổ quốc (V05) làm trưởng đoàn làm việc với huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị về tiêu chí an ninh trật tự (ANTT) trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.Thời gian qua, Công an huyện Cam Lộ đã làm tốt công tác tham mưu Huyện ủy, UBND...

Sẵn sàng bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe sang ngành công an

Thông tin từ Sở Giao thông vận tải Quảng Trị cho biết, đơn vị đã hoàn tất thủ tục, hồ sơ, thiết bị, máy móc để chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe sang ngành công an trước ngày 19/2/2025.Theo Kết luận số 121-KL/TW ngày 24/1/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; thực...

Hàng trăm đối tượng bị xử lý hình sự trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Công an, chỉ thị của UBND tỉnh, từ ngày 15/12/2024, toàn lực lượng công an Quảng Trị từ các đơn vị cấp tỉnh đến công an các xã, phường, thị trấn đã đồng loạt ra quân thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, xử lý hàng trăm đối tượng vi phạm pháp luật.Theo đó, Công an tỉnh đã triển khai 3 tổ tuần tra vũ trang cấp...

Quy tập 3 hài cốt liệt sĩ trong vườn nhà dân

Thực hiện kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, hôm nay 17/2, Đội 584, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị đã cất bốc được 3 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn thôn Nam Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng.Khu vực phát hiện hài cốt liệt sĩ tại vườn nhà ông Hoàng Hữu Hòa. Các hài cốt được bọc trong tăng võng, nằm ở độ sâu khoảng hơn 1...

Cùng chuyên mục

Hải Lăng – Nửa thế kỷ dựng xây và khát vọng phát triển.

Huyện Hải Lăng là địa phương sau cùng của tỉnh Quảng Trị được giải phóng đã trải qua nửa thế kỷ kiến tạo và dựng xây. Từ hoang tàn đổ nát sau chiến tranh, Đảng bộ và Nhân dân huyện Hải Lăng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, khai mở thêm dư địa phát triển để dần khẳng định vị thế quan trọng là vùng kinh tế trọng...

Doanh nghiệp bắt nhịp sản xuất với khí thế mới

Ngay từ sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng bắt nhịp sản xuất, với tinh thần lao động hăng say, quyết tâm đạt hiệu quả cao nhất. Nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô để đáp ứng đơn hàng gia tăng. Đây là tín hiệu tích cực, thể hiện sự ổn định của doanh nghiệp cũng như tinh...

Nhộn nhịp trên công trường xây dựng cảng Mỹ Thủy

Một công trường đồ sộ đang mọc lên giữa vùng cát trắng hoang vu với hàng chục giàn máy hoạt động rền vang suốt ngày, cùng hàng trăm công nhân đang hối hả làm việc. Đó là bức tranh ở cảng Mỹ Thủy hôm nay, mang đến nhiều niềm tin, hy vọng về một động lực lớn lao, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị phát triển.Không khí làm việc khẩn trương trên công trường xây...

Gặp mặt doanh nghiệp người Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh

Tổng Biên tập: Trương Đức Minh TứGiấy phép hoạt động báo điện tử số 51/GP - BTTTT ngày 11/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thôngTòa soạn và Trị sự: Số 311 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng TrịTel: (0233).3.852528; Email: [email protected]ọi thông tin sao chép, khai thác và tổng hợp tin tức từ website đều...

Thú chơi gà cảnh lắm công phu

Là thú chơi đòi hỏi sự đầu tư về cả tiền lẫn công chăm sóc nhưng nhiều năm qua, gà cảnh vẫn thu hút không ít người dân Quảng Trị tham gia vì sự đam mê, yêu thích. Phong trào này đã tạo sân chơi lành mạnh, góp phần giữ gìn, nhân rộng các giống gà Việt đẹp thuần chủng.Ngoài chơi gà tre Tân Châu, ông Bùi Mạnh Dũng còn sở hữu những cặp gà Onagadori với bộ lông...

Đẩy nhanh tiến độ khởi công dự án Khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú

Dự án Khu công nghiệp (KCN) đa ngành Triệu Phú có tổng vốn đầu tư hơn 4.533 tỉ đồng, thực hiện tại các xã Triệu Trạch, Triệu Sơn, Triệu Lăng (nay sáp nhập thành xã Triệu Cơ), huyện Triệu Phong, thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Dự án có diện tích là 531,25 ha. Theo kế hoạch, quý I/2025 sẽ khởi công xây dựng khu A và khu B1, khu vực cầu kết nối giao thông (KNGT)...

Người tâm huyết với vùng đất Hải Lăng

Người tôi muốn nói đến trong bài viết này là anh Hồ Đại Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng.Anh Hồ Đại Nam (bên phải) trò chuyện với người trồng cam ở vùng K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng - Ảnh: Đ.TĐã có một số tác phẩm báo chí viết về anh Hồ Đại Nam - người...

Chăn nuôi lợn sạch liên kết tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng các mô hình sản xuất sạch, sản phẩm có chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP đang được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị quan tâm thực hiện trên cơ sở bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm, tranh thủ các chương trình dự án trung ương, chuyển giao thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu...

Thu nhập khá từ đúc chậu cảnh

Từ sự chủ động trong sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã vượt khó, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Một trong số đó có mô hình đúc chậu cảnh của anh Lê Hữu Hải, ở thôn Trường Tiên, cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm và tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động tại địa phương.Anh Lê Hữu Hải...

Nền kinh tế Hải Lăng

50 năm sau ngày quê hương giải phóng, Hải Lăng đang về đích huyện nông thôn mới và đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện trọng điểm công nghiệp của tỉnh Quảng Trị trước năm 2030, trở thành thị xã đến năm 2040. Để làm nên những điều kỳ diệu trong lĩnh vực kinh tế trên quê hương anh hùng, hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng phát triển, huyện Hải Lăng đang chuẩn bị tâm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất