Powered by Techcity

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025.

Dây chuyền sản xuất và đóng gói áo sơ-mi xuất khẩu tại Xí nghiệp May Hà Quảng, Khu công nghiệp tây bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. (Ảnh THANH TRÚC)

Để đạt được con số nêu trên, các doanh nghiệp dệt may cần giải được bài toán về đơn hàng số lượng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, đơn giá thấp,… Bên cạnh việc nâng cao trình độ tay nghề, gia tăng năng suất, các đơn vị cần có các chính sách thu hút, giữ chân người lao động để bảo đảm nguồn lực phục vụ sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng.

Duy trì tăng trưởng

Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết, do áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt, đơn vị đã vượt khó, duy trì mức tăng trưởng ổn định, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động. Năm 2024, tổng doanh thu của May 10 đạt gần 4.700 tỷ đồng, tăng 10%; lợi nhuận đạt hơn 131 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2023; thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 10 triệu đồng/người/tháng. Năm 2025, đơn vị đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.055 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 10,5 triệu đồng/người/tháng. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, công ty sẽ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp như tìm kiếm, mở rộng thị trường, khách hàng, đẩy mạnh sản xuất, tăng cường xuất khẩu,…




Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025.

Cũng theo ông Việt, những năm qua, May 10 luôn tiên phong trong việc chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Đơn vị đã ứng dụng phần mềm trong quản lý và trang bị nhiều thiết bị hiện đại của các nước trên thế giới để tăng tính tự động hóa cao, nâng cao năng suất lao động. Đối với chuyển đổi xanh, doanh nghiệp triển khai xoay quanh ba trụ cột chính, đó là nhà xưởng, cơ sở vật chất, môi trường xanh (ứng dụng theo tiêu chuẩn LEED và thực hiện kiểm toán năng lượng); sử dụng năng lượng xanh và nguyên liệu xanh. Trong đó, riêng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, dự kiến trong năm 2025 sẽ giúp đơn vị giảm được khoảng 15-20.000 tấn các-bon thải ra môi trường. Ngoài ra, đơn vị cũng tăng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ sợi tái chế, sợi hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh thuận lợi, doanh nghiệp cũng đối diện những khó khăn như đơn giá thấp, thời gian ngắn, giao hàng nhanh, trong khi khách hàng đòi hỏi về chất lượng, kết cấu sản phẩm phức tạp hơn,…

Đồng quan điểm, Giám đốc điều hành Tổng công ty cổ phần Phong Phú Trương Thị Ngọc Phương cho rằng, mặc dù thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ngành sợi, nhưng sự nỗ lực của tập thể người lao động đã giúp đơn vị về đích với tổng doanh thu 2.550 tỷ đồng, tăng 20,7%; lợi nhuận trước thuế đạt 352 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2023. Năm 2025, công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận 355 tỷ đồng. Để hoàn thành kế hoạch, doanh nghiệp sẽ tăng cường đầu tư cho tự động hóa, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tiết giảm chi phí,… nhằm thúc đẩy tăng trưởng, gia tăng xuất khẩu hàng hóa.

Tương tự, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, Hoàng Thùy Oanh cho biết, tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2024 đạt 4.950 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023; lợi nhuận đạt 336 tỷ đồng, tăng 53% so với kế hoạch năm, là một trong những đơn vị có tỷ suất lợi nhuận/vốn cao nhất Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Thời gian tới, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư thiết bị hiện đại, đào tạo, nâng cao tay nghề người lao động, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển thị trường.

Theo Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu, năm 2024, Tập đoàn đã đẩy mạnh nhiều giải pháp nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, ngành may giữ được đà tăng trưởng với hiệu quả sản xuất, kinh doanh cải thiện từ quý III/2024, không có đơn vị nào bị lỗ trong năm. Ngành sợi đã giảm tới 90% lỗ so với năm 2023, tuy nhiên vẫn còn phải đối mặt với khó khăn kéo dài, dẫn đến sản xuất, kinh doanh chưa hiệu quả. Tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn năm 2024 đạt 18.100 tỷ đồng, bằng 102,8%; lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 740 tỷ đồng, bằng 137,5%; thu nhập bình quân đạt 10,1 triệu đồng/người/tháng, bằng 106,9% so với năm 2023. Những tín hiệu khả quan của thị trường, nhất là sự dịch chuyển đơn hàng từ các nước sang Việt Nam, sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. Trên cơ sở đó, Vinatex đặt mục tiêu phấn đấu tăng 6% về doanh thu và 10% về lợi nhuận so với năm 2024.

Chủ động các giải pháp đồng bộ

Ông Hiếu nhận định, để tận dụng cơ hội và thúc đẩy tăng trưởng, thời gian tới, ngành sợi cần tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và hợp tác chung trong ban sản xuất sợi, nhất là công tác thị trường và mua nguyên liệu. Đồng thời, nghiên cứu thị trường chuyên sâu (Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh) và thị trường nguyên liệu nhằm dự báo cũng như tìm kiếm và tổ chức tiếp cận ở cấp tập đoàn đối với các chuỗi cung ứng lớn; đưa hệ thống sợi Vinatex tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu,… Ngành may phải nhanh nhạy đón bắt nhu cầu của thị trường, tập trung gắn kết với các doanh nghiệp trong hệ thống để tăng năng lực cạnh tranh, gắn kết giữa ngành may và các đơn vị dệt nhuộm trên cơ sở ngành may là động lực, là định hướng sản xuất và đầu tư cho cả sợi, dệt, qua đó, tạo đà cho sự tăng trưởng bền vững và sớm hoàn thành các mục tiêu đề ra.




Một trong những khó khăn đối với doanh nghiệp thời gian qua đó là tình trạng thiếu hụt lao động, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu không sớm giải quyết được nút thắt này mục tiêu xuất khẩu đạt 48 tỷ USD của ngành dệt may chắc chắn bị ảnh hưởng không nhỏ. 

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên Nguyễn Xuân Dương cho rằng, năng suất bình quân của đơn vị tăng 12%, thu nhập của người lao động tăng so với năm 2023 nhưng lao động lại giảm 8%. Mặc dù vẫn giữ được doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng khá, nhưng việc giữ chân người lao động đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực bảo đảm thu nhập người lao động tăng trung bình khoảng 8%/năm mới có thể yên tâm sản xuất.

“Trước sức cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng gay gắt, ngành may sẽ không còn nhiều sức hút, đồng thời một số nước trong khu vực đang thiếu hụt lao động, cho nên áp lực với doanh nghiệp ngành may càng lớn. Về lâu dài, doanh nghiệp và địa phương cần nỗ lực tạo chỗ ở ổn định, an cư lạc nghiệp nhằm thu hút lao động ở nơi khác đến làm việc. Tiếp đến mới là nguồn vốn, đổi mới công nghệ, tăng năng suất và thu nhập để giữ chân người lao động”, ông Nguyễn Xuân Dương khẳng định.

Một trong những khó khăn đối với doanh nghiệp thời gian qua đó là tình trạng thiếu hụt lao động, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu không sớm giải quyết được nút thắt này mục tiêu xuất khẩu đạt 48 tỷ USD của ngành dệt may chắc chắn bị ảnh hưởng không nhỏ.

Chung quan điểm, ông Thân Đức Việt kiến nghị, Nhà nước cần có quy hoạch nguồn nhân lực theo chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, trong đó nên quy hoạch nguồn lực lao động cho các ngành nghề rõ ràng. Nếu không sớm quy hoạch, việc thiếu hụt lao động sẽ tiếp tục tái diễn, thậm chí tới lúc không có lao động sản xuất, bắt buộc phải nhập khẩu lao động.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang cho biết, ngành dệt may hiện đang có nhiều lợi thế khi 17 trong tổng số 19 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã có hiệu lực. Không chỉ vậy, ngành dệt may Việt Nam cũng tiếp thu rất nhanh chiến lược đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, ngành cũng tiếp thu tốt công nghệ tự động hóa, quản trị số, thích ứng tốt trước đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh bền vững từ nhiều thị trường xuất khẩu. Do đó, mục tiêu xuất khẩu 47-48 tỷ USD hoàn toàn nằm trong khả năng của ngành, nhất là trước bối cảnh dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam, lượng đơn hàng của doanh nghiệp đang dồi dào và ngày càng gia tăng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giữ nhịp xuất khẩu dệt may

Trong tháng 1, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt hơn 3,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024. Ðây là con số ấn tượng, bởi thời điểm này sức mua thấp và đã qua các mùa lễ hội. Ðiều đó không chỉ phản ánh nhịp tăng trưởng ổn định của ngành mà còn là động lực thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. Kim ngạch đạt 44...

Xuất khẩu dệt may vững vàng về đích

Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang trên đà phục hồi, khi sức mua tăng kéo theo nhu cầu đặt hàng từ các đối tác. Mặc dù vậy, đơn giá vẫn chưa được cải thiện, thị trường tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động. Với lượng đơn hàng tương đối dồi dào, các doanh nghiệp đang triển khai đàm phán, ký hợp đồng cho năm 2025. Để gia tăng hiệu quả, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn nguồn...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Kim ngạch xuất khẩu dệt may lần đầu trong năm vượt mốc 4 tỷ USD

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng Bảy đạt 4,29 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng đầu tiên trong năm 2024 có kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch cao nhất từ tháng 8/2022. Lũy kế 7 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt...

Cùng tác giả

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Đại hội Đảng bộ quân sự TP Hạ Long lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 22/2, Đảng bộ Quân sự TP Hạ Long long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đại hội được Tổng Cục Chính trị QĐND Việt Nam chọn làm trước để rút kinh nghiệm trong toàn quân cấp cơ sở khối địa phương. Đây cũng là đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội. Tới dự đại hội có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy...

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia hội đàm với Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2025) và 36 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2025), Đoàn đại biểu Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành (Quảng Tây, Trung Quốc) do đồng chí Cảnh đốc cấp 1, Long Trạch Lương, Phó Trạm trưởng làm Trưởng đoàn sang chúc mừng và hội đàm với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia, BĐBP Quảng Ninh (Việt Nam). Trung tá Vũ Văn Năm, Phó...

Tân Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam chia sẻ gì sau khi đăng quang?

"Tôi muốn lan tỏa những giá trị của nữ doanh nhân hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, đặc biệt là bảo hiểm," Tân Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2025 đến từ Hà Nội chia sẻ hậu đăng quang. Mùa giải lần thứ bảy Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2025 - Miss VietNam Business 2025 vừa chính thức khép lại tối qua (ngày 21/2), tại Hưng Yên, với chiến thắng thuộc về Hoàng Thu Thủy (SBD 179),...

Khai hội Lễ hội Đình Tràng Y năm 2025

Ngày 22/2 (tức ngày 25 tháng Giêng Âm lịch), xã Đại Bình, xã Dực Yên và xã Tân Lập (huyện Đầm Ha) đã tổ chức Khai hội lễ hội Đình Tràng Y năm 2025. Đình Tràng Y là một trong những di tích văn hóa có từ thế kỷ XVIII, là nơi thờ cúng, tế thần Thành Hoàng và tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian của nhân dân xã Đại Bình và các vùng lân cận. Lễ hội...

Cùng chuyên mục

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Giá tiền ảo Pi Network lao dốc, sàn liên tục báo lỗi, ‘Pi thủ’ vỡ mộng

Đồng tiền ảo Pi Network bị mất giá thảm hại chỉ sau 1 ngày lên sàn, ngoài ra sàn giao dịch OKX liên tục báo lỗi khiến những người đầu tư thất vọng nặng nề. Giá giảm hơn một nửa Thời điểm tối 21/2, sau hơn 1 ngày lên sàn OKX (Hong Kong), tiền ảo Pi Network được giao dịch quanh mức 0,6 USD/Pi, đây là mức thảm hại so với giá 2 USD/Pi vào thời điểm mở cửa. Trước đó, ngay...

NHNN: Tiếp tục giảm lãi suất, bám sát chặt diễn biến tỷ giá để điều tiết

Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp chỉ đạo để hài hòa thương mại với các đối tác lớn, tránh rủi ro về thuế vì tỷ giá hiện đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thuế của Mỹ. Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế tổ chức sáng nay (21/2), Thống đốc...

Tăng cường các giải pháp kiểm soát thương mại điện tử, phòng chống trốn thuế và các vi phạm pháp luật về kinh tế

Chiều ngày 21/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử, trốn thuế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.  Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản

Chiều ngày 21/2, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương có biển tổ chức hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) NTTS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trình bày tại hội nghị của Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích 45.146ha. Đến thời điểm này, duy nhất HTX thuỷ...

Giá tôm hùm chạm đáy, người nuôi lỗ nặng

Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên, Khánh Hòa cho biết từ năm ngoái đến nay, dù được thu mua đều đặn, giá tôm vẫn chạm đáy khiến họ liên tục thua lỗ. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc bùng nổ từ năm 2024 và tiếp tục tăng cao trong tháng 1 năm nay, đạt 70 triệu USD (gần 1.800 tỷ đồng), theo VASEP. Mức này tăng gấp 9 lần cùng kỳ năm ngoái, chiếm 98% tổng lượng xuất...

Giá cà phê có thể giảm tới 30% trong năm 2025

Hợp đồng tương lai cà phê Arabica dự kiến, giá hợp đồng cà phê Arabica tương lai dự báo có thể giảm tới 30% từ nay đến cuối năm. Mức giá cao kỷ lục gần đây đã gây ra sự suy giảm về nhu cầu, trong khi đang có những dấu hiệu sớm cho thấy một vụ cà phê bội thu ở Brazil. Giá cà phê Robusta cũng có thể giảm với tốc độ tương tự. Theo kết quả cuộc khảo...

Dừa lên cơn sốt, doanh nghiệp ‘đỏ mắt’ tìm mua nguyên liệu

So với cùng kỳ năm 2024, giá dừa khô nguyên liệu đã tăng 40% và so với quý 1 năm 2023, tăng đến 120%, cao nhất từ trước đến nay. Tại Bến Tre, giá dừa khô nguyên liệu canh tác hữu cơ dao động từ 150.000 đến 160.000 đồng/chục (12 trái), trong khi dừa khô canh tác thông thường có giá từ 130.000 đến 145.000 đồng/chục. Giá dừa tươi cũng tăng mạnh, với mức tăng 110% so với cùng kỳ năm...

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm

Tại Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và người dân, Bộ Tài chính đã đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành. Theo Bộ Tài chính, quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ lãi...

Giữ nhịp xuất khẩu dệt may

Trong tháng 1, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt hơn 3,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024. Ðây là con số ấn tượng, bởi thời điểm này sức mua thấp và đã qua các mùa lễ hội. Ðiều đó không chỉ phản ánh nhịp tăng trưởng ổn định của ngành mà còn là động lực thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. Kim ngạch đạt 44...

Tin nổi bật

Tin mới nhất