Powered by Techcity

Vì sao hàng không Việt kém hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?

Thị trường hàng không Việt Nam chưa thể đón thêm các ông lớn nước ngoài khi kinh doanh quá khó khăn, quy định quản lý chặt chẽ.

Tại một hội thảo mới đây, đại diện Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực hàng không và du lịch, trong đó đề xuất Chính phủ khuyến khích thành lập các hãng hàng không mới. TAB đề nghị bỏ thủ tục quản lý cấp phép thành lập hãng bay theo Luật Đầu tư sửa đổi 2016. Việc này nhằm tạo thuận lợi cho lập, xin giấy phép thành lập hãng theo thủ tục của Luật Hàng không.

Từ cuối năm ngoái đến nay khi vé nội địa tăng cao, không ít ý kiến cho rằng thị trường hàng không trong nước cần sự tham gia của các hãng nước ngoài để tăng tính cạnh tranh, giúp giảm giá vé. Tuy nhiên, các hãng bay ngoại chưa thể trực tiếp tham gia thị trường hàng không nội địa, bởi đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo điều 110, Luật Hàng không dân dụng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi góp vốn không quá 34%. Đồng thời, đại diện của pháp luật phải là công dân Việt Nam và người nước ngoài chiếm tối đa một phần ba thành viên trong bộ máy điều hành.

Như vậy, góp vốn cùng các doanh nghiệp nội gần như là cánh cửa duy nhất để các doanh nghiệp ngoại tham gia vào thị trường hàng không Việt. Hai năm gần đây, có không ít cơ hội để các nhà đầu tư ngoại gia nhập khi Pacific Airlines, Bamboo Airways hay Vietravel Airlines đều mong muốn có thêm trợ lực từ đối tác trong và ngoài nước.

Nhưng đến nay, ba hãng đều chưa đón được “chàng rể ngoại”. Điều này khác so với giai đoạn trước dịch, Air Aisa từng 4 lần muốn nhảy vào thị trường thông qua hợp tác với các đối tác Việt, nhưng họ chưa thành công.

Một trong những lý do chính khiến khó hút vốn ngoại vào vận tải hàng không được những người có kinh nghiệm trong ngành chỉ ra, là kinh doanh lĩnh vực này hiện nay “quá khó”.

Tại phiên họp thường niên năm nay, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Vietjet, nói kinh doanh có hiệu quả trong ngành này “vô cùng khó khăn”. Bà cũng ví von khi nhắc lại câu nói nổi tiếng của Richard Branson, rằng tỷ phú muốn trở thành triệu phú, thì hãy làm hàng không.

CEO Bamboo Airways Lương Hoài Nam chia sẻ rằng các hãng không dám thuê tàu bay về khai thác dù thiếu nguồn lực. Nguyên nhân là mọi chi phí đầu vào đều lên cao, doanh nghiệp chưa nhìn thấy triển vọng có lãi từ khai thác bay nội địa.

Còn theo Chủ tịch ACV Lại Xuân Thanh – người từng là Cục trưởng Hàng không giai đoạn 2012 – 2017, hiện các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều “bỏ của chạy lấy người” vì không nhìn thấy lợi nhuận khi đầu tư vào hàng không. Thậm chí, ACV quản lý 21 cảng hàng không, thì 11 sân bay lỗ, 4 hòa vốn và chỉ 6 cảng lớn có lãi. Về phần Nhà nước, ông Thanh cho hay Chính phủ chưa bao giờ ngừng đầu tư vào vận tải hàng không.

Thực tế, diễn biến trên thị trường thời gian qua cũng chứng minh cho quan điểm này của ông Thanh. Sau nhiều năm kinh doanh kém hiệu quả, Tập đoàn Qantas (Australia) đã rút khỏi Pacific Airlines (trước đây là Jetstar Pacific) và tặng lại 30% cổ phần cho Vietnam Airlines từ cuối năm 2021. Cổ đông chiến lược Nhật Bản ANA Holdings cũng chấp nhận giảm tỷ lệ sở hữu tại Vietnam Airlines từ 8,77% xuống 5,62% năm 2021. Trước đó, ANA không chi thêm tiền để mua cổ phần tại đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu của hãng hàng không quốc gia.

Ngay ở giai đoạn thị trường chưa phải đối mặt với nhiều biến số như hiện nay về căng thẳng địa chính trị, kinh tế suy thoái, giá nhiên liệu leo thang, thiếu hụt máy bay… một số ông lớn giàu tiềm lực và tham vọng cũng nhanh chóng rút chân dù mới chớm bước vào thị trường.

Đầu năm 2020, Vingroup bất ngờ công bố dừng dự án Vinpearl Air khi gần tới những bước cuối trong thủ tục thành lập hãng hàng không. Lúc đó, các đơn vị phân tích đều đánh giá thị trường hàng không Việt Nam phát triển mạnh, còn nhiều dư địa tăng trưởng, nhưng tập đoàn này cho rằng việc có thêm Vinpearl Air có thể sẽ làm dư thừa nguồn cung trong ngắn hạn, gây lãng phí cho xã hội. Hay như quyết định thôi lập hãng bay chở hàng IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn vào cuối năm 2022. Ông Hạnh cũng đưa ra lý do dừng là để tránh gây thêm thiệt hại cho các hãng còn thua lỗ.

Với quyết định này, ông cũng chịu thiệt hại một số tiền không nhỏ sau khi thủ tục hồ sơ xin cấp phép đầy đủ, máy bay đã thuê và sơn nhận diện thương hiệu công ty. Nhưng xét về đường dài, nó giúp “vua hàng hiệu” tránh việc phải lao vào cuộc đua đốt tiền.

Ngoài Vinpearl Air, IPP Air Cargo, nếu các hãng như Indochina Airlines, Trai Thien Air Cargo, Air Mekong có thể tồn tại đến hiện nay, số doanh nghiệp vận tải hàng không thường lệ của Việt Nam có thể trên 10 hãng – không thua Thái Lan.

Tỷ lệ khống chế vốn góp của đối tác ngoại trong hãng hàng không nội địa cũng được cho là điều kiện kém hấp dẫn. Theo ông Lương Hoài Nam, tỷ lệ góp vốn này khiến nhà đầu tư không đủ quyền phủ quyết, cũng như tham gia sâu hơn vào quyết định chiến lược, hoạt động kinh doanh.

CEO Bamboo Airways kể hơn chục năm trước, chính sách khá thông thoáng khi cho phép đối tác nước ngoài góp vốn lên tới 49%. Còn hiện nay, các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Campuchia đều cho phép nhà đầu tư ngoại góp 49% vốn, Philippines là 40%.

Bamboo Airways vừa qua cũng đề xuất cho phép nới trần góp vốn của nhà đầu tư ngoại lên 49%. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch & Đầu tư phản hồi chưa có cơ sở pháp lý để xem xét đề xuất trên và việc tăng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài lên 49% cũng cần được xem xét thận trọng.

Trong lúc chưa thể tìm kiếm thêm nguồn lực lớn từ các đối tác ngoại, Chủ tịch Vietravel Airlines Nguyễn Quốc Kỳ nói rằng đã đến lúc Chính phủ cần ngồi lại cùng các hãng để bàn các giải pháp cụ thể, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển bền vững.

Hầu hết hãng bay trong nước mong muốn Nhà nước hỗ trợ một số chính sách, như giảm thuế môi trường với nhiên liệu bay, phí cho các đường bay quốc tế mới, phí cất/hạ cánh, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp hàng không, du lịch…



Nguồn

Cùng chủ đề

Hàng không Việt tìm phương án ứng phó thiếu hụt máy bay

Hàng không Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: thiếu hụt máy bay do nhà sản xuất triệu hồi động cơ và các hãng bay tái cơ cấu. Theo nhận định của giới chuyên gia, tình trạng thiếu hụt máy bay không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phục vụ của các hãng hàng không mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành hàng không. Để ứng phó với tình trạng này, Thứ trưởng Bộ...

‘Hàng không Việt sẽ hồi phục cuối năm nay’

Hàng không Việt Nam sẽ hoàn toàn hồi phục vào cuối 2024, trong xu hướng chung của thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo Cục Hàng không Việt Nam. Nhận định này được Cục Hàng không Việt Nam đưa ra khi phân tích nhu cầu vận chuyển hàng khách, tăng trưởng kinh tế Việt Nam so với thời điểm trước dịch Covid-19 và thị trường quốc tế đang hồi phục. Theo cơ quan này, nhu cầu vận...

Thái Lan bắt tay với TikTok quảng bá du lịch, cấp visa 10 năm cho nhà đầu tư ngoại

Sau chính sách miễn thị thực, Chính phủ Thái Lan tiếp tục tìm đến các TikToker để thu hút du khách Trung Quốc. Theo Hãng tin Bloomberg, Chính phủ Thái Lan đang hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn tại Trung Quốc để quảng bá du lịch, trong đó có công ty mẹ của TikTok. Thái Lan cũng tuyên bố sẽ cấp thị thực 10 năm cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc gia...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất