Powered by Techcity

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Tháng 4/2024, xuất khẩu dệt may tăng 2,8%, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp tăng trưởng cùng với tình hình thị trường khởi sắc cho thấy ngành có “cửa” phục hồi.

Tăng trưởng tháng thứ 5 liên tiếp

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 3,15 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 12,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ. “Tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp nối đà tăng, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp tăng trưởng kể từ tháng 12/2023”, Tập đoàn Dệt may thông tin.

Trong tháng 4/2024 kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ đạt 1,16 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ, đi Nhật Bản đạt 319 triệu USD tăng 9,6% so với cùng kỳ, đi Hàn Quốc đạt 262 triệu USD tăng 10,6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên xuất khẩu đi thị trường EU và Trung Quốc giảm trong tháng 4 với con số lần lượt là 339 triệu USD, giảm 2,64%; 253 triệu USD, giảm 3,6% so cùng kỳ.

Dù vậy, lũy kế 4 tháng năm 2024, tất cả các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ: Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 4,58 tỷ USD, tăng 6,3%; EU đạt 1,2 tỷ USD tăng 1,5%; Nhật Bản đạt 1,34 tỷ USD tăng 10%; Hàn Quốc đạt 1,22 tỷ USD tăng 3,7%; Trung Quốc đạt 1,07 tỷ USD tăng 13,1%.

Xuất khẩu dệt may có “cửa” phục hồi?

Nhìn sang các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may với Việt Nam có sự biến động trái chiều. Trong đó, Trung Quốc, tháng 3/2024 là tháng kim ngạch xuất khẩu dệt may Trung Quốc giảm sâu nhất kể từ tháng 4/2023, lũy kế quý 3 tháng đạt 65,9 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ.

Bangladesh, tháng 4/2024 là tháng đầu tiên trong năm xuất khẩu dệt may Bangladesh suy giảm, đạt 3,5 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ, riêng hàng may mặc đạt 3,29 tỷ USD giảm 1%. Lũy kế 4 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Bangladesh đạt 18,1 tỷ USD tăng 9,2% so với cùng kỳ, hàng may mặc đạt 17,1 tỷ USD tăng 9,8% so với cùng kỳ.

Cơ hội cho dệt may tăng trưởng xuất khẩu

Kết quả đạt được trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm cho thấy ngành dệt may đã từng bước “hồi sức” sau năm 2023 vô cùng khó khăn. Đáng mừng hơn, các dự báo kinh tế vĩ mô, nhất là tại những thị trường xuất khẩu lớn của ngành đều đưa ra những “điểm sáng”, cũng là cơ hội cho ngành phát triển mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm.

Cụ thể, dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,2% trong năm 2024 và 2025. Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ mức trung bình hàng năm là 6,8% vào năm 2023 xuống còn 5,9% vào năm 2024 và 4,5% vào năm 2025, trong đó các nền kinh tế phát triển sẽ quay trở lại mục tiêu lạm phát sớm hơn các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết khả năng phục hồi kinh tế bất ngờ, bất chấp việc Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất đáng kể nhằm khôi phục sự ổn định về giá, cũng phản ánh khả năng các hộ gia đình ở các nền kinh tế tiên tiến lớn có thể rút ra khoản tiết kiệm đáng kể tích lũy trong thời kỳ đại dịch. Khu vực châu Á và Thái Bình Dương được đánh giá là tăng trưởng khiêm tốn ở mức 4,5% (tăng 0,3% điểm phần trăm so với dự báo tháng 10 năm ngoái) và vẫn là khu vực năng động nhất thế giới, đóng góp khoảng 60% tăng trưởng toàn cầu. Trong các quốc gia khối châu Á, IMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 5,8% trong năm 2024 và 6,5% trong năm 2025.

Tại những thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt Nam, bức tranh kinh tế được đánh giá có khởi sắc với nhiều yếu tố thuận. Tại Mỹ, tăng trưởng GDP Mỹ được dự đoán sẽ cao hơn vào năm 2024 ở mức 2,7% (cao hơn 0,6% so với dự báo tháng 1/2024 của IMF). Lạm phát tháng 3/2024 tại Mỹ ở mức 3,5%, cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn mức 3,8% trung bình hàng năm của Mỹ.

EU, GDP quý I/2024 tăng 0,3%, đây là quý tăng trưởng cao nhất kể từ quý III/2022 và quý đầu tiên sau 2 quý liên tiếp không tăng trưởng. Lạm phát khu vực đồng Euro trong tháng 4/2024 ở mức 2,4%. Dữ liệu tăng trưởng và lạm phát mới nhất đã củng cố niềm tin về lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2% vào giữa năm 2024.

Tăng trưởng ở Nhật Bản cũng được dự báo sẽ phục hồi ổn định, với nhu cầu trong nước được củng cố bởi mức tăng lương thực tế mạnh hơn, tiếp tục chính sách tiền tệ hỗ trợ và cắt giảm thuế tạm thời. GDP dự kiến sẽ tăng 0,5% vào năm 2024 và 1,1% vào năm 2025.

Còn tại Việt Nam, nền kinh tế có tín hiệu phục hồi theo xu hướng thế giới với kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 123,6 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ. Dù vậy, chia sẻ tại hội thảo liên quan đến công nghệ gần đây, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam vẫn bày tỏ sự lo lắng bởi hiện trạng khởi sắc của ngành chưa thực sự “chắc”, vẫn phụ thuộc nhiều vào diễn biến phức tạp của thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, các nhãn hàng luôn đòi hỏi về sản xuất xanh. Ví dụ, với vải đòi hỏi thuốc nhuộm không gây hại cho người tiêu dùng, đảm bảo môi trường, xử lý nước thải. “Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp trong nước sẽ không thể xuất khẩu được sản phẩm”, bà Mai cho hay.

Bà Mai nhận định, giải pháp cho những thách thức trên bên cạnh việc buộc phải tuân thủ quy định về sinh thái, tiêu chuẩn xanh của các nhãn hàng và quốc gia nhập khẩu, doanh nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi số trong sản xuất. “Phương thức chuyển đổi đi dần từ sản xuất truyền thống sang tự động hóa, tiến dần tới sản xuất thông minh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, tăng chất lượng và giá trị hàng hóa”, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc bám sát diễn biến thị trường thế giới để có điều chỉnh khách hàng, điều đơn hàng là cần thiết. Cùng đó là tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng tệp khách hàng, phân tán rủi ro có thể gặp phải.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thịt gà Việt Nam sắp được xuất khẩu Singapore

Bộ Công Thương cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore vừa có buổi làm việc với Cơ quan quản lý thực phẩm của Singapore (SFA) về việc xúc tiến mở cửa thị trường các sản phẩm thịt lợn, thịt gà và trứng gia cầm của Việt Nam vào Singapore. Đại diện SFA cho biết, Singapore hiện mới chỉ tự chủ được khoảng 10% tổng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nội địa, 90% còn lại là nhập khẩu...

Lý do bất ngờ khiến Việt Nam chưa thể xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Sau 6 tháng ký nghị định thư, dù có 7 doanh nghiệp được phê duyệt nhưng đến giữa tháng 2, Việt Nam chưa xuất lô sầu riêng đông lạnh nào sang Trung Quốc. Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho biết bộ đang tạo mọi điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng đông lạnh trong năm 2025. Hiện có 7 doanh nghiệp của Việt Nam được Trung Quốc công...

Xuất khẩu hạt thông thu về hơn 1,3 triệu USD

Từng bị bỏ phí, hạt thông hiện trở thành hàng xuất khẩu, thu về hơn 1,3 triệu USD năm 2024, tăng 106 lần so với năm trước. Số liệu trên vừa được hải quan công bố. Theo đó, hạt thông là một trong 30 sản phẩm ở nhóm quả và quả hạch có mức tăng trưởng đột biến nhất. Loại này được xuất khẩu sang các thị trường châu Âu - nơi người tiêu dùng ưa chuộng vì cho rằng...

Xuất khẩu cao su giảm mạnh tháng đầu năm 2025

Do trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam giảm khá mạnh trong tháng đầu tiên của năm 2025. Trung Quốc - thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 1/2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 160.632 tấn, trị giá 298,68 triệu USD, so với tháng 12/2024 giảm 32,5% về lượng...

Lý do giá gạo xuất khẩu giảm, gạo nội địa vẫn cao

Thường phải sau từ 2 tháng, giá gạo nội địa mới hạ theo đà của thị trường. Đây là nguyên nhân khiến giá lúa rẻ, giá gạo xuất khẩu giảm, giá gạo nội địa vẫn cao. Giá lúa đang thấp hơn 40-50% so với năm ngoái Theo số liệu của Hiệp hội lương thực Việt Nam, hiện mỗi kg lúa thường tại ruộng bình quân 5.400 đồng, lúa thơm 7.000-8.500 đồng. Tại kho, giá lúa thơm giảm xuống 8.000-9.500 đồng một...

Cùng tác giả

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Cuộc chiến phòng vé của phim Việt đầu năm 2025

Đầu năm nay, ngay từ những ngày Tết, khán giả đã chứng kiến một cuộc đua khốc liệt của các bộ phim Việt tại phòng vé. Đây là điều mà chỉ cách đây khoảng trên dưới 10 năm, phim Việt chưa từng mơ đến trong cuộc cạnh tranh luôn không cân sức với những bộ phim bom tấn nhập khẩu, đặc biệt là mùa phim Tết. Ngay trong những ngày đầu tiên của năm Ất Tỵ, cuộc đua không khoan...

Á hậu Hồng Đăng bị biến thái quấy rối trên đường

Hồng Đăng kể khi đang trên đường tới phòng tập, cô bị quấy rối, sau đó cô nhờ người dân trích camera để tìm kiếm thủ phạm. Ngày 23/2, trên trang cá nhân, Á hậu Trịnh Thị Hồng Đăng chia sẻ thông tin cô bị quấy rối trên đường. Theo lời kể của Hồng Đăng, sự việc xảy ra lúc 17h ngày 22/2, sau khi cô xong việc, đi bộ đến phòng tập cách nơi á hậu ở khoảng 5 phút....

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Cùng chuyên mục

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Giá tiền ảo Pi Network lao dốc, sàn liên tục báo lỗi, ‘Pi thủ’ vỡ mộng

Đồng tiền ảo Pi Network bị mất giá thảm hại chỉ sau 1 ngày lên sàn, ngoài ra sàn giao dịch OKX liên tục báo lỗi khiến những người đầu tư thất vọng nặng nề. Giá giảm hơn một nửa Thời điểm tối 21/2, sau hơn 1 ngày lên sàn OKX (Hong Kong), tiền ảo Pi Network được giao dịch quanh mức 0,6 USD/Pi, đây là mức thảm hại so với giá 2 USD/Pi vào thời điểm mở cửa. Trước đó, ngay...

NHNN: Tiếp tục giảm lãi suất, bám sát chặt diễn biến tỷ giá để điều tiết

Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp chỉ đạo để hài hòa thương mại với các đối tác lớn, tránh rủi ro về thuế vì tỷ giá hiện đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thuế của Mỹ. Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế tổ chức sáng nay (21/2), Thống đốc...

Tăng cường các giải pháp kiểm soát thương mại điện tử, phòng chống trốn thuế và các vi phạm pháp luật về kinh tế

Chiều ngày 21/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử, trốn thuế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.  Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản

Chiều ngày 21/2, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương có biển tổ chức hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) NTTS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trình bày tại hội nghị của Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích 45.146ha. Đến thời điểm này, duy nhất HTX thuỷ...

Giá tôm hùm chạm đáy, người nuôi lỗ nặng

Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên, Khánh Hòa cho biết từ năm ngoái đến nay, dù được thu mua đều đặn, giá tôm vẫn chạm đáy khiến họ liên tục thua lỗ. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc bùng nổ từ năm 2024 và tiếp tục tăng cao trong tháng 1 năm nay, đạt 70 triệu USD (gần 1.800 tỷ đồng), theo VASEP. Mức này tăng gấp 9 lần cùng kỳ năm ngoái, chiếm 98% tổng lượng xuất...

Đẩy nhanh tiến độ giao biển nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, diện tích khu vực biển phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 45.146 ha. Để kịp thời cấp phép, giao biển NTTS, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ, chủ động gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ, đơn vị, tổ chức nuôi trồng, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất