Powered by Techcity

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo: ‘Không có gì to tát, lo ngại’

“Cái gì rẻ thì mình mua, cái gì mình làm được giá cao thì mình làm, lấy tiền đó mua cái rẻ về chế biến, đó là chuyện bình thường, do tính hiệu quả của hạt gạo chứ không có gì to tát, lo ngại. Trồng lúa thơm bán 600 USD/tấn, loại như IR50404 chỉ 500 USD/tấn, vậy chọn cái nào? Vấn đề nằm ở đó” – ông Nguyễn Văn Nhựt – Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật – cho hay.

Nông dân biết trồng gì cho hiệu quả

Là cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng hằng năm Việt Nam cũng nhập khẩu không ít gạo từ các nước. Trong 9 tháng năm nay, Việt Nam chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo, tăng tới 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao kỷ lục của ngành gạo từ trước đến nay.

Việt Nam thường nhập khẩu dòng gạo chất lượng thấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm bánh, bún, bột… Do phân khúc gạo này trong nước còn ít người trồng, đa số nông dân đã chuyển sang trồng lúa thơm, lúa chất lượng cao để xuất khẩu.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Nhựt – Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật, TP. Cần Thơ – cho biết, việc xuất khẩu gạo chất lượng cao và nhập gạo chất lượng thấp là xu thế bình thường của kinh tế thị trường. Điều này do tính hiệu quả kinh tế quyết định, như việc “nước chảy về chỗ trũng”.

Việt Nam vẫn chi lượng tiền rất lớn để nhập khẩu gạo. Ảnh minh hoạ: Inquirer.

Theo ông Nhựt, dòng gạo cấp thấp như giống IR50404 được trồng phổ biến cách đây 10-15 năm, khi đó chiếm tới 70-80% diện tích trong tổng cơ cấu giống lúa của Việt Nam. Với đặc tính hạt gạo khô, xốp, nở… giống IR50404 thích hợp để làm các sản phẩm sau gạo như bánh, bún, bột… Do giá trị không cao, nông dân dần thay thế bằng các giống lúa thơm, dẻo, chất lượng cao, có giá trị cao hơn, vì vậy dòng gạo cấp thấp thiếu hụt và phải nhập.

“Cái gì rẻ thì mình mua, cái gì mình làm được giá cao thì mình làm, lấy tiền đó mua cái rẻ về chế biến, đó là chuyện bình thường, do tính hiệu quả của hạt gạo chứ không có gì to tát, lo ngại. Trồng lúa thơm bán 600 USD/tấn, loại như IR50404 chỉ 500 USD/tấn, vậy chọn cái nào? Vấn đề nằm ở đó. Nếu trồng mà bán giá thấp thì ai trồng làm gì, người nông dân họ biết trồng loại gì có hiệu quả”, ông Nhựt nói.

Các doanh nghiệp thông tin, dòng gạo cấp thấp được sản xuất phổ biến tại Ấn Độ với năng suất tốt, nhưng giá thấp, tương tự như lúa IR50404 của Việt Nam được trồng nhiều trước đây. Tuy nhiên, loại gạo này rất khó bán, giá thấp nên các bộ ngành khuyến cáo nông dân chuyển sang trồng lúa chất lượng cao. Khi người dân chuyển dần sang phân khúc chất lượng cao thì gạo cấp thấp lại thiếu, nếu có trồng cũng giá rẻ nên nông dân bỏ dần.

Gạo cấp thấp chỉ còn 10%

Trong cơ cấu giống lúa ở Việt Nam, nhóm giống phẩm cấp thấp hiện nay chiếm tỷ lệ nhỏ. Theo Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), vụ Đông Xuân 2024-2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến xuống giống gần 1,5 triệu ha. Trong đó, nhóm chủ lực khả năng thích ứng rộng, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tốt chiếm tỷ lệ 60% diện tích, như: OM18, OM5451, OM4900, OM6976, Jasmine 85, Đài Thơm 8, OM7347, Nàng Hoa 9…

Nhóm giống lúa nếp và thơm đặc sản đang có tỷ lệ gia tăng trong cơ cấu giống chung, chiếm 30%, như: ST24, ST25, RVT, Nàng Hoa 9, nếp IR4625, nếp An Giang… (trong đó nếp 10%).

Nhóm giống lúa phẩm cấp thấp chỉ 10% diện tích, được trồng ở các vùng sản xuất đặc thù (phèn, ngập), dùng cho chế biến, có thị trường hẹp, như: OM380, Cửu Long 555, OM2517, ML202…

Các giống lúa thơm, chất lượng cao được trồng phổ biến những năm gần đây tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: CK.

Các doanh nghiệp lúa gạo đánh giá, chiến lược trên phù hợp với tình hình hiện nay, khi Ấn Độ đã trở lại “sân chơi” xuất khẩu gạo. Do đó, Việt Nam cần hạn chế xuống mức thấp nhất phân khúc lúa gạo cấp thấp, tập trung cho sản phẩm gạo thơm, chất lượng cao, có giá trị, thay vì cạnh tranh gạo giá rẻ với Ấn Độ.

Các giống lúa như Đài Thơm 8, OM18, OM5451… được doanh nghiệp khuyến cáo nông dân nên tập trung. Bởi đây là phân khúc lớn, được nhiều thị trường lớn ưa chuộng như Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Trung Đông… Những giống lúa này cũng là lợi thế vùng trồng của Việt Nam, có giá hợp lý, được thị trường chấp nhận tốt. Việc bố trí cơ cấu như trên sẽ giúp ngành lúa gạo Việt Nam đỡ áp lực, tránh đối đầu với đối thủ “nặng ký” Ấn Độ.

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt (Quyết định 583/QĐ-TTg ngày 26/5/2023) đặt mục tiêu: Tăng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu; giảm khối lượng gạo xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn, với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD.

Về cơ cấu chủng loại, chiến lược trên xác định giai đoạn 2023 – 2025, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 15%; gạo trắng phẩm cấp cao 20%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản 40%; gạo nếp 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 5%. Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 20%.

Giai đoạn 2026 – 2030, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 10%; gạo trắng phẩm cấp cao 15%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản 45%; gạo nếp 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao chiếm khoảng 10%. Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 40%. Cùng đó, tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối của các thị trường lên khoảng 60%; nâng cao hiệu quả gạo xuất khẩu qua kênh trung gian (trường không thuận lợi trong vận chuyển và thanh toán).

Theo chiến lược này, phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam (Vietnam Rice) vào năm 2030.



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam sẽ có thêm 1,7 tỷ kWh mỗi năm điện nhập khẩu từ Lào

Đường dây 500 kV Monsoon – Thạnh Mỹ phục vụ nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam đóng điện vào tối 23/1. Dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, thực hiện từ tháng 9/2023. Với mốc đóng điện từ 23/1, đường dây này hoàn thành sau gần 16 tháng thi công, sớm hơn 40 ngày so với thời...

Xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt trên 8,66 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2023. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang quốc đảo này lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD, đạt 6,19 tỷ USD (tăng 20,2%); trong khi xuất siêu đạt mức kỷ lục 3,72 tỷ USD, vượt xa kỳ vọng ban đầu. Thương vụ Việt Nam tại Philippines dẫn thống kê từ Cục Xuất nhập khẩu...

Nước châu Âu đầu tiên miễn visa cho Việt Nam

Ngày 8/12/2023, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Thứ trưởng Ngoại giao Belarus Evgeny Shestakov tiến hành ký kết Hiệp định miễn thị thực Việt Nam - Belarus tại thủ đô Hà Nội, áp dụng cho người mang hộ chiếu phổ thông của 2 nước. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 30/1, thông tin từ Bộ Ngoại giao. Cụ thể, công dân 2 nước sở hữu hộ chiếu phổ thông sẽ được tạm trú miễn...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào Singapore

Sau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan. Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý doanh nghiệp Singapore cho thấy năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore đạt hơn 456,2 triệu SGD, tăng 10,73% so với cùng...

Cùng tác giả

Thủ tướng: 67 nhiệm vụ cụ thể cần tập trung triển khai ngay sau Tết

Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu thời điểm sau Tết để kịp thời có các giải pháp cân đối cung cầu, ổn định giá cả. Chiều 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình...

Phát triển thương mại điện tử: Cần khung pháp lý mới

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cùng với các Luật liên quan sau này đã tạo hành lang pháp lý tương đối rõ ràng, minh bạch cho hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc phát triển thương mại điện tử cần thiết phải có khung pháp lý mới, nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, góp phần phát triển mạnh nền kinh tế số. Tạo thói quen tiêu...

Khai hội đền Cặp Tiên năm 2025

Ngày 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại đền Cặp Tiên, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, diễn ra lễ khai hội đền Cặp Tiên năm 2025. Chương trình do huyện Vân Đồn và thành phố Cẩm Phả phối hợp tổ chức.  Đền Cặp Tiên còn có tên gọi là đền Cô bé Cửa Suốt, tương truyền bà là con gái của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng - danh tướng thời Trần, bà đã cùng cha...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan...

Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao các Quyết định.Cùng dự Hội nghị...

Tổ hợp Văn phòng dịch vụ DEEP C Quảng Ninh chính thức đi vào hoạt động

Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C đã chính thức đưa Tổ hợp Văn phòng dịch vụ DEEP C Quảng Ninh đi vào hoạt động tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong trên địa bàn TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đây là mô hình văn phòng được xây dựng và triển khai theo tiêu chí bền vững, nhằm giảm phát thải khí CO2 tới môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn LEED Gold - tiêu chuẩn quốc tế về...

Cùng chuyên mục

Phát triển thương mại điện tử: Cần khung pháp lý mới

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cùng với các Luật liên quan sau này đã tạo hành lang pháp lý tương đối rõ ràng, minh bạch cho hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc phát triển thương mại điện tử cần thiết phải có khung pháp lý mới, nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, góp phần phát triển mạnh nền kinh tế số. Tạo thói quen tiêu...

Tổ hợp Văn phòng dịch vụ DEEP C Quảng Ninh chính thức đi vào hoạt động

Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C đã chính thức đưa Tổ hợp Văn phòng dịch vụ DEEP C Quảng Ninh đi vào hoạt động tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong trên địa bàn TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đây là mô hình văn phòng được xây dựng và triển khai theo tiêu chí bền vững, nhằm giảm phát thải khí CO2 tới môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn LEED Gold - tiêu chuẩn quốc tế về...

Tiêu thụ điện trên cả nước dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ giảm mạnh

Số liệu thống kê từ NSMO cho thấy mức tiêu thụ điện trên cả nước trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 giảm 33,4% so với ngày thường của tuần trước Tết. Theo số liệu từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO), công suất tiêu thụ cao nhất của toàn hệ thống điện Quốc gia bình quân ngày trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chỉ ở mức khoảng...

Doanh nghiệp công nghiệp ‘sáng đèn’ xuyên Tết

Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại các địa phương vẫn duy trì hoạt động sản xuất xuyên Tết. Hoạt động tăng tốc để kịp đơn hàng đầu năm mới Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, người lao động tại các doanh nghiệp được nghỉ 9 ngày theo quy định. Tuy nhiên, với một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như: Lọc dầu, điện, xi măng, dệt may… vẫn rộn...

TP Móng Cái: Trồng hơn 1.000 cây lim xanh tại Lễ phát động Tết trồng cây

Trong không khí phấn khởi đầu xuân năm mới, ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết), tại thôn 8 xã Hải Đông, TP Móng Cái đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ, Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025; hưởng ứng “Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình trồng 5.000 ha rừng Lim, Giổi, Lát trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Tại buổi...

Giá vàng nhẫn lên sát đỉnh 89 triệu đồng

Mỗi lượng vàng nhẫn tăng hơn nửa triệu đồng ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và ở gần vùng đỉnh 89 triệu đồng. Sáng 3/2, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn 87 - 88,7 triệu đồng một lượng, cao hơn 700.000 đồng so với trước Tết. Còn tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, nhẫn trơn lên 87,6 - 89 triệu đồng một lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận...

‘Cửa sáng’ cho dòng vốn FDI vào Việt Nam

Dù thế giới năm 2025 khó đoán, chuyên gia dự báo FDI vào Việt Nam vẫn ổn định nhưng cần tiếp tục cải thiện chính sách, hạ tầng. 75% các lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu được hỏi cho biết họ sẽ giới thiệu Việt Nam như một điểm đến đầu tư lý tưởng. Đây là con số được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá "nổi bật nhất" trong khảo sát Chỉ số niềm...

Ngày vía Thần Tài sắp đến, nên mua loại vàng nào?

Nhiều người muốn mua vàng cầu may ngày vía Thần Tài thường băn khoăn nên chọn vàng miếng hay vàng nhẫn tròn trơn để hưởng lợi cao nhất? Trả lời câu hỏi này, chuyên gia Trần Duy Phương phân tích: vàng miếng SJC được biết đến với tính thanh khoản cao, có thể mua bán ở bất kỳ đâu, kể cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế gần đây việc mua vàng miếng SJC lại gặp nhiều khó khăn. Khách...

Đưa công nghiệp bán dẫn thành ngành kinh tế chủ lực

Hiện nay, thế giới đang cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng đa dạng hóa nguồn cung ở tất cả các công đoạn. Việt Nam lại có lợi thế địa chính trị quan trọng khi ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Cộng thêm mối quan hệ chiến lược tốt đẹp với hầu hết các cường quốc công nghiệp bán dẫn, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút đầu tư trực tiếp...

Xuất khẩu bằng thương hiệu riêng: Chìa khóa khai thác CPTPP

Cơ hội xuất khẩu sang thị trường CPTPP còn rất lớn, tuy nhiên để khai thác tốt hơn ưu đãi từ hiệp định, doanh nghiệp, ngành hàng cần xây dựng thương hiệu riêng. Thương mại hai chiều ước đạt 102,1 tỷ USD Số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với thị trường các nước thành viên Hiệp định...

Tin nổi bật

Tin mới nhất