Powered by Techcity

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.

Thông tin được đưa ra tại Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa” do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức sáng 13/12, tại Bến Tre.

Trung Quốc hiện là thị trường rất quan trọng của dừa

Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT năm 2024. Đề án đặt mục tiêu, đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195.000 – 210.000 ha; vùng trồng dừa trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long khoảng 170.000 – 175.000 ha, vùng Duyên Hải Nam Trung bộ diện tích 16.000 – 20.000 ha, còn lại 9.000 – 15.000 ha được trồng tại các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ…

Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng mạnh về lượng và trị giá

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – hiện nay, dừa Việt Nam đang trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị cao. Các sản phẩm chế biến từ dừa đang có tiềm năng lớn để gia tăng giá trị của cây dừa, tăng thu nhập cho người dân. Theo thống kê, 30% diện tích dừa đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 30% được cấp mã số vùng trồng.

Hiện nay, ngành dừa Việt Nam, với diện tích gần 200.000 ha, đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Từ con số khiêm tốn chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.

Những bước tiến tích cực như việc Hoa Kỳ và châu Âu chấp thuận dừa Việt Nam, cùng quá trình đàm phán với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, đã tạo ra tiền đề lớn cho sự mở rộng thị trường và phát triển bền vững của ngành dừa.

Riêng với thị trường Trung Quốc, đây là thị trường rất quan trọng của dừa, hàng năm nước bạn tiêu thụ 4 tỷ quả dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỷ quả tươi… Trong khi nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho quả dừa của Việt Nam.

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư cho phép dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân.

Nhận định về cơ hội và thách thức tại thị trường này, ông Nguyễn Phong Phú – Giám đốc kỹ thuật Công ty Vina T&T Group – đánh giá, thị trường Trung Quốc đem đến nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu dừa Việt Nam, nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức.

Về thuận lợi, Trung Quốc là thị trường đông dân, nhu cầu cao đối với các sản phẩm từ dừa, đặc biệt là dừa tươi, nước dừa, dầu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa. Với vị trí địa lý gần gũi, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển so với các đối thủ từ Đông Nam Á và châu Phi. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi về giảm thuế và đẩy mạnh giao thương. Việt Nam là quốc gia có sản lượng dừa lớn, đặc biệt từ Bến Tre và các tỉnh miền Tây, đảm bảo khả năng cung cấp ổn định cho thị trường.

Tuy nhiên, đại diện Công ty Vina T&T Group cũng cho rằng, xuất khẩu dừa sang Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, chất lượng và an toàn thực phẩm. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước sản xuất dừa khác như Thái Lan, Indonesia, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm và giữ giá hợp lý.

Các đơn vị Trung Quốc thuê các xưởng nhỏ đóng gói xuất khẩu, các xưởng đó không đảm bảo an toàn thực phẩm và không có mã cơ sở đóng gói vẫn làm hàng xuất đi Trung Quốc và các thị trường khác, ảnh hưởng đến các công ty đầu tư bài bản và đầy đủ các giấy tờ thủ tục cho xuất khẩu.

Ngoài ra, các thay đổi về chính sách nhập khẩu; chi phí vận chuyển, bảo quản và xử lý hậu cần vẫn là một thách thức, đặc biệt với dừa tươi yêu cầu bảo quản kỹ càng; đặc biệt sự phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc dễ dẫn đến rủi ro nếu thị trường này thay đổi đột ngột. Do đó, việc tối ưu hóa chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Những lưu ý cho các doanh nghiệp

Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa sang thị trường Trung Quốc, ông Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam – khuyến nghị, dừa tươi xuất khẩu gồm dừa có vỏ xanh và dừa đã gọt vỏ, phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt trên cổng CIFER.

Ngoài việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt và các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, doanh nghiệp trước khi xuất khẩu phải lấy mẫu 2% để kiểm tra. Sau 2 năm, nếu không có vi phạm, doanh nghiệp sẽ được giảm còn 1%.

Nói thêm về thị trường Trung Quốc, ông Nam thông tin, Trung Quốc không có chính sách MRL mặc định, không áp dụng các tiêu chuẩn của các thị trường khác hay Tiêu chuẩn của CODEX. Thay vào đó, phía bạn cập nhật quy định 2 năm một lần và liên tục bổ sung các MRL mới. Xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc năm 2024 dự kiến đạt 250 triệu USD, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Đây là thị trường nhiều tiềm năng với ngành dừa.

Không chỉ Trung Quốc, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp quan tâm đến các thông báo của thị trường EU. Trong năm 2024, thị trường này có 3 thông báo thay đổi MRL của các hoạt chất: Fenbuconazole, Penconazole và Zoxamide.“Dù xuất khẩu đi thị trường nào, chúng ta cũng phải tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu của thị trường đó”, ông Nam nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thịt gà Việt Nam sắp được xuất khẩu Singapore

Bộ Công Thương cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore vừa có buổi làm việc với Cơ quan quản lý thực phẩm của Singapore (SFA) về việc xúc tiến mở cửa thị trường các sản phẩm thịt lợn, thịt gà và trứng gia cầm của Việt Nam vào Singapore. Đại diện SFA cho biết, Singapore hiện mới chỉ tự chủ được khoảng 10% tổng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nội địa, 90% còn lại là nhập khẩu...

Lý do bất ngờ khiến Việt Nam chưa thể xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Sau 6 tháng ký nghị định thư, dù có 7 doanh nghiệp được phê duyệt nhưng đến giữa tháng 2, Việt Nam chưa xuất lô sầu riêng đông lạnh nào sang Trung Quốc. Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho biết bộ đang tạo mọi điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng đông lạnh trong năm 2025. Hiện có 7 doanh nghiệp của Việt Nam được Trung Quốc công...

Xuất khẩu hạt thông thu về hơn 1,3 triệu USD

Từng bị bỏ phí, hạt thông hiện trở thành hàng xuất khẩu, thu về hơn 1,3 triệu USD năm 2024, tăng 106 lần so với năm trước. Số liệu trên vừa được hải quan công bố. Theo đó, hạt thông là một trong 30 sản phẩm ở nhóm quả và quả hạch có mức tăng trưởng đột biến nhất. Loại này được xuất khẩu sang các thị trường châu Âu - nơi người tiêu dùng ưa chuộng vì cho rằng...

Xuất khẩu cao su giảm mạnh tháng đầu năm 2025

Do trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam giảm khá mạnh trong tháng đầu tiên của năm 2025. Trung Quốc - thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 1/2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 160.632 tấn, trị giá 298,68 triệu USD, so với tháng 12/2024 giảm 32,5% về lượng...

Lý do giá gạo xuất khẩu giảm, gạo nội địa vẫn cao

Thường phải sau từ 2 tháng, giá gạo nội địa mới hạ theo đà của thị trường. Đây là nguyên nhân khiến giá lúa rẻ, giá gạo xuất khẩu giảm, giá gạo nội địa vẫn cao. Giá lúa đang thấp hơn 40-50% so với năm ngoái Theo số liệu của Hiệp hội lương thực Việt Nam, hiện mỗi kg lúa thường tại ruộng bình quân 5.400 đồng, lúa thơm 7.000-8.500 đồng. Tại kho, giá lúa thơm giảm xuống 8.000-9.500 đồng một...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Prak Sokhonn

Thủ tướng đề nghị Campuchia quan tâm giải quyết vấn đề địa vị pháp lý để người gốc Việt tại Campuchia ổn định cuộc sống, đóng góp cho sự phát triển của Campuchia và quan hệ hữu nghị hai nước. Ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thân mật tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai...

Tổng Bí Thư Tô Lâm tiếp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Tập đoàn FedEx, Hoa Kỳ

Chiều 25/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Frederick W.Smith, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Tập đoàn FedEx (Hoa Kỳ). Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh ông Frederick W.Smith, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Tập đoàn FedEx thăm và làm việc tại Việt Nam. Tổng Bí thư chúc mừng Tập đoàn FedEx đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một...

Thủ tướng Chính phủ tặng hoa chúc mừng Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 (1955-2025), ngày 25/2, tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vinh dự đón nhận lẵng hoa chúc mừng từ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Trải qua hơn 44 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã vươn mình trở thành bệnh viện tuyến cuối khu vực Đông...

Thủ tướng đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động phát triển ASEAN

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cần sự đoàn kết, tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, lộ trình khả thi, hành động quyết liệt. Chiều 25/2, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025, với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động.” Thủ tướng Chính phủ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống Timor-Leste

Chiều 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống Timor-Leste José Ramos-Horta nhân dịp Tổng thống tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2 tại Hà Nội. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Tổng thống đã nhận lời tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc của Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2. Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam...

Cùng chuyên mục

Tân Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng là Tổng Giám đốc Agribank

Ông Phạm Toàn Vượng, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Agribank được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhiệm kỳ VII. Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết về việc bầu người đại diện tổ chức làm Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhiệm kỳ VII (2020 - 2025). Ông Phạm Toàn Vượng, Thành viên Hội đồng Thành viên (HĐTV), Tổng Giám đốc Agribank được bầu làm Chủ tịch...

Hơn 11 tỉ USD vào ngành bán dẫn Việt Nam

Trong năm 2024, doanh thu ngành bán dẫn Việt Nam đạt 18,7 tỉ USD, nhưng phần lớn lợi nhuận thuộc về các doanh nghiệp FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 11,6 tỉ USD và con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh. Lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn trải qua quá trình vô cùng phức tạp, bao gồm hơn 1.000 công đoạn, sử dụng khoảng 400 loại hóa chất và 50 loại thiết bị chế...

Quấy rối người tiêu dùng phạt 70 triệu, làm lộ thông tin nhạy cảm phạt tới 80 triệu

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, Nghị định số 24 tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, đối với hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, sẽ phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối...

Phát triển bền vững ngành hồ tiêu

So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%. Công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thị trường thế giới nói chung hứa hẹn một sự quay lại ngành hàng tỷ đô bền vững hơn của hồ tiêu Việt Nam. Địa phương nỗ lực phát triển hồ tiêu bền vững Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ...

Việt Nam thu hút FDI công nghệ cao, năng lượng

Triển vọng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục khả quan. Thông tin trên là nhận định của các hiệp hội, tổ chức quốc tế lớn như HSBC, EuroCham, Standard Chartered... Bên cạnh số lượng thì chất lượng dự án đang cải thiện rõ nét nhờ sự chủ động trong chiến lược lựa chọn, mời gọi nhà đầu tư hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao và năng lượng. Chuỗi...

Phát triển nghề nuôi tôm hùm theo hướng bền vững

Từ năm 2015 đến nay, nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng, thể tích lồng nuôi và sản lượng; từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm hiện còn nhiều thách thức, bất cập về quản lý nguồn giống, thức ăn, quản lý vùng nuôi. Đáng chú ý, các hộ nuôi tôm hùm luôn phải đối mặt với thiên tai, dịch...

Làm thế nào tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành công nghiệp?

Tình trạng liên kết yếu và chưa chặt chẽ thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp trong nước vẫn còn thấp. Tỷ lệ nội địa hoá chưa cao Theo Bộ Công Thương, vướng mắc của nền công nghiệp Việt Nam nằm ở việc nội lực còn yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI. Đơn cử, các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu...

Giá vàng mua vào cao hơn bán ra

Sáng nay (25/2), giá vàng trong nước bật tăng trở lại lên mốc 92 triệu đồng/lượng. Điều đặc biệt là mức tăng giá mua vào cao hơn giá bán ra. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu… niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 90 - 92 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 400.000 đồng/lượng mua vào, 300.000 đồng/lượng bán ra...

Mở hồ sơ lãi suất huy động sau chỉ đạo ‘nóng’ của Thủ tướng

Từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tăng tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, mức tăng chưa đột biến và cao nhất 7,2% kỳ hạn 24 tháng. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng, trong 6 tuần (từ 6/1-14/2), bảng lãi suất huy động của 36 ngân hàng ghi nhận 7/36 ngân hàng tăng lãi suất, 3 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất, 2 ngân hàng đồng thời tăng và giảm lãi suất ở một số...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất