Powered by Techcity

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Mong muốn thu hút vốn FDI vào khâu thượng nguồn nhằm tự chủ nguồn nguyên, phụ liệu trong nước của ngành dệt may chưa đạt kỳ vọng.

Vốn FDI đổ mạnh vào ngành dệt may

Cuối tháng 3/2024, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam thuộc Tập đoàn Weixing đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam. Nhà máy có quy mô diện tích 66,44 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 62 triệu USD, tương đương 1.443,220 tỷ đồng. Nhà máy chuyên sản xuất phụ kiện quần áo như dây khóa kéo kim loại, dây khóa kéo nhựa, dây khóa kéo nylon, cúc nhựa, cúc kim loại…

Sau khi đi vào hoạt động, Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam sẽ giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động có tay nghề kỹ thuật, với sản lượng hàng hóa ước tính khoảng 100 triệu USD/năm.

Trước đó, ngày 28/2/2024, tỉnh Nam Định đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tập đoàn Crystal, Hồng Kông (Trung Quốc) với dự án Yi Da Denim Mill (VN) Co., LTD thuộc lĩnh vực dệt may, có tổng vốn đăng ký đầu tư 1.467 tỷ đồng, tương đương 60 triệu USD. Dự án chia làm 3 giai đoạn đầu tư, giai đoạn đầu là hơn 880 tỷ đồng, tương đương 36 triệu USD. Sản phẩm của dự án gồm: Vải có nhuộm, vải không nhuộm và quần áo.

Trước khi đầu tư dự án ở Nam Định, Tập đoàn Crystal đã có nhà máy hoạt động tại Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ và Bình Dương trong nhiều năm qua với tổng doanh thu xuất khẩu tại Việt Nam khoảng 1 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 40.000 lao động.

Thu hút mạnh vốn FDI: Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt thiếu nguyên phụ liệu? (Ảnh minh họa)

Như vậy, những năm gần đây, cùng với tốc độ gia tăng các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, vốn đầu tư nước ngoài (vốn FDI) đổ vào ngành dệt may ngày một nhiều.

Theo ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhờ xu thế hội nhập và chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, dệt may Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ hút vốn FDI.

Cũng theo ông Cẩm, vốn đầu tư FDI vào dệt may tại Việt Nam hiện đang có khoảng 3.500 dự án, với tổng mức đầu tư khoảng trên 37 tỷ USD là lĩnh vực thu hút FDI khá lớn.

Cùng với dòng vốn FDI chảy mạnh vào ngành, doanh nghiệp dệt may trong nước cũng cố gắng bắt nhịp, đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng nhanh năng suất, đáp ứng đa dạng đơn hàng, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.

Cộng hưởng hai yếu tố trên đã giúp dệt may nằm trong nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ngành dệt may hiện chiếm 12 – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Vẫn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu

Một trong chủ trương của các cơ quan quản lý Nhà nước và mong muốn của Hiệp hội Dệt may Việt Nam là thu hút vốn FDI vào phát triển khâu thượng nguồn, hướng tới tự chủ nguyên phụ liệu cho sản xuất.

Tuy nhiên cho đến nay, định hướng cũng như mong muốn này chưa đạt kỳ vọng, phần lớn nguyên phụ liệu cho sản xuất doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn phải nhập khẩu.

Không khó có thể nhận thấy, nhiều dự án FDI trong lĩnh vực nguyên phụ liệu có đầu tư sản xuất tại Việt Nam, tuy nhiên đầu ra của sản phẩm hoặc là dành cho nội bộ sản xuất hoặc dành cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Không nhiều nguyên phụ liệu được cung cấp cho doanh nghiệp dệt may trong nước.

Bên cạnh đó là yếu tố giá, Trung Quốc nổi tiếng là “công xưởng sản xuất của thế giới” với yếu tố nhanh, đa dạng chủng loại, chất lượng và áp đảo về giá, quốc gia này đang là nguồn cung nguyên phụ liệu chủ yếu cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Sẽ không có vấn đề gì nếu như các FTA Việt Nam ký kết không đòi hỏi gắt gao về quy tắc xuất xứ. Cùng đó là những quy định chặt chẽ về truy xuất nguồn gốc, sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên liệu xanh thân thiện với môi trường từ các quốc gia nhập khẩu lớn hàng may mặc của Việt Nam đang dần đi vào thực thi.

Trong bối cảnh hiện nay, nếu không sớm giải quyết được vấn đề nguyên phụ liệu những lợi thế, ưu đãi từ các FTA lẽ ra các doanh nghiệp dệt may trong nước được hưởng sẽ dễ dàng rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Khi chúng ta tham gia vào các FTA là đã có sự đánh đổi, nếu doanh nghiệp trong nước không được hỗ trợ, tạo điều kiện để đáp ứng các tiêu chuẩn, lợi ích vốn có của doanh nghiệp trong nước sẽ thuộc về các doanh nghiệp FDI”, ông Cẩm quan ngại.

Bên cạnh đó, do thiếu một đầu mối kết nối cung – cầu khiến các doanh nghiệp phải loay hoay tự tìm nguồn cung nguyên liệu, hoặc chạy theo chỉ định của nhãn hàng. Điều này không chỉ tiềm ẩn rủi ro mà con đường “thoát gia công” của ngành dệt may còn khó khăn.

Được biết, để hỗ trợ ngành dệt may, da giày chủ động được nguyên phụ liệu cho sản xuất, mới đây, đoàn công tác của Bộ Công Thương đã làm việc với Hiệp hội Da giày Việt Nam về đề xuất thành lập Trung tâm giao dịch và phát triển cung ứng nguyên phụ liệu. Đây sẽ là nơi tập trung mẫu, phân phối nguyên phụ liệu, đầu tư, chuyển giao công nghệ và giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Trung tâm sẽ sớm được thành lập nhằm gỡ được nút thắt về nguyên phụ liệu.

Đưa ra những giải pháp ở tầm vĩ mô hơn, đại diện Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương cho rằng: Cần có cơ chế nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong sản xuất nhằm “thúc” công nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển.

Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư FDI nhưng cần xây dựng, bổ sung các nguyên tắc ưu đãi, nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Chính phủ chấn chỉnh công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 127/CĐ-TTg chấn chỉnh công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, giấy chứng nhận thủy sản khai thác tại địa phương. Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển. Công điện nêu: Thời gian vừa qua, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành...

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự hồi sinh của ngành dệt may Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng 8,9% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Tín hiệu tích cực...

Ngành dệt may dự kiến cán đích xuất khẩu 44 tỷ USD

Năm 2024, ngành dệt may có thể đạt 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng gần 10% so với năm 2023. Theo số liệu từ Hiệp hội dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 10/2024 đạt 3,86 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng trước và tăng 24,26% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng 2024 đạt 36,11 tỷ...

Việt Nam chi hơn 2,9 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu

7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 2,91 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng nhẹ 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 2,91 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng nhẹ 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chi 1,22 tỷ...

Xuất khẩu cá ngừ gặp khó bởi “nút thắt” nguyên liệu

Bài toán nguyên liệu trong lĩnh vực xuất khẩu cá ngừ vẫn chưa có lời giải khi sản lượng nguyên liệu trong nước thấp, các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung từ nước ngoài để phục vụ chế biến. Xuất khẩu cá ngừ đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mỗi năm mang về trung bình hơn 800 triệu USD. Tuy nhiên, thời gian qua, nguồn nguyên liệu...

Cùng tác giả

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18

Đối với cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức TW: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%); giảm 3 đầu mối cấp phòng, tương đương 18,7%. Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện...

Thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với Saudi Arabia, UAE, Qatar

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược quốc gia. Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia , Các Tiểu Vương quốc...

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Truyện thiếu nhi kinh điển Chile được dịch sang tiếng Việt

Tập một "Papelucho" - sách văn học thiếu nhi kinh điển của Chile - ra mắt độc giả trong nước ngày 20/12. Papelucho xuất bản lần đầu vào năm 1947 và hoàn thành 12 cuốn vào năm 1974. Bộ truyện kể lại những chuyến phiêu lưu của chú bé Papelucho tràn đầy năng lượng, giàu suy tư, hài hước và trí tưởng tượng. Cậu không ngần ngại dấn thân vào rắc rối, từ đó nảy ra những giải pháp lạ...

Quảng Yên: Cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, khu phố trong nhiệm kỳ 2025-2027, nhất là trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trưởng thôn, khu phố tham gia hoạt động lần đầu, chiều 24/12, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Quảng Yên đã khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố ở 19 xã, phường trên địa bàn thị xã. Tham...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất