Powered by Techcity

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh là mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 30/5, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình tóm tắt về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Năm 2023 và 2024 là hai năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2023, 2024 bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Các nghị quyết này là cơ sở quan trọng để các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội ban hành chương trình và thực hiện nhiệm vụ giám sát phù hợp.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về hoạt động giám sát không ngừng được tăng cường, góp phần quan trọng tạo cơ sở pháp lý và định hướng hoạt động giám sát cho cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và những năm tiếp theo. Trong đó, đáng chú ý là việc Quốc hội ban hành nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để kịp thời thể chế hóa các quy định của Trung ương. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo đúng quy định với nhiều đổi mới. Các vấn đề chất vấn được lựa chọn bám sát thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề “nóng”, bức xúc nổi lên, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao hoạt động giám sát của Quốc hội thời gian qua. Nhiều ý kiến cho rằng, việc triển khai các hoạt động giám sát đã có nhiều đổi mới, đem lại kết quả cao như: Giám sát việc thực hiện thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí; giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia…

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, hai chuyên đề giám sát tối cao đều là những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, tuy nhiên nếu chọn 1 trong 2 chuyên đề để giám sát tối cao đại biểu nhận thấy Chuyên đề 1 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành là vấn đề cần thiết phải giám sát tối cao trong thời điểm hiện tại. Bởi lẽ tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng được đông đảo cử tri hết sức quan tâm; vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước đã được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập tới.

Trong phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội cũng đã nghe Tờ trình và thảo luận tại Hội trường về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Góp ý về chương trình xây dựng pháp luật năm 2025, đại biểu Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) cho biết, Quốc hội khóa XIV đã có giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Qua giám sát đã nhận diện nhiều tồn tại, hạn chế và có đề xuất 3 nhóm giải pháp khắc phục cũng như có nhiều kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, và 3 Bộ chủ quản (Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong tổ chức thực hiện tốt chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm

Theo đại biểu, báo cáo của Chính phủ 4 tháng đầu năm 2024 cho thấy cả nước có 24 vụ với 835 người ngộ độc thực phẩm, 3 người chết và chưa có dấu hiệu dừng lại trong thời gian gần đây. Có thể nói, công tác quản lý an toàn thực phẩm hiện nay mới được quản lý trên ngọn, chưa quản lý nội dung này từ gốc, tức là khi xảy ra hậu quả các ngành chức năng mới vào cuộc. Trong công nghiệp, công tác quản lý thành phẩm tương đối thuận lợi hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét điều chỉnh, nhất là trong quy trình đăng ký, kiểm tra, giám sát sản phẩm, bảo quản…

Đại biểu cho rằng, việc khó khăn trong khâu quản lý trong hoạt động sản xuất nông nghiệp xuất phát từ đặc thù nông nghiệp nước ta tự sản tự tiêu là chính, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Vì vậy nên chăng cần có chính sách khuyến khích đầu tư để đảm bảo sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều vấn đề cần có giải pháp để tháo gỡ.

Chiều 30/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày, đối với việc áp dụng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật quy định nhiều chính sách đặc thù trong xây dựng, phát triển quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, có những nội dung khác quy định của pháp luật liên quan, vì vậy đề nghị bổ sung một điều quy định về áp dụng pháp luật.

Về Tổ hợp công nghiệp quốc phòng (Mục 7 Chương II), nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định về “Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng” để thể chế đầy đủ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/1/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo; rà soát bổ sung cơ chế quản lý phù hợp để tạo hiệu quả hoạt động liên kết, hợp tác của Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng. Ý kiến khác đề nghị thực hiện thí điểm mô hình Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng trước khi quy định trong Luật.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, rà soát kinh nghiệm quốc tế để xây dựng quy định về Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến hai phương án xin ý kiến: Phương án 1, bổ sung một mục (Mục 7 – Chương II) quy định về “Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng” gồm 4 điều (từ Điều 41 đến Điều 44). Phương án 2, không quy định về Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng mà giao Chính phủ thực hiện thí điểm mô hình Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng.

Thảo luận tại phiên họp, đa số các ý kiến cơ bản nhất trí với các nội dung của dự thảo Luật, đặc biệt là việc dự thảo Luật đã đưa ra nhiều chính sách mới, đặc thù, có tính đột phá để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quốc phòng an ninh, với những chính sách đặc thù, vượt trội hơn so với các chế độ, chính sách hiện hành ở các luật có liên quan, bảo đảm xây dựng được nền công nghiệp quốc phòng an ninh chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia. Trong đó, nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm tới nội dung về Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 22.

Theo đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt (Hà Nội), thời gian qua việc triển khai các chương trình, dự án đặc biệt đều phải vận dụng qua cơ chế của quỹ dự trữ ngoại hối và phải áp dụng các điều kiện đặc thù do cấp có thẩm quyền quyết định. Các chương trình, đề án đặc biệt hiện đang triển khai đều được cấp có thẩm quyền yêu cầu phải xây dựng cơ chế pháp lý đồng bộ, bảo đảm chặt chẽ. Đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là các nhiệm vụ cấp bách, rủi ro cao, rất cần thiết có sự chủ động, linh hoạt trong bố trí nguồn lực nhằm bảo đảm chất lượng và tiến độ công việc.

