Powered by Techcity

Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu mới

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 về đích ấn tượng với con số 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới (chỉ sau Trung Quốc và Na Uy), thị trường bao phủ cả 5 châu lục với hơn 170 quốc gia. Điều này cho thấy ngành thủy sản đang đi đúng hướng trong việc phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, đồng thời cũng là nền tảng vững chắc để ngành thủy sản tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản Tài Kim Anh, Khu công nghiệp An Nghiệp, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh ANH KIM)

Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu là động lực quan trọng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2025. Nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật Bản dự báo sẽ tăng trưởng khả quan. Ngoài ra, các thị trường mới nổi như châu Phi, Đông Nam Á và Trung Đông cũng mở ra cơ hội lớn nhờ nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm thủy sản chất lượng.

Phát triển vững chắc thị trường trọng điểm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2024 về đích với con số 10 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2023. Đóng góp lớn nhất vào con số này là hai mặt hàng chủ lực tôm và cá tra, chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD, cá tra ước đạt 2 tỷ USD.

Ở nhóm hải sản, mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu, nhưng xuất khẩu cá ngừ vẫn đem về 1 tỷ USD… Trong những tháng cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản “bứt tốc” mạnh mẽ, đánh dấu bằng tháng 10, khi kim ngạch xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu sau 27 tháng, kể từ tháng 6/2022, xuất khẩu thủy sản theo tháng trở lại mức tỷ USD.

Sự tăng trưởng trong xuất khẩu thủy sản năm 2024 đến từ sự bứt phá của các thị trường trọng yếu, khi giá trị xuất khẩu sang nhiều thị trường tiêu thụ chính ghi nhận mức tăng trưởng hai con số. Nửa cuối năm 2024 cũng là giai đoạn đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, trong đó, Mỹ và Trung Quốc đóng vai trò hàng đầu trong việc đưa con tàu xuất khẩu thủy sản Việt Nam quay trở lại con đường cao tốc tăng trưởng.

Mỹ luôn là thị trường nhập khẩu quan trọng của thủy sản Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 6 năm qua dao động từ 1,5-2,1 tỷ USD/năm. Tính tới cuối tháng 11/2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt 1,7 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Cả năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 1,8 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ, trong đó hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra đều tăng mạnh.

Mặc dù luôn phải đối mặt các chính sách bảo hộ chặt chẽ như thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, nhưng nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn rất lớn và việc chất lượng thủy sản Việt Nam ngày càng được cải thiện đã giúp duy trì và mở rộng vị thế tại thị trường này. Các chính sách thương mại đặc thù của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.

Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta sang Trung Quốc năm 2024 tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt mức 1,9 tỷ USD, trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm, nhưng xuất khẩu tôm chân trắng, tôm hùm, cua, ốc đều tăng mạnh, cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc rất lớn và đóng góp một phần rất quan trọng trong kết quả 10 tỷ USD xuất khẩu chung của toàn ngành thủy sản. Cơ hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2025 vẫn rất lớn do nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ của thị trường này, nhất là đối với những dòng sản phẩm tươi sống, cao cấp, như tôm hùm, cua, ốc, nghêu, ngao…

Tại thị trường EU, nơi mức tiêu thụ và giá nhập khẩu thủy sản đang dần hồi phục, thủy sản Việt Nam có thuận lợi lớn nhờ Hiệp định EVFTA. Những mặt hàng được hưởng ưu đãi ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực đã tăng trưởng khả quan, điển hình là mặt hàng tôm nguyên liệu khi mức thuế suất vào EU được giảm xuống 0%.

Dự báo, cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU thời gian tới sẽ có nhiều chuyển biến khi các doanh nghiệp nước ta tích cực đẩy mạnh những sản phẩm được hưởng ưu đãi từ EVFTA. Việc EU có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ với sản phẩm thủy sản từ Nga cũng tạo thêm lợi thế cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam trong năm 2024 (sau Trung Quốc và Mỹ), với kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ USD. Các nhà sản xuất và chế biến thủy sản Việt Nam trong thời gian tới vẫn sẽ duy trì vị trí vững chắc trong thị trường này nhờ ưu điểm xuất khẩu tôm chất lượng ngày càng cao, hàm lượng chế biến giá trị gia tăng lớn hơn so với các nhà xuất khẩu tôm đến từ các quốc gia khác.

Tiến sâu thị trường tiềm năng, đặc thù

Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành công của năm 2024 là kết quả của việc triển khai đồng bộ các đề án và chính sách xuất khẩu. Từ năm 2023, ngành đã đẩy mạnh nhiều chương trình thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU, đồng thời tìm kiếm và mở rộng thêm nhiều thị trường mới có tiềm năng như Trung Đông, thị trường Halal và châu Phi.

Với mức tăng trưởng ấn tượng 19,2% trong năm 2024, Trung Đông đang vươn lên trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Sản phẩm chủ lực như cá ngừ và cá tra ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này đạt 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2024, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước.

Tới cuối năm 2024 tăng lên 368 triệu USD, đưa Trung Đông lần đầu nằm trong tốp 2 thị trường nhập khẩu thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất (sau Trung Quốc) nhờ việc các công ty chế biến thủy sản tập trung phát triển mạnh các sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal.

Tại Trung Đông, các nước Israel, Saudi Arabia, UAE và Qatar là những thị trường xuất khẩu thủy sản đầy tiềm năng, với mức tăng trưởng tốt và nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao. Israel hiện là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong khu vực, chiếm gần 30% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Đông, đạt mức tăng trưởng 35% trong năm 2024. Xuất khẩu sang các quốc gia khác như UAE, Saudi Arabia và Qatar cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao hai con số.

Trung Đông không chỉ là thị trường tiêu thụ lớn mà còn là khu vực chiến lược để mở rộng xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra các thị trường lân cận. Với mức tăng trưởng ổn định, chính sách khuyến khích từ Chính phủ, cùng với các sản phẩm ngày càng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đây sẽ là một thị trường quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam trong tương lai.

Việc tận dụng tốt cơ hội, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Halal cũng sẽ giúp ngành thủy sản nước ta đến với thị trường hàng tỷ người Hồi giáo trên thế giới, trong đó có những thị trường thuận lợi về mặt địa lý như Indonesia, Malaysia, Pakistan, Bangladesh…, nơi có nhu cầu sử dụng thực phẩm Halal với số lượng lớn.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, trong bối cảnh nguồn nguyên liệu được cải thiện và thị trường xuất khẩu được mở rộng, ngành thủy sản Việt Nam sẽ vượt qua mốc 10 tỷ USD trong năm 2025, để tiến tới mục tiêu mới 11 tỷ USD. Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện uy tín của các doanh nghiệp sẽ giúp gia tăng thị phần, khẳng định vị thế của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết, Bộ Ngoại giao cam kết luôn đồng hành các doanh nghiệp trên con đường phát triển ngành thủy sản, thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là kết nối đối tác; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sang các khu vực mới như Trung Đông, Mỹ Latin…; hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, rào cản thương mại cho doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tập trung vào các dự án có tính dẫn dắt, lan tỏa, tạo đột phá…

Để phát triển bền vững ngành thủy sản, có thêm sức cạnh tranh, vượt qua những khó khăn được dự báo trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, người nông dân, ngư dân trong ngành thủy sản thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ trong chuỗi sản xuất, chế biến theo hướng kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn của đối tác, khách hàng. Cùng với đó, tích cực liên kết giữa các đơn vị tham gia vào chuỗi sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, tiếp tục nâng cao tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới. Xuất khẩu thủy sản năm 2024 dự kiến sẽ thu về 10 tỷ USD, tăng trưởng 13% so với năm 2023. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho biết, năm 2024, xuất khẩu thủy sản đến từ 2...

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 11 tháng đạt hơn 9 tỷ USD

Xuất khẩu tôm vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, đạt mức tăng 22% trong tháng 11 và dự báo sẽ cán mốc 4 tỷ USD vào cuối năm; trong khi các sản phẩm khác cũng ghi nhận sự tăng trưởng khả quan. Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thủy sản tháng 11/2024 tuy chững lại nhẹ nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ấn tượng với giá trị...

Iran tấn công tên lửa vào Israel: Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam lo Tết mất vui

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), những năm qua thủy sản xuất khẩu sang Israel luôn tăng. Câu chuyện Iran tấn công tên lửa vào Israel, VASEP lo ảnh hưởng đến ngành hàng, còn doanh nghiệp lo ngừng đi đơn những tháng cuối năm. Ngày 3/10, trao đổi với PV, ông Trương Đình Hòe - tổng thư ký VASEP - cho biết trong top 100 thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam, năm...

Xuất khẩu thuỷ sản cuối năm tăng tốc mạnh, mục tiêu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Theo VASEP, những tháng còn lại của năm 2024, ngành thủy sản sẽ bước vào chu kỳ tăng tốc xuất khẩu và sớm đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), sau khi về đích năm 2023 ở mức 9,2 tỷ USD, tương đương 92% mục tiêu đề ra từ đầu năm, ngành thủy sản đặt mục tiêu thận trọng cho năm 2024 với...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm. Ngày 7/1, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng pháp luật phải...

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế điều chỉnh giá điện, việc triển khai thi hành Luật Điện lực và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Xây dựng cơ chế giá điện mới Để triển khai thi hành Luật Điện lực, mới đây Bộ...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước. Ngày 7/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Nicholas Berggruen, nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty đầu tư Berggruen Holdings và Viện Berggruen cùng bà Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á...

Bộ Tài chính: Có thể điều chỉnh giảm trừ gia cảnh cá nhân vào tháng 10

Dự báo CPI sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10. Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và giá...

Bế giảng lớp Bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 24/2024

Chiều 7/1, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia, tổ chức lễ bế giảng lớp Bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 24/2024. Dự buổi lễ có GS.TS. Nguyễn Quốc Sửu, Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia. Về phía tỉnh Quảng Ninh, có các đồng chí: Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lê Văn...

Cùng chuyên mục

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế điều chỉnh giá điện, việc triển khai thi hành Luật Điện lực và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Xây dựng cơ chế giá điện mới Để triển khai thi hành Luật Điện lực, mới đây Bộ...

Bộ Tài chính: Có thể điều chỉnh giảm trừ gia cảnh cá nhân vào tháng 10

Dự báo CPI sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10. Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và giá...

Pine Care bảo tồn và phục hồi những cánh rừng thông Mã Vĩ

Pine Care có vùng nguyên liệu dồi dào với gần 26.000ha rừng thông do các doanh nghiệp trong hệ sinh thái quản lý và bảo tồn tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Kontum… Với tôn chỉ khai thác rừng luôn đi kèm với trồng mới và bảo vệ rừng, vùng tài nguyên rừng của hệ sinh thái đang ngày càng mở rộng về quy mô diện tích và nâng cao chất lượng rừng. Thông được coi là “vàng xanh”...

Từ ngày 15 – 28/1 sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn năm 2025

Từ ngày 15 – 28/1 (16 đến ngày 29/12 Âm lịch) , tại Trung tâm Văn hoá Thể thao khu kinh tế Vân Đồn (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025. Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025 có sự tham gia của 40 hộ dân trồng đào trên địa bàn xã Hạ Long, với khoảng 1.000 cây hoa đào phai thương...

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực chip bán dẫn, Việt Nam duy trì vị trị thứ ba trong quan hệ đối tác thương mại của Hàn Quốc. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MoTIE) và Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc trong năm 2024, sau Trung Quốc và Mỹ. Theo thống kê, tổng kim ngạch...

Động lực mới giúp nền kinh tế Việt Nam bứt phá trong năm 2025

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, lạm phát được kiểm soát... Đây là những tiền đề quan trọng để năm 2025 nền kinh tế tăng tốc và về đích. Làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - thông tin, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường,...

7 nhiệm vụ đưa xuất khẩu rau, quả đạt 10 tỷ USD

Ngành rau, quả đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành hàng này đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm. Hiệp định FTA trợ lực cho rau, quả Việt Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2024, ngành hàng này đối diện với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau, quả từ năm 2020 - 2022 liên tục giảm do ảnh hưởng của...

Việt Nam tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Kinh tế Việt Nam 2024 bứt phá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2025 hướng tới mức tăng trưởng cao hơn. GDP tăng trưởng 7,09% Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, kinh tế Việt Nam không chỉ duy trì được quỹ đạo phát triển dài hạn, mà còn một trong những nền kinh tế đạt được tốc...

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao. Từ dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam, quý IV/2024, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp...

Xuất nhập khẩu tăng đột phá ở nhiều thị trường trọng điểm

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thị trường đối tác như: Hoa Kỳ, Indonesia, Philippines... tăng trưởng đột phá, lập nhiều kỷ lục mới. Kim ngạch xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/1/2025 cho biết, tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất