Powered by Techcity

Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026-2028

Sáng 26/2, tại Geneva, Thụy Sĩ, đã khai mạc Phiên họp cấp cao Khóa 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Tham dự Phiên họp có 1 Tổng thống, 9 Phó Tổng thống/Phó Thủ tướng và 83 Bộ trưởng các nước thành viên Liên hợp quốc, cùng Chủ tịch Đại hội đồng, Tổng Thư ký và Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Phiên họp.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: MOFA

Phát biểu tại Phiên họp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, sau hơn 75 năm thông qua Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, 30 năm thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna về quyền con người, nhân loại vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh chiến lược, xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước và nhiều bất công xã hội khác.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng các quyền con người chỉ có thể được bảo đảm tốt nhất khi hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế được duy trì và tôn trọng, Nhà nước đặt người dân vào trung tâm mọi chính sách và bảo đảm phát triển bao trùm và bền vững.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Hội đồng Nhân quyền cần tập trung thúc đẩy các ưu tiên cao nhất đối với người dân là việc thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền phát triển và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương.

Bộ trưởng đề nghị Hội đồng Nhân quyền quan tâm thúc đẩy thực thi Nghị quyết 52/19 do Việt Nam chủ trì đề xuất, nhất là kêu gọi các quốc gia thúc đẩy tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, khoan dung, bao trùm, thống nhất và trân trọng sự khác biệt, đối thoại, hợp tác.

Nêu bật những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trong năm 2023, kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng trên 5%, với tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 3%, đồng thời tiếp tục dành trung bình hằng năm khoảng 3% GDP cho bảo đảm an sinh xã hội. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo, qua đó góp phần bảo đảm an ninh lương thực và quyền lương thực cho hàng triệu người ở nhiều khu vực trên thế giới.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tái khẳng định các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội đồng Nhân quyền, trong đó có bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người.

Bộ trưởng cho biết tại Khóa 56 tháng 6/2024, Việt Nam sẽ đề xuất nghị quyết hằng năm về bảo đảm quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV, trong đó đã thực hiện hoàn toàn gần 90% số khuyến nghị nhận được năm 2019.

Để tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tuyên bố và kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026-2028.

Phát biểu tại Phiên họp, đại biểu các nước nhấn mạnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp với những thách thức ngày càng gia tăng đối với việc bảo đảm quyền con người như xung đột vũ trang, bất ổn tại nhiều khu vực nhất là ở Gaza, cùng với đó là hàng loạt thách thức toàn cầu ngày càng phức tạp như biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, an ninh lương thực. Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo, đang ngày càng đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo đảm đầy đủ và toàn diện các quyền con người.

Các lãnh đạo Liên hợp quốc cho rằng hiện nay, các xung đột vũ trang, bất ổn đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thụ hưởng các quyền con người, đồng thời cảnh báo có hai cuộc chiến chống lại người nghèo và môi trường, trong đó các nhóm dễ bị tổn thương là những người chịu những hậu quả nặng nề nhất.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis kêu gọi Hội đồng Nhân quyền đẩy mạnh đối thoại, tìm kiếm giải pháp chung toàn diện, đáp ứng quan tâm của các nước đang phát triển, đảo nhỏ trong vấn đề biển đổi khí hậu, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, hỗ trợ nhân đạo cho người dân trong xung đột, xử lý nguyên nhân gốc rễ của tình trạng phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc và các hệ quả của chủ nghĩa thực dân.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy hòa bình và bảo vệ quyền con người quyền, phát huy vai trò của chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, bảo vệ thường dân, cơ sở hạ tầng dân sự trong xung đột.

Tổng Thư ký kêu gọi các nước ủng hộ các chương trình nghị sự, sáng kiến lớn của Liên hợp quốc như Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai tháng 9/2024 tới, Thỏa thuận Số toàn cầu, đẩy nhanh tốc độ thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.

Ông Guterres cho rằng, cần cải tổ các định chế tài chính quốc tế đã lỗi thời theo hướng công bằng hơn cho các nước đang phát triển, cũng như bảo đảm công lý khí hậu, trong đó các nước G20 phải đi đầu cắt giảm nhiên liệu hóa thạch, các nước phát triển phải hỗ trợ tài chính hỗ trợ các hoạt động thích ứng của các nước đang phát triển.

Cao ủy Nhân quyền Volker Türk nêu quan ngại về tình trạng xung đột gia tăng ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân; nhấn mạnh đóng góp của hệ thống nhân quyền Liên hợp quốc và các nước trong năm 2023 kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, với 150 nước và 255 tổ chức quốc tế tham gia đưa ra 770 cam kết tự nguyện.




Khóa họp lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 26/2 đến ngày 5/4/2024 và sẽ xem xét 10 đề mục, thảo luận về các vấn đề như quyền của người khuyết tật, quyền trẻ em, chống hận thù tôn giáo, đối thoại với các báo cáo viên đặc biệt… Đây là khóa họp đầu tiên trong năm 2024 của Hội đồng Nhân quyền, năm thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Trong năm 2024, Hội đồng Nhân quyền sẽ còn 2 khóa họp thường kỳ, dự kiến tổ chức vào các tháng 6-7 và 9-10.



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam đóng góp thiết thực tại khóa họp lần thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, khóa họp lần thứ 54 Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc đã kết thúc ngày 13/10, khép lại 3 khóa họp thường kỳ và nhiều hoạt động của cơ quan này trong năm 2023, trong đó đánh dấu sự tham gia tích cực và những đóng góp thiết thực của Việt Nam như chủ trì một số sáng kiến và tham gia đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, trong đó có...

Cùng tác giả

Dòng tiền của nhà nước đi tới đâu, phải có cơ chế quản lý và theo dõi tới đó

Với nguyên tắc ở đâu có tiền nhà nước đầu tư thì ở đó phải có cơ chế quản lý và theo dõi đồng tiền đó, đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng phạm vi quản lý, giám sát đối với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50% và cả những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều...

Thông cáo báo chí số 29, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu, ngày 29/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 29 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi...

Thu giữ hơn 2.000 ‘túi mù’ đồ chơi độc hại của trẻ em

Lực lượng QLTT tỉnh Hậu Giang vừa kiểm tra, thu giữ hơn 2.000 "túi mù' không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cửa hàng kinh doanh trên địa bàn. Thời gian qua, Đội QLTT số 1 - Cục QLTT tỉnh Hậu Giang tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. Qua giám sát, Đội đã phát hiện hộ kinh doanh T.H sử dụng tài khoản Facebook "THÚY HÒA" giới thiệu, đăng bán...

Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024

Năm 2024, ngành logistics Việt Nam chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, nhờ tăng trưởng xuất khẩu và các yếu tố hỗ trợ từ chính phủ cũng như sự cải thiện về chuỗi cung ứng toàn cầu. Chiều 29/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành logistics năm 2024. Lễ công bố và tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu sẽ diễn ra vào tháng...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 11

Sáng 29/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ nghe, cho ý kiến về tiến độ chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) của HĐND tỉnh và một số nội dung thuộc thẩm quyền. Đồng chí Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp. Từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND tỉnh chủ động từ sớm, phối hợp hiệu quả với...

Cùng chuyên mục

Dòng tiền của nhà nước đi tới đâu, phải có cơ chế quản lý và theo dõi tới đó

Với nguyên tắc ở đâu có tiền nhà nước đầu tư thì ở đó phải có cơ chế quản lý và theo dõi đồng tiền đó, đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng phạm vi quản lý, giám sát đối với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50% và cả những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều...

Thông cáo báo chí số 29, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu, ngày 29/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 29 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 11

Sáng 29/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ nghe, cho ý kiến về tiến độ chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) của HĐND tỉnh và một số nội dung thuộc thẩm quyền. Đồng chí Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp. Từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND tỉnh chủ động từ sớm, phối hợp hiệu quả với...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng ủy Thanh tra tỉnh

Sáng 29/11, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Đảng ủy Thanh tra tỉnh về kết quả thực hiện công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ chính trị từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025 đến nay. Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo một số ban, ngành, đơn...

Quốc vương Campuchia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Chiều 29/11, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Ra tiễn đoàn tại sân bay quốc tế Nội Bài có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội; Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng; cùng một số cán bộ của Văn phòng...

Quốc hội nhất trí thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư

Quỹ Hỗ trợ đầu tư được thành lập từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư. Chiều 29/11, với 444/446 đại biểu Quốc...

Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1309/NQ-UBTVQH15 ngày 29/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Theo đó, Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội, Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyết định của Bộ Chính...

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều điểm mới đáng chú ý. Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật. Kết quả biểu...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Với 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,9% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật. Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản...

Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11/2024

Sáng 29/11, tại huyện Bình Liêu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Bình Liêu tổ chức hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11/2024. Tại hội nghị, đồng chí Lý Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bình Liêu, thông tin về quá trình xây dựng và trưởng thành của huyện Bình Liêu qua 105 năm thành lập. Đặc biệt là hành trình xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất