Powered by Techcity

Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt 53,01 tỷ USD với 6 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD, gồm: rau quả, gạo, tôm, hạt điều, cà-phê, gỗ và sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có lô-gô, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Gạo “Cơm ViệtNam Rice” lên kệ chuỗi siêu thị của tập đoàn phân phối bán lẻ hàng đầu nước Pháp E.leclerc và hệ thống phân phối Carrefour. (Ảnh MINH AN)

Chủ trương xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam đã được cụ thể hóa trong các nghị quyết, chiến lược ở cấp quốc gia và chương trình, đề án ở cấp bộ, ngành nhưng thực tế triển khai vẫn còn những vướng mắc và bất cập.

Chính sách nhiều, hiệu quả chưa cao

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bên cạnh một số chiến lược, chương trình liên quan đến xây dựng, phát triển thương hiệu nói chung được Chính phủ ban hành, thì đối với xây dựng thương hiệu nông sản, hiện đã có một số sản phẩm chủ lực được quan tâm xây dựng thương hiệu ở cấp quốc gia.

Cụ thể như sản phẩm gạo, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo Việt Nam. Sản phẩm cà-phê đã được phê duyệt là sản phẩm quốc gia theo Quyết định số 787/QĐ-TTg ngày 5/6/2017 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Theo đó, sẽ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận quốc gia “Cà-phê Việt Nam chất lượng cao” làm cơ sở để xây dựng thương hiệu cho ngành cà-phê Việt Nam.

Chủ trương xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam đã được cụ thể hóa trong các nghị quyết, chiến lược ở cấp quốc gia và chương trình, đề án ở cấp bộ, ngành nhưng thực tế triển khai vẫn còn những vướng mắc và bất cập/

Ngoài chủ trương, chính sách ở cấp quốc gia, xây dựng thương hiệu nông sản đã được đưa vào các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án ở cấp bộ, ngành. Bộ Công thương đã xây dựng “Đề án phát triển thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, tập trung vào 9 phân ngành tiên phong, gồm: Lương thực, thủy sản, điều, chè, cà-phê, tiêu, rau quả, dừa, mật ong. Xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng, quan tâm, lồng ghép trong hầu hết các chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Viện trưởng Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Trần Công Thắng cho biết: Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản quốc gia mặc dù được đề cập trong hầu hết các chính sách hiện nay về phát triển nông nghiệp nông thôn, nhưng nội dung còn khá chung chung, thiếu kế hoạch, thiếu chiến lược tổng thể thực hiện. Hiện mới chỉ có 2 sản phẩm trong tổng số 13 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia đã được đăng ký bảo hộ, là: nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” và nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Việt Nam”. Các sản phẩm còn lại như cà-phê, tôm, cá tra… mới đang trong quá trình xây dựng.

“Tuy nhiên, ngay cả đối với sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ thì việc áp dụng vào thực tế cũng còn nhiều vướng mắc. Từ tháng 10/2021, nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/VIETNAM RICE đã được bảo hộ tại 22 quốc gia; trong đó 3 quốc gia bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận và 19 quốc gia bảo hộ nhãn hiệu thông thường. Mặc dù đã được bảo hộ trong nước và một số quốc gia khác nhưng cho đến nay nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Việt Nam” lại chưa được cấp cho bất cứ doanh nghiệp nào sử dụng trong sản xuất và thương mại sản phẩm vì còn vướng mắc về cơ sở pháp lý quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Trong khi đó, việc đăng ký/gia hạn bảo hộ ra nước ngoài gặp khó khăn do thiếu kinh phí đăng ký và duy trì” – ông Trần Công Thắng thông tin thêm.

Cơ chế hỗ trợ phát triển thương hiệu nông sản

Theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, thương hiệu nông sản Việt Nam đang dần chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việt Nam đã là thành viên của Thỏa ước và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, giúp doanh nghiệp có thể bảo hộ nhãn hiệu ở hơn 100 nước thành viên thuận lợi và hiệu quả.

Thời gian qua, cũng đã hình thành được các doanh nghiệp, tập đoàn có năng lực quản trị, tài chính, có kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và gìn giữ thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế, như: TH True Milk, Vinamilk, Trung Nguyên… Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã tích cực, chủ động đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu nông sản. Tuy nhiên, việc phát triển các thương hiệu mạnh ở cả 3 nhóm sản phẩm quốc gia, vùng và địa phương đều còn hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thương hiệu nông sản bảo đảm phù hợp với các chủ trương, chính sách, cơ sở pháp lý liên quan là điều rất cần thiết.

Theo kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần có cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp khuyến khích phát triển tài sản trí tuệ và thương hiệu cho các sản phẩm, nông sản trong cả nước; Xây dựng hành lang pháp lý quy định cụ thể về việc sử dụng và quản lý tên quốc gia (“Việt Nam” hoặc tương đương). Đặc biệt, có cơ chế hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ ở trong và ngoài nước đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của địa phương và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP. Các đơn vị liên quan cần xây dựng, triển khai hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể gắn với đăng ký mã số vùng trồng, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ.

Về lâu dài, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, phải có nghị định đủ cơ sở pháp lý để quản lý thương hiệu. Do đó, Bộ sẽ chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị chức năng đề xuất với Chính phủ xây dựng Nghị định về Thương hiệu nông sản, trong đó tập trung vào xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thương hiệu nông sản, như: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước; Chính sách hỗ trợ các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu nông sản; Hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các hiệp hội trong việc xây dựng, quản trị và bảo vệ thương hiệu nông sản quốc gia; Hỗ trợ kinh phí thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cần thiết xây dựng và ban hành Luật Thương mại điện tử

Thương mại điện tử tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ và cần thiết phải xây dựng Luật Thương mại điện tử để có công cụ quản lý hiệu quả hơn hoạt động này. Thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ Báo cáo đánh giá tác động chính sách của đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương phát hành mới đây nêu rõ, trong bối cảnh hội nhập chung...

Bứt phá phát triển, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia

Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 3,3%. Thặng dư thương mại toàn ngành lập kỷ lục mới, đạt 17,9 tỷ USD, tăng 46,8% so với năm 2023 và chiếm đến 71,6% xuất siêu cả nước. Vượt lên những khó khăn, thách thức từ thiên tai, thị trường, biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa hội nhập quốc tế mạnh mẽ...

Doanh nghiệp nỗ lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2025 được dự báo nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Song, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đặt ra nhiều mục tiêu, kế hoạch, giải pháp nỗ lực hoàn thành kế hoạch đề ra, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tích cực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm nay, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV)...

Tạo động lực cho người dân phát triển sản xuất

Thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm bố trí ngân sách ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Ninh để triển khai cho vay. Nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình tín dụng chính sách đã được trải dài đến tất cả các thôn, bản, khu phố trên toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển...

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hỗ trợ đóng góp lớn trong tổng trị giá xuất nhập khẩu Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ đóng góp lớn trong tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước, tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng...

Cùng tác giả

Ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Ông Bùi Văn Nghiêm được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Chiều 23/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phan Thăng An công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc ông Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,...

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ đạt những kết quả nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ từ ngày 15 - 22/1. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm này. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động...

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư...

Lễ hội Đồng Đình (huyện Tiên Yên) sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/2

Từ ngày 8-9/2, tại đình Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sẽ diễn ra ngày Hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày, Lễ hội Đồng Đình 2025. Ngày hội gồm phần Lễ dâng hương, thực hiện nghi thức báo cáo, xin phép tại đình Đồng Đình và tái hiện Nghi thức Lễ Lồng tồng tại ruộng khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội gồm thi đấu đẩy gậy, kéo co, thi bắn nỏ, tung còn, thi đấu...

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Thợ mỏ Than Hạ Long lên xe “0 đồng” về quê đón Tết

Sáng 23/1 (tức ngày 24 tháng Chạp), Công ty Than Hạ Long (TKV) tổ chức 13 chuyến xe miễn phí đợt 1 đưa 516 công nhân và người thân về quê ăn Tết trước một ngày. Theo kế hoạch, sáng 25/1, Công ty tiếp tục tổ chức 8 chuyến xe đợt 2 đưa hơn 300 CBCNV và gia đình về các tỉnh, thành: Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú...

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm, dầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 80 đồng, về 21.140 đồng một lít. E5 RON 92 cũng hạ160 đồng, còn 20.590 đồng. Ngược lại, các mặt hàng dầu tăng 410-570 đồng một lít, kg. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 410 đồng, lên 20.190 đồng. Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá...

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh gia súc, gia cầm

Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y đã phối hợp với địa phương xử lý tổng số 229 vụ vi phạm với tổng số 91.500...

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất