Powered by Techcity

Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập là không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi, giáo điều. Tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước đất nước, biết làm chủ bản thân và công việc. Trong quan hệ quốc tế và đối ngoại của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”.

Độc lập, tự chủ tức là dựa vào sức mình là chính, có tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm, bài học của quốc tế, nhưng tự mình phải suy nghĩ, tìm tòi, định ra những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm giải quyết công việc của đất nước, không chịu một sức ép nào từ bên ngoài, không để “biến thành một con bài trong tay người khác”. Độc lập, tự chủ là đặc trưng của bản lĩnh chính trị, đối ngoại của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng các giá trị ấy, vạch ra đường lối đối ngoại phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh thời đại mới. Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường phải gắn với đoàn kết và hợp tác quốc tế, đồng thời kết hợp với đấu tranh kiên quyết và khôn khéo để thực hiện mục tiêu của cách mạng và bảo vệ quyền lợi quốc gia. Đây là một nguyên lý cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ hoạt động quốc tế và ngoại giao Việt Nam, được Đảng ta nâng lên thành đường lối độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế.

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến đại hội Đảng lần thứ XIII, tư tưởng xuyên suốt trong đường lối ngoại giao của Việt Nam là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Nghị quyết số 13/NQ-TW, ngày 20/5/1988 của Bộ Chính trị khóa VI “Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới” là bước ngoặt, có tính đột phá về đổi mới tư duy đối ngoại, đánh dấu sự hình thành bước đầu chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa. Với nhận thức mới đúng đắn, toàn diện hơn về vấn đề an ninh, bao gồm cả yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong, Đảng ta xác định nhiệm vụ đối ngoại chuyển từ chỗ chú trọng nhân tố chính trị – quân sự sang ưu tiên cho nhân tố kinh tế, ưu tiên giữ vững hòa bình, độc lập dân tộc, có cách tiếp cận toàn diện hơn về tình hình thế giới và khu vực.

Đến Đại hội VIII, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đại hội nêu rõ chủ trương tiếp theo việc gia nhập ASEAN và chuẩn bị cho việc tham gia Khối mậu dịch tự do (AFTA), cần xúc tiến tham gia APEC và WTO. Các kỳ đại hội IX, X, XI, XII, Đảng ta tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa ngày càng hiệu quả, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục tiến những bước dài trên con đường hội nhập với thế giới.

Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020 - 2021, với số phiếu là 192/193.
Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020 – 2021, với số phiếu là 192/193.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, nền ngoại giao của Việt Nam đã thu được những thắng lợi to lớn, toàn diện trên cả 3 trụ cột quan trọng là đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại nhân dân; trên cả 2 phương diện ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương, góp phần trực tiếp nâng cao thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế. Đại hội XII được đánh giá là hoàn thiện về tư duy đối ngoại của Đảng, trong đó sợi chỉ đỏ xuyên suốt là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế. Đến Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định nguyên tắc nền tảng và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại thời kỳ đổi mới là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Cùng với đó là xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động ngoại giao gặt hái những thành tựu to lớn, điều đó khẳng định cho tính đúng đắn, hiệu quả, phù hợp của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các thế lực thù địch xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chúng lập luận rằng, thế giới hiện nay đang là thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, các quốc gia, dân tộc có mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, nên việc Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ là “bảo thủ”, “tự mình cô lập mình”, là “tự tách ra khỏi dòng chảy của thế giới bên ngoài”, chính sách đối ngoại đó đã thực sự “lạc hậu, lỗi thời”, “không còn phù hợp” và đã trở thành “lực cản” đối với sự phát triển đất nước. Có thể khẳng định đây là những luận điệu xuyên tạc nhằm mục đích bôi nhọ, bóp méo vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta.

Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời cuộc, Việt Nam kiên định đường lối độc lập, tự chủ, coi đây vừa là mục tiêu cao nhất, vừa là nguyên tắc bất biến bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia – dân tộc. Những thành tựu của chúng ta đạt được từ việc nhất quán thực hiện đường lối, chính sách đó là rất quan trọng, được các tầng lớp nhân dân phấn khởi, tự hào và tin tưởng, được các nước trên thế giới đánh giá cao và bạn bè quốc tế ủng hộ, tôn trọng. Đó là thực tế sáng rõ mà không ai có thể phủ nhận. Chính vì vậy mà “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực vị thế, và uy tín quốc tế như ngày nay”. Minh chứng vững chắc và thuyết phục nhất chứng minh cho tính đúng đắn và phù hợp của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế chính là thế và lực của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

Về ngoại giao song phương: Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên LHQ, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, bao gồm 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) và tất cả các thành viên ASEAN. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Các tổ chức hữu nghị nhân dân có quan hệ với 1200 tổ chức nhân dân và phi chính phủ nước ngoài.

Về ngoại giao đa phương: Việt Nam là thành viên của hơn 70 tổ chức, diễn đàn đa phương khu vực và toàn cầu. Việt Nam đã 2 lần làm Chủ tịch ASEAN (2010, 2020); làm Chủ tịch Tổ chức Liên nghị viện ASEAN (AIPO, 2002), Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) (2010, 2020), 2 lần trúng cử với số phiếu ủng hộ rất cao để trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ (nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021), 2 lần là nước chủ nhà APEC (2006 và 2017); đăng cai thành công Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018; tổ chức tốt cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 (2019). Việt Nam cũng tích cực tham gia các diễn đàn đa phương chính đảng như: Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân (IMWCP), Uỷ ban thường trực Hội nghị quốc tế các chính đảng châu Á (ICAPP); tích cực thúc đẩy hợp tác qua các kênh ngoại giao nghị viện như: Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA), Liên minh Nghị viện thế giới (IPU); tham gia tích cực Diễn đàn Nhân dân ASEAN. Chúng ta tích cực tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Ngày 7/6/2022: Việt Nam trúng cử Phó Chủ tịch của Đại hội đồng LHQ khóa 77
Ngày 7/6/2022, Việt Nam trúng cử Phó Chủ tịch của Đại hội đồng LHQ khóa 77.

Với những thành tựu nổi bật Việt Nam đã đạt được trong hơn 35 năm đổi mới đất nước, trong đó Đảng ta khẳng định một trong những nguyên nhân thắng lợi là chính sách ngoại ngoai giao đúng đắn. Đường lối độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa đã góp phần quan trọng tạo môi trường hòa bình, ổn định, điều kiện thuận lợi và tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng – an ninh, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Do vậy, có thể khẳng định, Việt Nam nhất quán, kiên định thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa xuất phát trước hết vì lợi ích quốc gia – dân tộc, phù hợp với xu thế thời đại là hòa bình, độc lập, phát triển và hội nhập quốc tế. Những luận điệu xuyên tạc nêu trên cần phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ, không để chúng có cơ hội len lỏi trong đời sống nhân dân, gây ra hoang mang, hiểu sai trong nhân dân.                            

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Giang, Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Đào tạo Cán bộ Nguyễn Văn Cừ



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào Singapore

Sau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan. Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý doanh nghiệp Singapore cho thấy năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore đạt hơn 456,2 triệu SGD, tăng 10,73% so với cùng...

Kết nối những chuyến bay đến Vân Đồn

Là sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Vân Đồn đã được đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, trong những năm qua, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, công suất hoạt động tại Cảng chưa đáp ứng như kỳ vọng. Vì vậy, đơn vị đang nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá cũng như hoàn thiện cơ sở vật chất để kết...

Việt Nam lọt top điểm đến lý tưởng cho các chuyến du lịch gia đình

Mới đây, tạp chí nổi tiếng National Geographic đã đưa Việt Nam vào danh sách những điểm đến lý tưởng cho các chuyến du lịch gia đình trong năm 2025. Theo Dom Tulett, cây bút của National Geographic, Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho những gia đình đang tìm kiếm một chuyến đi chậm rãi để trải nghiệm và hiểu hơn về văn hóa địa phương. Hành trình khám phá mảnh đất hình chữ S được tạp chí danh...

Khách Ấn tăng trưởng đột biến ngay từ đầu năm

Trong 7 ngày đầu năm mới 2025, một số công ty lữ hành Việt Nam đã đón lượng khách Ấn tăng 50-70% so với tháng 12/2024. Trong những ngày đầu tiên của năm 2025, khách Ấn cũng là nhóm đông nhất lưu trú tại khách sạn Flower Garden, Hà Nội, chiếm 30%, theo bà Vũ Thu Hiền, Giám đốc Kinh doanh khu vực phía Bắc của TMG. Tại hội thảo "Thúc đẩy Du lịch Việt Nam - Ấn Độ trong bối...

Thảm kịch Jeju Air khiến khách Hàn Quốc tới Việt Nam giảm

Đà Nẵng, Phú Quốc ghi nhận lượng khách Hàn Quốc giảm mạnh dù đang "vào mùa" do tâm lý "sợ bay" sau thảm họa hàng không khiến 179 người chết của hãng Jeju Air. Theo các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, mùa khách Hàn Quốc tới Việt Nam kéo dài từ tháng 12 tới tháng 4 nhưng hiện lượng khách suy giảm sau tai nạn của Jeju Air hôm 29/12. Công ty vận tải du lịch Thanh Bách,...

Cùng tác giả

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 tại Thuỵ Sĩ, chiều 22/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành APF

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ, đó là hòa bình, dân chủ và đa dạng văn hóa-ngôn ngữ, đoàn kết, hợp tác và phát triển. Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) khai mạc chiều 22/1 tại thành phố Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức,...

Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 22/1, nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 và hướng tới kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng. Cùng đi với Tổng Bí thư có đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Xúc động thắp hương tưởng niệm, Tổng Bí thư Tô Lâm...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD tại Davos

Thủ tướng đề nghị OECD xem xét để Việt Nam sớm gia nhập OECD, cho biết Việt Nam sẽ đáp ứng đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn và điều kiện để gia nhập OECD, hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp...

Mong WEF hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao trong các lĩnh vực ưu tiên

Sáng 22/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhân dịp dự Hội nghị Thường niên lần thứ 55 của WEF. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Giáo sư K.Schwab đã có buổi giao lưu, phát biểu truyền cảm hứng và động lực mạnh mẽ...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 tại Thuỵ Sĩ, chiều 22/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành APF

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ, đó là hòa bình, dân chủ và đa dạng văn hóa-ngôn ngữ, đoàn kết, hợp tác và phát triển. Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) khai mạc chiều 22/1 tại thành phố Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức,...

Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 22/1, nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 và hướng tới kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng. Cùng đi với Tổng Bí thư có đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Xúc động thắp hương tưởng niệm, Tổng Bí thư Tô Lâm...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD tại Davos

Thủ tướng đề nghị OECD xem xét để Việt Nam sớm gia nhập OECD, cho biết Việt Nam sẽ đáp ứng đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn và điều kiện để gia nhập OECD, hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp...

Mong WEF hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao trong các lĩnh vực ưu tiên

Sáng 22/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhân dịp dự Hội nghị Thường niên lần thứ 55 của WEF. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Giáo sư K.Schwab đã có buổi giao lưu, phát biểu truyền cảm hứng và động lực mạnh mẽ...

Việt Nam hoan nghênh phán quyết về bồi thường nạn nhân thảm sát Quảng Nam

Việt Nam hoan nghênh phán quyết vừa qua của Tòa phúc thẩm Seoul, một phán quyết phản ánh sự thật lịch sử, góp phần hiện thực hóa tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Ngày 22/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Tòa phúc thẩm tại Seoul (Hàn Quốc) giữ nguyên phán quyết, yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc bồi thường hơn 30 triệu won...

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 3 nhân sự Bộ Quốc phòng

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 3 nhân sự Bộ Quốc phòng, gồm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Chính ủy Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật và Tư lệnh Quân khu 3. Ngày 22/1, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng. Cụ thể, tại Quyết định số 205/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm Trung tướng Trần Minh Đức, Chủ...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết, động viên cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng

Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 22/1, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân uỷ trung ương, đến thăm, làm việc, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh và các đồn biên phòng trong cả nước. Dự hội nghị tại điểm cầu...

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng quà Tết tại Đầm Hà

Ngày 22/1, đồng chí Nguyễn Hồng Dương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết một số gia đình chính sách trên địa bàn huyện Đầm Hà. Cùng đi có đồng chí Đặng Văn Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện. Đồng chí Nguyễn Hồng Dương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo huyện Đầm Hà đã tặng...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 1

Chiều 22/1, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 1 đánh giá kết quả thực hiện công tác tháng 12/2024; cho ý kiến về công tác trọng tâm trong thời gian tới. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp. Trong tháng 12/2024, Thường trực HĐND tỉnh bát sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng đoàn HĐND tỉnh đã xây dựng và ban...

Tin nổi bật

Tin mới nhất