“Hình thành quỹ tài chính để hỗ trợ ngân sách nhà nước phục vụ cho phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh là giải pháp cơ chế đặc thù vượt trội và có ý nghĩa chiến lược, nhất là trong triển khai các chương trình, dự án đầu tư có tính cấp bách, nghiên cứu, chế tạo vũ khí, trang bị có ý nghĩa chiến lược. Việc thành lập Quỹ Công nghiệp quốc phòng an ninh là cần thiết, có đủ cơ sở chính trị, pháp lý, cơ sở thực tiễn”, đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt khẳng định.

Thay mặt Bộ Quốc phòng, cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật.

Đối với nội dung về Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh được các đại biểu quan tâm cho ý kiến, Bộ trưởng Phan Văn Giang cho rằng, việc thành lập Quỹ là rất cần thiết nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách hoặc nghiên cứu phát triển sản phẩm quốc phòng, an ninh, vì nhiều sản phẩm có yếu tố mới và cũng có tính rủi ro rất cao.

Ngoài những nội dung báo cáo giải trình, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận để chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tạo điều kiện củng cố, nâng cao tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh

Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Công nghiệp Quốc phòng, An ninh và Động viên Công nghiệp là dự án luật khó khi luật gốc về phát triển công nghiệp chưa có, hai Pháp lệnh liên quan được thông qua đã lâu. Sáng 21/2, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công nghiệp Quốc phòng,...

Cùng tác giả

Giá vàng hôm nay 12/1: Tiếp tục tăng mạnh, chạm mốc cao nhất 4 tuần qua

Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng trong phiên giao dịch 12/1, trong đó giá vàng trong nước tăng 600 nghìn đồng/lượng. Sáng 12/1, giá vàng thế giới hôm nay đang được niêm yết trên Kitco ở mức 2.690 USD/ounce, tăng 0,09 USD so với hôm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.715 USD/ounce. Giá vàng vẫn tiếp đà tăng trong phiên giao dịch cuối của tuần và chạm mốc cao...

Cô gái đóng chị Sứ khiến Thanh Nam khen ngợi đoạt quán quân Bông lúa vàng 2024

Chiều 11/1, tại Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM diễn ra buổi chung kết xếp hạng giải Bông lúa vàng 2024. Nguyễn Huỳnh Như với nhân vật chị Sứ được giám khảo Thanh Nam khen ngợi nhiều nhất giành giải quán quân. Đây là lần đầu tiên NSND Thanh Nam ngồi "ghế nóng" chấm giải Bông lúa vàng. Ông là một trong những giám khảo bên cạnh các nghệ sĩ khác như: nhạc sĩ Huỳnh Khải (chủ tịch hội đồng giám...

Trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Chiều 11/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chiều 11/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới,...

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh tổng kết công tác năm 2024

Tối 11/1, trên du thuyền Luna Ha Long Cruise, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình tổng kết công tác năm 2024. Năm 2024, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động thiết thực giao lưu, kết nối, hỗ trợ hội viên. Trong đó, Hội đã kết nạp thêm 15 hội mới; phối hợp tổ chức thành công chuỗi sự kiện "Triển lãm xúc tiến thương mại và đầu tư doanh nghiệp...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội thăm, tặng quà Tết tại Móng Cái và Hạ Long

Nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 11/1, đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, đã tới thăm, tặng quà Tết cho công nhân lao động và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại TP Móng Cái và TP Hạ Long. Tại TP Móng Cái, đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã...

Cùng chuyên mục

Trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Chiều 11/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chiều 11/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới,...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội thăm, tặng quà Tết tại Móng Cái và Hạ Long

Nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 11/1, đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, đã tới thăm, tặng quà Tết cho công nhân lao động và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại TP Móng Cái và TP Hạ Long. Tại TP Móng Cái, đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã...

Nỗ lực phát triển thành đài truyền hình hàng đầu trong khu vực, uy tín trên thế giới

Sáng 11/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Đài Truyền hình Việt Nam (THVN). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Đối với Đài Truyền hình Việt Nam, năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục...

Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân: Thăm, tặng quà ngư dân huyện đảo Lý Sơn

Thực hiện Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”, sáng ngày 11/1, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã tổ chức chương trình thăm, tặng quà ngư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Tại chương trình, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã đến thăm, trao 15 suất quà gồm phao tròn, áo phao, cờ Tổ quốc và 1.000m dây buộc tàu tặng các ngư dân tại...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác,...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 4-10/1/2025

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 4-10/1/2025. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số Chính phủ ban hành Nghị...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane

Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào, chiều 10/1, tại Trụ sở Quốc hội Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane. Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane bày tỏ vui mừng gặp lại Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nhấn mạnh chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ...

Đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Học và làm theo Bác”

Năm 2025 các đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục phát động thi đua “Học và làm theo Bác”, cụ thể hóa bằng các mô hình, hoạt động thiết thực. Qua đó khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, khả năng sáng tạo, khát vọng phát triển để xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại, vững bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Bám...

Xây dựng lực lượng Công an Quảng Ninh thật sự trong sạch, vững mạnh

Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh bám sát sự chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; vận dụng sáng tạo, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện các mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng thật sự trong sạch, vững mạnh, bảo đảm ANTT trên địa bàn. Kiên trì lý tưởng của Đảng và quyết...

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên

Ngày 10/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy: 1. Đồng chí Dương Văn An, trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận (từ tháng 10/2020 - tháng 3/2024) đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất