Powered by Techcity

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự quyết tâm của doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời khẳng định chất lượng hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng Hải Phòng. (Ảnh DUY LINH)

Với những thuận lợi đang có cộng thêm kết quả tăng trưởng tích cực của kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm, Bộ Công thương đánh giá năm 2024 xuất khẩu của Việt Nam nhiều cơ hội sẽ phục hồi tốt, mặc dù vẫn phải đối diện với nhiều rủi ro khó đoán định trên thị trường toàn cầu.

Nhiều tín hiệu tích cực

Nhận định về tình hình xuất khẩu sáu tháng đầu năm, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải cho rằng, còn nhiều yếu tố đã và đang thúc đẩy sự hồi phục của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể là kết quả của chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam thông qua đàm phán, ký kết các FTA thế hệ mới. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có sự vào cuộc mạnh mẽ với nhiều giải pháp hỗ trợ toàn diện cho nền kinh tế. Với vai trò là cơ quan chủ trì trong quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cũng đã sớm nhận diện những khó khăn, rủi ro từ các thị trường xuất khẩu để tham mưu, đề xuất các giải pháp phù hợp, đặc biệt, Việt Nam vừa nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, hứa hẹn sự phát triển bền vững trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Vấn đề hàng tồn kho cao tại các thị trường cũng đang dần được khắc phục, nhất là tại các thị trường xuất khẩu chủ lực gặp những khó khăn trong năm 2023 như EU hay Hoa Kỳ. Cụ thể đối với Hoa Kỳ, các chỉ số tiêu dùng hồi phục đã trở thành yếu tố hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Công thương) Bùi Huy Sơn cung cấp các con số cụ thể để làm rõ hơn nhận định nêu trên. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sáu tháng qua ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước phục hồi mạnh với kim ngạch xuất khẩu tăng 20,7% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung 6,2 điểm phần trăm và cao hơn 8,4 điểm phần trăm mức tăng của khu vực kinh tế nước ngoài (12,3%).

Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu tiếp tục đạt kết quả tích cực, kết hợp khai thác các thị trường truyền thống cùng mở rộng các thị trường mới (châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á). Do vậy, xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn trong sáu tháng đầu năm đều đạt mức tăng trưởng cao.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch ước đạt 54,3 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 22,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm trước giảm 22,6%); tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch ước đạt 27,8 tỷ USD, tăng 5,3%; thị trường EU ước đạt 24,46 tỷ USD, tăng 14,1%; Hàn Quốc ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 10,4%.

Ở chiều ngược lại, cơ cấu nhập khẩu hàng hóa trong sáu tháng đầu năm cũng thể hiện tín hiệu tích cực khi có tới 88,8% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là nhóm hàng cần thiết, bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và nguyên phụ liệu. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 158,2 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ, cho thấy đà phục hồi tốt của sản xuất trong nước, cũng như sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Trong đó, riêng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 48,8 tỷ USD, tăng 26,7% và chiếm 27,4% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 22,3 tỷ USD, tăng 14,6%.

Nhờ đà tăng của xuất khẩu, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì xuất siêu ở mức 11,63 tỷ USD; trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,35 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,98 tỷ USD.

Linh hoạt trong công tác xúc tiến thương mại

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) Vũ Bá Phú cho biết, trong sáu tháng đầu năm, công tác xúc tiến thương mại đã mang lại nhiều giá trị thực tiễn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Cụ thể, hoạt động xúc tiến thương mại đã tập trung tăng cường khai thác các FTA để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu; xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn ngoại vào lĩnh vực chế biến, chế tạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường thế giới; phối hợp với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tư vấn, cung cấp thông tin thị trường cho địa phương, doanh nghiệp.

Từ đầu năm đến nay, sáu hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã được thực hiện theo chuyên đề tổng hợp hoặc chuyên sâu theo nhóm thị trường và nhóm ngành hàng xuất khẩu.

Sự tham gia chủ động của các địa phương, hiệp hội ngành hàng và đông đảo doanh nghiệp đã đưa các hội nghị này trở thành cầu nối trao đổi thông tin hiệu quả, tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong nước với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu, hướng tới tận dụng tối đa cơ hội mới từ các thị trường, thúc đẩy phát triển xuất khẩu bền vững cũng như nhập khẩu hiệu quả.

Tuy nhiên, nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng các yêu cầu mới đối với thương mại quốc tế, thiết lập dày đặc hơn các rào cản, tăng xu hướng bảo hộ thương mại, chuyển đổi xanh, chú trọng các nhóm sản phẩm bảo vệ sức khỏe, cùng các yêu cầu về chuyển đổi năng lượng, phát triển bền vững,…

Sự biến đổi của tình hình thế giới, khu vực đem lại cả thuận lợi, thời cơ cũng như khó khăn và thách thức đan xen, đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với công tác xúc tiến thương mại. Do đó, hoạt động xúc tiến thương mại thời gian tới sẽ phải linh hoạt hơn, kết hợp xúc tiến thương mại truyền thống với các phương thức đổi mới hiện đại, gắn với thương mại điện tử, kinh tế số; tăng cường truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.

“Mặt khác, chúng ta cũng cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, sản xuất bền vững nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng với xu hướng thị trường hiện nay”, ông Vũ Bá Phú chia sẻ.

Phó Cục trưởng Trần Thanh Hải cũng nhấn mạnh rằng, kinh tế toàn cầu năm 2024 vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định. Cuộc chiến chống lạm phát vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, nhất là bởi chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn. Thêm nữa, vấn đề công suất dư thừa tại Trung Quốc hiện tại cũng gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường. Khi nhu cầu tiêu dùng suy giảm, nguồn hàng dư thừa với giá rẻ của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của các quốc gia khác.

Chính vì vậy, để giữ vững đà tăng của xuất khẩu trong các tháng cuối năm, các đơn vị của Bộ Công thương đang rà soát các mặt hàng, thị trường trọng tâm, trọng điểm cần được ưu tiên để thực hiện xúc tiến thương mại trong ngắn, trung và dài hạn; phối hợp chặt chẽ để cùng triển khai chuỗi các hoạt động mang tính chuyên môn của nhiều đơn vị trong khuôn khổ của một chương trình xúc tiến thương mại, từ đó nâng cao tính hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực trong bối cảnh nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước còn eo hẹp.

Bên cạnh đó, cũng cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc định hướng cho các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong đề xuất, xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước và xuất nhập khẩu, chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại phù hợp với các chiến lược, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thịt gà Việt Nam sắp được xuất khẩu Singapore

Bộ Công Thương cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore vừa có buổi làm việc với Cơ quan quản lý thực phẩm của Singapore (SFA) về việc xúc tiến mở cửa thị trường các sản phẩm thịt lợn, thịt gà và trứng gia cầm của Việt Nam vào Singapore. Đại diện SFA cho biết, Singapore hiện mới chỉ tự chủ được khoảng 10% tổng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nội địa, 90% còn lại là nhập khẩu...

Lý do bất ngờ khiến Việt Nam chưa thể xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Sau 6 tháng ký nghị định thư, dù có 7 doanh nghiệp được phê duyệt nhưng đến giữa tháng 2, Việt Nam chưa xuất lô sầu riêng đông lạnh nào sang Trung Quốc. Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho biết bộ đang tạo mọi điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng đông lạnh trong năm 2025. Hiện có 7 doanh nghiệp của Việt Nam được Trung Quốc công...

Xuất khẩu hạt thông thu về hơn 1,3 triệu USD

Từng bị bỏ phí, hạt thông hiện trở thành hàng xuất khẩu, thu về hơn 1,3 triệu USD năm 2024, tăng 106 lần so với năm trước. Số liệu trên vừa được hải quan công bố. Theo đó, hạt thông là một trong 30 sản phẩm ở nhóm quả và quả hạch có mức tăng trưởng đột biến nhất. Loại này được xuất khẩu sang các thị trường châu Âu - nơi người tiêu dùng ưa chuộng vì cho rằng...

Xuất khẩu cao su giảm mạnh tháng đầu năm 2025

Do trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam giảm khá mạnh trong tháng đầu tiên của năm 2025. Trung Quốc - thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 1/2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 160.632 tấn, trị giá 298,68 triệu USD, so với tháng 12/2024 giảm 32,5% về lượng...

Lý do giá gạo xuất khẩu giảm, gạo nội địa vẫn cao

Thường phải sau từ 2 tháng, giá gạo nội địa mới hạ theo đà của thị trường. Đây là nguyên nhân khiến giá lúa rẻ, giá gạo xuất khẩu giảm, giá gạo nội địa vẫn cao. Giá lúa đang thấp hơn 40-50% so với năm ngoái Theo số liệu của Hiệp hội lương thực Việt Nam, hiện mỗi kg lúa thường tại ruộng bình quân 5.400 đồng, lúa thơm 7.000-8.500 đồng. Tại kho, giá lúa thơm giảm xuống 8.000-9.500 đồng một...

Cùng tác giả

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Cuộc chiến phòng vé của phim Việt đầu năm 2025

Đầu năm nay, ngay từ những ngày Tết, khán giả đã chứng kiến một cuộc đua khốc liệt của các bộ phim Việt tại phòng vé. Đây là điều mà chỉ cách đây khoảng trên dưới 10 năm, phim Việt chưa từng mơ đến trong cuộc cạnh tranh luôn không cân sức với những bộ phim bom tấn nhập khẩu, đặc biệt là mùa phim Tết. Ngay trong những ngày đầu tiên của năm Ất Tỵ, cuộc đua không khoan...

Á hậu Hồng Đăng bị biến thái quấy rối trên đường

Hồng Đăng kể khi đang trên đường tới phòng tập, cô bị quấy rối, sau đó cô nhờ người dân trích camera để tìm kiếm thủ phạm. Ngày 23/2, trên trang cá nhân, Á hậu Trịnh Thị Hồng Đăng chia sẻ thông tin cô bị quấy rối trên đường. Theo lời kể của Hồng Đăng, sự việc xảy ra lúc 17h ngày 22/2, sau khi cô xong việc, đi bộ đến phòng tập cách nơi á hậu ở khoảng 5 phút....

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Cùng chuyên mục

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Giá tiền ảo Pi Network lao dốc, sàn liên tục báo lỗi, ‘Pi thủ’ vỡ mộng

Đồng tiền ảo Pi Network bị mất giá thảm hại chỉ sau 1 ngày lên sàn, ngoài ra sàn giao dịch OKX liên tục báo lỗi khiến những người đầu tư thất vọng nặng nề. Giá giảm hơn một nửa Thời điểm tối 21/2, sau hơn 1 ngày lên sàn OKX (Hong Kong), tiền ảo Pi Network được giao dịch quanh mức 0,6 USD/Pi, đây là mức thảm hại so với giá 2 USD/Pi vào thời điểm mở cửa. Trước đó, ngay...

NHNN: Tiếp tục giảm lãi suất, bám sát chặt diễn biến tỷ giá để điều tiết

Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp chỉ đạo để hài hòa thương mại với các đối tác lớn, tránh rủi ro về thuế vì tỷ giá hiện đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thuế của Mỹ. Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế tổ chức sáng nay (21/2), Thống đốc...

Tăng cường các giải pháp kiểm soát thương mại điện tử, phòng chống trốn thuế và các vi phạm pháp luật về kinh tế

Chiều ngày 21/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử, trốn thuế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.  Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản

Chiều ngày 21/2, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương có biển tổ chức hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) NTTS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trình bày tại hội nghị của Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích 45.146ha. Đến thời điểm này, duy nhất HTX thuỷ...

Giá tôm hùm chạm đáy, người nuôi lỗ nặng

Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên, Khánh Hòa cho biết từ năm ngoái đến nay, dù được thu mua đều đặn, giá tôm vẫn chạm đáy khiến họ liên tục thua lỗ. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc bùng nổ từ năm 2024 và tiếp tục tăng cao trong tháng 1 năm nay, đạt 70 triệu USD (gần 1.800 tỷ đồng), theo VASEP. Mức này tăng gấp 9 lần cùng kỳ năm ngoái, chiếm 98% tổng lượng xuất...

Đẩy nhanh tiến độ giao biển nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, diện tích khu vực biển phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 45.146 ha. Để kịp thời cấp phép, giao biển NTTS, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ, chủ động gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ, đơn vị, tổ chức nuôi trồng, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất