Powered by Techcity

Vững bước, tự tin, tạo bước phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch nhanh, bền vững

Sáng 3/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức với chủ đề “Phát huy vai trò động lực của văn hóa, thể thao và du lịch đối với sự phát triển bền vững đất nước”. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện những kết quả quan trọng này. Đồng thời, đây cũng là dịp đánh giá sau 2 năm triển khai thực hiện kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 với các nhiệm vụ và giải pháp phát triển văn hoá đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các bộ, ban, ngành và các địa phương trên cả nước cụ thể hóa trong hoạt động công tác.

Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trong bối cảnh nhiều thuận lợi và thách thức đan xen, ngành văn hóa, thể thao và du lịch xác định cần phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt trong sự nghiệp “Chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”, tiếp tục triển khai hiệu quả 6 nhóm nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Mục tiêu, nhiệm vụ xuyên suốt là “khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, tích cực góp phần cùng cả nước hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Quang cảnh Hội nghị.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm qua, vai trò, nhận thức, hành động về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch được nâng lên; nêu rõ văn hóa là sức mạnh nội sinh của dân tộc, “văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, văn hóa mang tính khoa học, dân tộc và đại chúng. Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và việc kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, trong lĩnh vực này; chúng ta cũng chú trọng phát triển thể thao thể hiện ý chí, sức mạnh của đất nước, sức khoẻ của nhân dân; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; chúng ta tự hào đang làm rạng danh hơn ngành văn hóa, thể thao và du lịch; góp phần phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Thủ tướng khẳng định, trong thành tựu chung của đất nước năm qua có sự đóng góp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao những thành tích của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; nêu rõ, ngành đã bám sát chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; đặc biệt là chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thành 133/148 (90%) nhiệm vụ Chính phủ giao trong năm 2023.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động, tích cực tham mưu đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế; tổ chức thành công nhiều hội nghị quan trọng bàn về các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển ngành; hoạt động văn hóa rầm rộ, sôi nổi và tiêu cực ít hơn; nhiều giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn, tôn tạo, phát triển và được quốc tế công nhận; đời sống văn hóa cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển có chiều sâu, chất lượng, mang lại hiệu quả thiết thực; phát huy giá trị và vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội; các dân tộc đang được bảo tồn, phát huy tốt, rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc, ngày càng đi đúng hướng, nhất là gắn văn hóa với du lịch; du lịch đồng quê đang phát triển nhanh; phát huy giá trị gia đình, xã hội, phục vụ mục tiêu con người là mục tiêu, động lực, chủ thể của sự phát triển, tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy; chuẩn mực ứng xử văn hóa mới được hình thành; đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được quan tâm. Nhiều lễ hội truyền thống và hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, vui tươi, tạo nên bức tranh ấn tượng, đa sắc màu của dân tộc, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất góp phần thúc đẩy đời sống tinh thần; thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển sâu rộng; cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai và gắn kết hiệu quả với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Chương trình xây dựng nông thôn mới”.

Ngành văn hóa, thể thao và du lịch chủ động tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phục hồi và phát triển. Du lịch Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng bứt phá: khách du lịch quốc tế năm 2023 ước đạt 12,5 triệu lượt (vượt xa mục tiêu 8 triệu lượt khách và gấp 3,5 lần năm 2022); khách du lịch nội địa ước đạt 108 triệu lượt, vượt 5,8% kế hoạch; tổng thu từ du lịch ước đạt 672 nghìn tỷ đồng, vượt 3,38%…

Chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, Thủ tướng đề nghị ngành văn hóa, thể thao và du lịch phải thẳng thắn nhận thức rõ để đề ra hướng giải quyết, khắc phục.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự Hội nghị.

Về bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nêu rõ, nghiêm túc quán triệt, thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng về văn hóa, thể thao và du lịch; chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; chú trọng vấn đề động lực sáng tạo và đổi mới, làm mới những cái cũ, kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch; quốc tế hoá nền văn hóa dân tộc, dân tộc hóa nền văn hoá thế giới; huy động hơn nữa hợp tác công tư trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, về bối cảnh: năm 2024, kinh tế thế giới được dự báo phát triển thấp hơn năm 2023; các vấn đề an ninh, biến đổi khí hậu khó lường, do đó, tình hình năm nay khó khăn thách thức nhiều hơn năm ngoái. Vì vậy, ngành văn hóa, thể thao và du lịch không được chủ quan, tự mãn với thành tích đã đạt được, không lơ là những diễn biến đang tác động đất nước. Đồng thời, không hoang mang, dao động, bi quan những khó khăn, thách thức có thể xảy ra. Chúng ta cần có kinh nghiệm hơn, bản lĩnh hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn để phát huy tối đa sức mạnh của dân tộc, nền văn hóa ngàn năm văn hiến, phát huy tối đa sức mạnh nội sinh, phát huy tối đa sức mạnh thể chất của người Việt Nam để tự tin, vững bước đi lên, quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tạo bứt phá, tăng tốc phát triển nhanh và bền vững ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

Về phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng lưu ý thêm một số nội dung:

Thứ nhất, tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch; nhất là vai trò, vị trí và nhận thức của văn hóa, thể thao và du lịch được nâng lên trên cả nước.

Thứ hai, quyết tâm tạo đột phá trong công tác thể chế hóa, hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch; chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa.

Thứ ba, tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, khai thác di sản; từng bước giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục về di sản; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn để phát triển văn hóa, thể thao và du lịch nhanh, bền vững. Ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước; phát huy mạnh mẽ vai trò của gia đình trong việc bồi dưỡng, xây dựng đạo đức, nhân cách con người, đề cao chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội; xây dựng văn hóa số trong sạch, lành mạnh phù hợp truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ tư, củng cố nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao; phát triển thể thao chuyên nghiệp, toàn diện, bền vững; đổi mới phong trào thể dục thể thao quần chúng gắn với Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; quyết liệt thực hiện hiệu quả Chương trình Bơi an toàn, phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em và Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho các môn thể thao Việt Nam có lợi thế, chọn bước đi phù hợp.

Thứ năm, tổ chức đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật Du lịch 2017, Sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đổi mới mạnh mẽ phương thức, nội dung xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm tăng cường kết nối hạ tầng dịch vụ, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm, giữ khách du lịch…; đề xuất những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát triển toàn diện, đồng bộ ngành du lịch (như về thuế, đất đai, tự chủ, cơ chế phối hợp…); phấn đấu năm 2024, ngành du lịch đón và phục vụ 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế; 110 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ du lịch ước đạt 850 nghìn tỷ đồng.

Thứ sáu, quan tâm hơn nữa việc chăm lo đời sống, động viên tinh thần, hỗ trợ vật chất thiết thực; phát triển nguồn nhân lực, con người cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện chính sách lâu dài, phù hợp đối với các văn nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên và người làm việc trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch, tạo điều kiện tốt nhất để họ yên tâm công tác, cống hiến; đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết quốc gia, liên kết quốc tế với phương châm “một cung đường, nhiều điểm đến”, xây dựng “con đường di sản quốc gia, “con đường di sản quốc tế”, quan tâm, kết nối thể thao “con người với con người, từ trái tim đến trái tim”; quan tâm tiếp cận bình đẳng thể thao, du lịch nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, nhất là đối với người yếu thế; tăng cường công tác phối hợp giữa Trung ương với địa phương, địa phương với địa phương, giữa các ngành phải chặt chẽ, hiệu quả, nhịp nhàng hơn nữa; giữa các lĩnh vực văn hóa với thể thao và du lịch.



Nguồn

Cùng chủ đề

Du lịch khởi sắc ở thành phố vùng biên

Du lịch là một trong 2 lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của thành phố. Dịp Tết Nguyên đán 2025, du khách, nhất là khách trảy hội du xuân, đến thành phố gia tăng, hứa hẹn sự bứt phá ngay từ những ngày đầu tiên của xuân mới. Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, thành phố đón 91.686 lượt du khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024; người XNC qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I)...

Du lịch “vượt bão” tạo sức bật vươn mình: Chớ “ngủ quên” trên chiến thắng

Ngành du lịch Việt được "cảnh báo" chớ “ngủ quên” trên chiến thắng của năm 2024. Bởi thực tế, trên “đường đua” của ngành công nghiệp không khói, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước cũng đang bứt tốc mạnh mẽ. Đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế là mục tiêu được đặt ra cho toàn ngành du lịch Việt năm 2025. Các chuyên gia đánh giá dù mục tiêu cao nhưng cũng thể hiện quyết tâm đưa du lịch...

Sôi động du lịch đầu năm

Ngay trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, ngành Du lịch Quảng Ninh đã đón những tín hiệu tích cực với lượng khách tăng cao, chất lượng dịch vụ đảm bảo cùng đa dạng các sản phẩm độc đáo, hấp dẫn. Qua đó, tạo đà tăng trưởng bứt phá, hoàn thành mục tiêu đón 20 triệu lượt du khách năm 2025, trong đó có 4,5 triệu lượt khách quốc tế. Đầu xuân năm mới, các điểm đến văn...

Cá bỗng ‘hay dỗi’ giúp người Tày ở Hà Giang làm du lịch

Hưởng dòng nước mát lành từ dãy núi Tây Côn Lĩnh, hơn 600 hộ dân ở xã Phương Độ (Hà Giang) nhà nào nhà nấy đều có một ao nhỏ nuôi giống cá “ngũ quý hà thủy” - cá bỗng. Từ xa xưa, cá bỗng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào người Tày, người Dao ở xã Phương Độ (Hà Giang). Những ao cá này đã được truyền lại từ đời này...

Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ với 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ

Ngày 3/2, thông tin từ của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ với khoảng 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 19% so với cùng kỳ 2024. Trong 9 ngày Tết Nguyên đán ghi nhận số lượng khách tăng cao tại nhiều địa phương, đứng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh ước đón 2,1 triệu...

Cùng tác giả

Khắc phục việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước dàn trải, không hiệu quả

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan cần lưu ý khắc phục việc phân bổ nguồn vốn dàn trải, không hiệu quả; bảo đảm việc phân bổ hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực. Chiều 7/2, dưới...

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành kiểm tra là không để lọt vào cấp ủy cán bộ suy thoái

Chiều 7/2, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng tại Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Chiều 7/2, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính...

Phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát của Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị được đề nghị sáp nhập, kết thúc hoạt động đều là những đơn vị có chức năng nhiệm vụ tương đồng. Chiều 7/2, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...

Lương hưu thay đổi thế nào từ 1/7 tới?

Theo quy định mới, từ ngày 1/7/2025, có 2 nhóm đối tượng đủ kiều kiện nghỉ hưu sớm không bị trừ tỉ lệ lương hưu hàng tháng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), trong đó có điểm mới về lương hưu. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ...

Xuất khẩu cà phê tháng 1/2025 đạt mức kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tháng 1/2025 tăng 78,5% so với cùng kỳ năm ngoái là yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê đạt 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử. Xuất khẩu cà phê ghi nhận mức kỷ lục trong tháng 1 Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 1/2025, xuất khẩu cà phê của nước ta chỉ đạt 140.000 tấn, giảm mạnh 41,1% so với tháng cùng kỳ...

Cùng chuyên mục

Khắc phục việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước dàn trải, không hiệu quả

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan cần lưu ý khắc phục việc phân bổ nguồn vốn dàn trải, không hiệu quả; bảo đảm việc phân bổ hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực. Chiều 7/2, dưới...

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành kiểm tra là không để lọt vào cấp ủy cán bộ suy thoái

Chiều 7/2, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng tại Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Chiều 7/2, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính...

Phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát của Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị được đề nghị sáp nhập, kết thúc hoạt động đều là những đơn vị có chức năng nhiệm vụ tương đồng. Chiều 7/2, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...

UBND tỉnh nghe, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

Chiều 7/2, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban lãnh đạo UBND tỉnh để nghe, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng của tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. UBND tỉnh đã nghe, cho ý kiến về công tác chuẩn bị Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân 2025 và Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh Quảng...

Huyện Bình Liêu: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng

Sáng 6/2, Huyện ủy Bình Liêu tổ chức hội nghị công bố các quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng huyện Bình Liêu; Đảng bộ UBND huyện Bình Liêu; hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy. Theo các quyết định, Đảng bộ Các cơ quan Đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Bình Liêu gồm 08 chi bộ trực thuộc, với 62 đảng viên, được thành lập trên cơ sở hợp nhất...

Công khai các thủ đoạn lừa đảo qua mạng để người dân chủ động phòng tránh

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, ngày 7/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 1/2025. Báo cáo tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nêu rõ, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua, cử tri và nhân dân cả nước đã đón Tết vui tươi, lành mạnh,...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn

Ngày 7/2, đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã đi thăm, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn. Cùng đi có đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy,...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham gia phát động Tết trồng cây tại TP Uông Bí

Ngày 7/2, tại Khu du lịch cấp tỉnh hồ Yên Trung (TP Uông Bí), tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, dự Lễ phát động. Cùng dự có đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Đầm Hà: Chuẩn bị chu đáo, đúng trọng tâm, trọng điểm

Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị và các chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, huyện Đầm Hà đang đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp trên địa bàn chu đáo, đúng trọng tâm, trọng điểm. Nhiệm kỳ 2025-2030, Đảng bộ và nhân dân xã Đầm Hà (huyện Đầm Hà) đạt nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực. Nhiều mô hình...

Tổng Giám đốc FAO: Việt Nam sẽ tăng gấp đôi GDP trong những năm tới

Chiều 6/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Khuất Đông Ngọc, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) và đoàn công tác đang thăm và làm việc tại Việt Nam. FAO được thành lập ngày 16/10/1945, hiện có 192 nước thành viên. Kể từ khi FAO thiết lập quan hệ với Việt Nam và mở văn phòng đại diện tại Hà Nội từ năm 1978, quan hệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất