Powered by Techcity

Yêu cầu có lộ trình xóa bù chéo giá điện sinh hoạt cho sản xuất

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường yêu cầu khi sửa Luật Điện lực cần có lộ trình rõ ràng để xóa bỏ tình trạng bù chéo giá điện sinh hoạt cho sản xuất.

Chiều 19/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 36, thảo luận dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Luật hiện hành quy định “thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý với các nhóm khách hàng”, nhưng gần 10 năm qua cơ cấu biểu giá bộc lộ bất cập khi người dân phải bù chéo cho sản xuất. Tức là, giá điện sinh hoạt của người dân chi trả cao hơn điện bán sản xuất của doanh nghiệp và người dùng nhiều bù cho dùng ít. Trong khi đó, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đưa ra định hướng không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, vùng miền.

Do đó, ở lần sửa đổi này, Chính phủ cho biết dự thảo Luật Điện lực bổ sung quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ hợp lý, giảm dần và tiến tới xóa bỏ bù chéo giá giữa các vùng miền và nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Cơ chế giá điện cũng được áp dụng phù hợp với các nhóm khách hàng có mức tiêu thụ điện lớn.

Thẩm tra dự thảo luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường cho rằng việc bổ sung các quy định về xây dựng chính sách giá điện tiến tới sát thị trường là phù hợp. Song, theo cơ quan thẩm tra, các quy định về giảm bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng chưa thể hiện cụ thể tại dự thảo luật.

“Dự thảo luật cần đưa ra nguyên tắc, lộ trình rõ ràng hơn về xóa bỏ bù giá chéo giữa các nhóm khách hàng. Việc này nhằm đảm bảo bình đẳng xã hội, nguyên tắc thị trường và khuyến khích tiết kiệm điện trong ngành sản xuất”, Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường nhận xét, đồng thời đề nghị bổ sung cơ chế về giá điện hai thành phần, nhập khẩu và xuất khẩu.

Năm ngoái, khi giải trình bổ sung chất vấn gửi Quốc hội, Bộ Công Thương từng thừa nhận “vẫn tồn tại bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện ở các mức độ khác nhau”. Bởi, do có sự thay đổi về cơ cấu sử dụng điện, nên giá bán cho các nhóm khách hàng không phản ánh kịp thời chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới mục tiêu sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm.

Thực tế, theo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện nay, có thời điểm điện cho sản xuất bằng 52% giá bình quân, trong khi giá đối với hộ nghèo chính sách, ưu đãi lớn nhất cũng bằng 90% giá bình quân. Tương tự, vẫn còn tình trạng bù chéo giữa hộ dùng nhiều bù và sử dụng ít và giữa các vùng miền.

Để khắc phục, cơ quan quản lý cho biết từ 2022 đã nghiên cứu phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Tại bản thảo đưa ra cuối năm ngoái, biểu giá bán lẻ dự kiến rút ngắn còn 5 bậc, thay vì 6 như hiện hành. Khoảng cách giữa các bậc cũng được phân chia lại, phù hợp thực tế dùng điện của người dân và giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) trên 3.600 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Đề xuất Chính phủ có quyền quyết cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện

Theo luật hiện hành, Thủ tướng có quyền quy định cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện. Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được phân cấp quyết định điều chỉnh. Tuy nhiên, điện là hàng hóa thiết yếu nên việc điều chỉnh giá chịu nhiều sức ép của dư luận và có thể ảnh hưởng tới tình hình kinh tế vĩ mô.

Vì thế, dự thảo luật đề xuất Chính phủ sẽ là cơ quan có thẩm quyền trong ban hành cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện, thay vì Thủ tướng. Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện, trong đó nêu cụ thể thẩm quyền theo từng mức điều chỉnh giá. Thời gian điều chỉnh giá cũng được rút xuống còn 3 tháng, thay vì 6 tháng hiện nay. Việc này để giá bán lẻ điện được điều chỉnh kịp biến động thực tế, thông số đầu vào sản xuất và bù đắp các chi phí, lợi nhuận hợp lý, bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng bổ sung quy định về xây dựng khung giá phát của đơn vị phát điện, giá hợp đồng mua bán điện; giá tạm giữa bên bán và mua điện.

Thẩm tra các nội dung này, Thường trực Ủy ban này nhận thấy các quy định về giá điện hầu hết đều giao Bộ Công Thương xây dựng, thẩm định. Nội dung này đã được quy định tại Luật Điện lực năm 2004. Tuy nhiên, việc xây dựng, thực hiện giá điện chưa hiệu quả, chưa minh bạch hết các thành phần cấu thành giá. Trong khi đây là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo công bằng, minh bạch của thị trường điện cạnh tranh.

Do đó, Ủy ban này đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về trách nhiệm công khai minh bạch các loại giá (truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện). Cơ quan soạn thảo cũng cần rà soát quy định về thẩm quyền, hình thức và phương pháp định giá điện, dịch vụ về điện để thống nhất với Luật Giá.

Cùng với đó, cơ quan soạn thảo được đề nghị nghiên cứu cơ chế để cân bằng, bình ổn giá điện thông qua quỹ hoặc tài khoản cân bằng giá mặt hàng này.

Nhà nước có thể độc quyền xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Điểm mới tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này là đề cập tới phát triển điện hạt nhân. Theo đó, điện hạt nhân là một trong số loại năng lượng mới. Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện loại này, bên cạnh độc quyền về đầu tư nhà máy thủy điện đa mục tiêu và các dự án nguồn, lưới điện khẩn cấp; điều độ hệ thống điện.

Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường, có ý kiến cho rằng Việt Nam có tiềm năng về phát triển điện hạt nhân và thời gian qua đã chuẩn bị bước đầu cơ bản. Trong bối cảnh thế giới đang quay trở lại đầu tư, việc phát triển nguồn năng lượng này trở nên quan trọng. Mặt khác, điện hạt nhân được xem là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt mục tiêu net zero vào năm 2050, như cam kết của Chính phủ.

Tuy nhiên, thường trực Ủy ban cho rằng, quy định về điện hạt nhân trong dự thảo luật cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Các quy định nguyên tắc về loại nguồn điện này cần được dẫn chiếu tới Luật Năng lượng nguyên tử. Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng cần cung cấp căn cứ chính trị, cơ sở khoa học, công nghệ và kỹ thuật để hỗ trợ triển khai các dự án điện hạt nhân.

Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cũng cần báo cáo cấp có thẩm quyền về mức độ quy định với phát triển điện hạt nhân, cũng bổ sung các quy định về hỗ trợ, quản lý rủi ro, quy định về an toàn và bảo vệ môi trường liên quan đến việc phát triển và vận hành các nhà máy điện này.

Liên quan tới khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung các cơ chế phát triển nguồn lưu trữ điện. Việc này nhằm tăng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, với tỷ lệ phù hợp theo Quy hoạch điện VIII.

Về phát triển điện gió ngoài khơi, thường trực cơ quan thẩm tra cho rằng tiềm năng loại nguồn điện này rất lớn, nhiều nhà đầu tư quan tâm phát triển. Hiện suất đầu tư rất lớn, khoảng 2 – 3 tỷ USD cho 1 GW và thời gian thực hiện từ 6-8 năm kể từ lúc bắt đầu khảo sát, tùy quy mô công suất, khu vực triển khai dự án. Tuy nhiên, điện gió ngoài khơi là lĩnh vực rất mới tại Việt Nam, liên quan đến quốc phòng an ninh, chủ quyền biển đảo và nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành, cơ quan. Do vậy, cơ quan này đề nghị dự thảo luật cần có quy định chặt chẽ về điều kiện chuyển nhượng dự án, trách nhiệm từng bộ, ngành trong phát triển loại nguồn điện này.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 9 chương với 121 điều, dự kiến trình Quốc hội thảo luận lần đầu tại kỳ họp vào tháng 10.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VII Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

Sáng 19/2, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022-2027 triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2025, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục sử dụng hiệu quả hoạt động hỗ trợ quảng bá hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hội viên và Hiệp hội; phát triển hội viên mới; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Hiệp hội...

Thủ tướng đề nghị tập đoàn THACO nghiên cứu, sản xuất tàu đường sắt tốc độ cao

Sáng 8/2, trong chương trình công tác tại Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm một số cơ sở kinh tế trọng điểm, doanh nghiệp lớn của tỉnh gồm Khu kinh tế mở Chu Lai, cảng biển Chu Lai, sân bay Chu Lai, các nhà máy của tập đoàn THACO, tập đoàn HS Hyosung. Thủ tướng đã tới khảo sát cảng quốc tế Chu Lai, sân bay quốc tế Chu Lai và thăm, làm việc với Công...

Sôi động khí thế sản xuất đầu năm

Để khởi động cho mục tiêu mới, quyết tâm đạt tăng trưởng 2 con số ở năm cuối hoàn thành kế hoạch nhiệm kỳ, ngay từ những ngày đầu Tết Nguyên đán 2025, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Khí thế làm việc đầu năm mới đã rộn ràng, lao động quay lại công trường, phân xưởng, bắt đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới. Duy...

Doanh nghiệp chăm lo Tết cho người lao động

Cùng với duy trì nhịp độ sản xuất, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực triển khai nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động. Khép lại một năm làm việc, có lẽ ai cũng mong chờ một cái Tết đủ đầy. Vì vậy, với 4.500 lao động, Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long đã sớm xây dựng kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động, đảm bảo...

Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất dịp cận Tết

Song song với việc chăm lo Tết cho người lao động, những ngày này các doanh nghiệp ở Quảng Ninh đang tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tích lũy sản phẩm, bù đắp cho khoảng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng, duy trì các đơn hàng với đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước. Sôi nổi khí thế ngành Than Trong những ngày này, hàng vạn...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Cùng chuyên mục

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất