Powered by Techcity

Xóa khoảng cách chênh lệch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hiện Quảng Ninh có 171 xã, phường, thị trấn; trong đó có 55 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS & MN). Thời gian qua, tỉnh tiếp tục có nhiều giải pháp giảm nghèo ở khu vực này, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch vùng miền trong tỉnh.

Trước hết, tỉnh tiếp tục đầu tư, khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện 168 dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu do ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư thuộc Chương trình năm 2024, trong đó 62 dự án thực hiện theo cơ chế Chương trình tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, 106 dự án thực hiện theo cơ chế Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Huyện Bình Liêu đẩy mạnh hoàn thiện, phát triển hạ tầng giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trúc Linh
Huyện Bình Liêu đẩy mạnh hoàn thiện, phát triển hạ tầng giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trúc Linh

Đặc biệt, để đẩy mạnh giảm nghèo, tỉnh chỉ đạo thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS&MN, trong đó phát huy các tiềm năng sẵn có của địa phương như trồng rừng; tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình thực hiện một tỷ cây xanh để phát triển trồng các loài cây bản địa, cây gỗ lớn; phát triển chăn nuôi… Qua đó, diện tích trồng rừng tập trung năm 2024 đạt 14.326,8 ha, trong đó loài cây bản địa (lim, giổi, lát) là 776 ha.

Các địa phương còn tích cực thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm – tỉnh Quảng Ninh (OCOP)”, trong đó chú trọng các sản phẩm của bà con vùng đồng DTTS trên địa bàn. Đến nay, Quảng Ninh có 395 sản phẩm OCOP đạt từ 3-5 sao, trong đó 50 sản phẩm của 15 chủ thể, hợp tác xã, doanh nghiệp là người DTTS, vùng sâu, vùng xa, hải đảo…

Tổ Tiết kiệm và vay vốn xã Bằng Cả (TP Hạ Long) bình xét hộ vay vốn. Ảnh: Hạ An
Tổ Tiết kiệm và vay vốn xã Bằng Cả (TP Hạ Long) bình xét hộ vay vốn. Ảnh: Hạ An

Để hỗ trợ bà con vùng đồng bào DTTS phát triển kinh tế, UBND tỉnh đã ban hành quy định điều kiện, nội dung, mức cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thuộc nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Hiện nay, các địa phương đang phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tuyên truyền, hướng dẫn và giải ngân hỗ trợ theo chính sách. Theo báo cáo sơ bộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đến nay toàn tỉnh đã giải ngân cho vay được khoảng 142.095 triệu đồng cho 1.578 hộ phát triển sản xuất và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.

Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai thực hiện 21 nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến phát triển bền vững kinh tế xã hội bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp vùng DTTS đã áp dụng các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi, phát triển đàn gia súc, gia cầm (Như gà Tiên Yên, Lợn Móng Cái, Đầm Hà); áp dụng trong phát triển một số cây dược liệu (trà hoa vàng, cây Khôi tía, cây ba kích… Qua đó bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, giúp đồng bào các DTTS phấn khởi, động lực để tiếp tục phát triển mở rộng quy mô và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Mô hình chăn nuôi bò của gia đình ông Trương Văn Đại, dân tộc Dao, thôn Khe Sú 1, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí giúp nâng cao thu nhập cho gia đình. Ảnh: Cao Quỳnh
Mô hình chăn nuôi bò của gia đình ông Trương Văn Đại, dân tộc Dao, thôn Khe Sú 1, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí giúp nâng cao thu nhập cho gia đình. Ảnh: Cao Quỳnh

Các địa phương cũng chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giả trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con. Đến nay, nghi lễ cấp sắc của người Dao; lễ Đại Phan của dân tộc Sán Dìu, Hội Soóng cọ của người Sán Chỉ, thực hành nghi lễ Then của người Tày, làn điệu Sọong Cô của người Sán Dìu… trên địa bàn tỉnh đã được nhận diện giá trị tiêu biểu của di sản và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Toàn tỉnh hiện có 55 Câu lạc bộ văn nghệ truyền thống của vùng DTTS và miền núi được thành lập và hoạt động.

Việc xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát vùng DTTS &MN tiếp tục được đẩy mạnh. Toàn tỉnh có 144 hộ vùng DTTS &MN được phê duyệt hỗ trợ nhà ở theo chương trình khắc phục hậu quả bão sổ 3 (bão Yagi) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024; qua đó đến hết tháng 11 đã có 92 hộ được hỗ trợ với tổng kinh phí là 4,855 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục triển khai xoá nhà tạm, dột nát theo kế hoạch, chương trình của tỉnh năm 2024; trong số 88 hộ cần hỗ trợ theo chương trình này thì có 36 hộ vùng DTTS & MN, qua đó đến hết tháng 11 đã có 22 hộ đã hỗ trợ xong với tổng kinh phí là 977 triệu đồng.

Nhờ các giải pháp trên, đời sống, thu nhập người dân vùng DTTS&MN trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao. Năm 2023 thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn là 73,348 triệu đồng/người và dự kiến năm 2024 tiếp tục ổn định giữ vững.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Nâng cao chất lượng cán bộ dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh quan tâm. Qua đó góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.   Thời gian qua, bám sát định hướng của trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ nói...

Dấu ấn một nhiệm kỳ

Thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tại Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh lần thứ III năm 2019, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia thực hiện của nhân dân, vùng đồng bào DTTS của tỉnh đã có chuyển biến rõ nét trên nhiều...

Đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số

Quảng Ninh có 42 dân tộc thiểu số (DTTS), sinh sống ở chủ yếu ở miền núi, biên giới của tỉnh. Đây là những địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, quốc phòng - an ninh (QPAN), đối ngoại; bởi vậy việc đảm bảo QPAN vùng DTTS và miền núi luôn được tỉnh quan tâm. Trước hết, tỉnh đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng,...

Phong phú các lễ hội truyền thống

Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng nhằm thoả mãn khát vọng trở về cội nguồn, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hoá của nhân dân. Trong số đó, các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có những nét đặc sắc riêng rất giá trị. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tinh...

Bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số gắn với du lịch

Quảng Ninh có 43 dân tộc, trong đó có 42 dân tộc thiểu số (DTTS) với 162.531 người, chiếm 12,31% dân số cả tỉnh. Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho...

Cùng tác giả

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổng kết công tác đóng quân canh phòng

Sáng 19/12, tại TP Hạ Long, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác đóng quân canh phòng năm 2024. Đại tá Khúc Thành Dư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, chủ trì hội nghị. Theo đó, năm 2024, các đơn vị Quân đội phối hợp tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ trong hoạt...

Rau quả Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục mới, sẽ đạt 10 tỉ USD như thủy sản?

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ mang về 7,2 tỉ USD. Từ con số 3 tỉ USD năm 2022 lên 5,6 tỉ USD năm 2023, với xu hướng tăng này, tương lai rau quả có mang về 10 tỉ USD sánh ngang thủy sản? Ngày 19-12, Tuổi Trẻ Online trao đổi với ông Đặng Phúc Nguyên - tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, về những kỷ lục...

Sự nôn nóng kéo tai tiếng của ca sĩ show Anh trai

Sau cơn sốt từ chương trình Anh trai say hi, nhiều nghệ sĩ trẻ tận dụng thời cơ đẩy mạnh tên tuổi bằng việc tung ra sản phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, tính đến hiện tại, sản phẩm được đánh giá chất lượng, tạo tiếng vang chưa thấy đâu, thay vào đó có nhiều bài hát gây tranh cãi dữ dội trên các nền tảng mạng xã hội. Anh trai tai tiếng Giữa tháng 11, “anh trai” Đỗ Phú Quí mang...

Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025

Theo thông tin từ Sở Du lịch, năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách, trong đó 15,5 triệu khách du lịch nội địa và 4,5 triệu khách du lịch quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch dự kiến đạt 50.000 tỷ đồng. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành Du lịch tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường khách quốc tế, trong đó chú trọng đến thị trường truyền thống và từng bước...

HĐND huyện Bình Liêu tổ chức kỳ họp thường lệ cuối năm

Ngày 19/12, HĐND huyện Bình Liêu khóa XX tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 19 - Kỳ họp thường lệ cuối năm, nhằm đánh giá kết quả tình hình kinh tế - xã hội của huyện năm 2024; thảo luận, quyết nghị phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.  Tại kỳ họp, HĐND huyện Bình Liêu tập trung đánh giá, nhận định sâu sắc tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh...

Cùng chuyên mục

Rau quả Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục mới, sẽ đạt 10 tỉ USD như thủy sản?

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ mang về 7,2 tỉ USD. Từ con số 3 tỉ USD năm 2022 lên 5,6 tỉ USD năm 2023, với xu hướng tăng này, tương lai rau quả có mang về 10 tỉ USD sánh ngang thủy sản? Ngày 19-12, Tuổi Trẻ Online trao đổi với ông Đặng Phúc Nguyên - tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, về những kỷ lục...

Niên vụ cà phê 2023-2024: Niềm vui được mùa, được giá

Bước vào niên vụ 2023-2024, nông dân Bình Phước rất phấn khởi vì cà phê được mùa, giá thu mua trên thị trường lại đang cao kỷ lục, dao động quanh mức 100-110 ngàn đồng/kg nhân. Giá tăng cao ngay từ đầu vụ là tín hiệu vui cho người trồng cà phê. Qua đó, giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và có điều kiện tái đầu tư sản xuất, ổn định diện tích cây...

Kinh doanh trên Shopee, Lazada… sẽ kê khai, nộp thuế qua cổng thông tin điện tử từ 19/12

Sáng 19/12, lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và đại diện một số bộ, ngành đã kích hoạt Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số (cổng thông tin). Tại sự kiện tổng kết hoạt động ngành Thuế diễn ra sáng nay, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, với biện pháp tạm...

Giá xăng lên 21.000 đồng một lít

Giá xăng, dầu cùng tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng 380 đồng, lên 21.000 đồng một lít. E5 RON 92 thêm 410 đồng, ở mức 20.240 đồng. Tương tự, các mặt hàng dầu tăng 330-480 đồng một lít. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 480 đồng, lên 18.730 đồng. Dầu hỏa thêm 400 đồng, mazut ở mức...

Phát triển ổn định thị trường bất động sản

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản còn góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thời gian qua sự phát triển “nóng” của lĩnh vực bất động sản đã bộc lộ nhiều hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: tình trạng “lệch pha...

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường lớn của hàng hoá Việt Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU ước đạt 47,3 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 8%). Đáng chú...

Giá vàng mua vào tăng mạnh

Sáng nay (19/12), các đơn vị kinh doanh vàng tăng mạnh giá mua vào vàng miếng SJC và vàng nhẫn. Việc tăng giá mua vào của các nhà vàng được cho là để kích thích nhu cầu bán vàng ra từ thị trường. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 83,1 - 85,1 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng nửa triệu đồng/lượng chiều mua vào, giữ nguyên chiều bán...

Trung Quốc chi hơn 100.000 tỷ đồng mua rau quả Việt

11 tháng, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt hơn 4,3 tỷ USD (108.000 tỷ đồng), tăng 28% so với cùng kỳ 2023, cao nhất từ trước tới nay. Đây là con số mới nhất vừa được hải quan công bố. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 11 tháng đã vượt 6,6 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm 65% thị phần, tiếp đến là Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật...

Anh chính thức gia nhập CPTPP, mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam có lợi?

Ngày 15/12, Vương quốc Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận sâu hơn thị trường có quy mô lên đến 900 tỷ bảng Anh. Nhiều cam kết dành cho Việt Nam hơn các nước khác Theo Bộ Công Thương, trong nội dung Hiệp định CPTPP, Anh cam kết mở cửa...

Lãi suất ngân hàng ngày 18/12: Nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất

Một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất vượt trội lên tới 6-6,3% cho các kỳ hạn dài, đặc biệt là các ngân hàng có chương trình khuyến mãi hoặc yêu cầu số tiền gửi lớn. Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh mức lãi suất huy động. Một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất vượt trội lên tới 6-6,3% cho các kỳ hạn dài, đặc biệt là các ngân hàng có chương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất