Powered by Techcity

Văn hoá – lực đẩy quan trọng trong phát triển kinh tế

Trong suốt chiều dài lịch sử, Quảng Ninh luôn đề cao vai trò của văn hóa trong dòng chảy phát triển kinh tế. Bằng tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, khoa học, hiệu quả của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Quảng Ninh đã gắn kết sự phát triển hài hòa giữa văn hóa với kinh tế, tạo thành nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng trong sự phát triển bền vững của tỉnh.

Lễ hội truyền thống Vân Đồn được tổ chức vào ngày 18/6 âm lịch hàng năm tại xã Quan Lạn.
Lễ hội truyền thống Vân Đồn (tổ chức ngày 18/6 âm lịch hằng năm) tại xã Quan Lạn, tưởng nhớ quân và dân nhà Trần đánh tan đoàn thuyền lương của quân Nguyên Mông trên dòng sông Mang năm 1288.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Quảng Ninh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa. Tỉnh cũng thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị nghiên cứu chuyên sâu với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Trong đó nổi bật là: Hội thảo công tác quản lý Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; khảo sát, nghiên cứu các di tích thuộc hệ thống thương cảng Vân Đồn; khai quật, nghiên cứu di chỉ Đồng Chổi, Cống Cái – Sơn Hào, khu vực đình – chùa và miếu Quan Lạn; nghiên cứu, đánh giá giá trị, lịch sử văn hóa của di tích Thiên Long Uyển và khu vực Yên Đức trong tổng thể di tích chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, đồng thời đề xuất phương án bảo vệ, bảo tồn và phát huy di tích.

Cùng với đó, tỉnh cũng đã nghiên cứu lập hồ sơ khoa học đối với những di sản văn hóa tiêu biểu và đến nay đã được Bộ VH-TT&DL ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội truyền thống Vân Đồn (huyện Vân Đồn); Lễ hội đình Trà Cổ (TP Móng Cái).

Lễ hội xuân Chùa Quỳnh Lâm (TX Đông Triều).
Lễ hội xuân chùa Quỳnh Lâm (TX Đông Triều) năm 2023.

Các khu di tích được tổ chức kiểm kê, rà soát, quản lý, thường xuyên được quan tâm đầu tư nâng cấp, lập hồ sơ xếp hạng. Trong giai đoạn 2018-2022, trên địa bàn tỉnh có 2 khu di tích (Khu di tích đền Cửa Ông – Cặp Tiên, Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, nâng tổng số di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh thành 6 di tích, bao gồm: Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long; Khu di tích lịch sử Bạch Đằng; Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử; Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều; Khu di tích đền Cửa Ông – Cặp Tiên; Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô.

Các khu di tích quốc gia đặc biệt này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể đã được tỉnh chỉ đạo, phân cấp để triển khai thực hiện các quy hoạch. Đến nay, có hàng chục dự án thành phần với tổng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng đã và đang được đầu tư, nâng tầm giá trị, như: Dự án tu bổ, tôn tạo chùa Ngoạ Vân, đền Thái, chùa Quỳnh Lâm (TX Đông Triều); chùa Một Mái, vườn Tháp, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, Trường quay phim cổ trang Việt Nam, Khu trung tâm lễ hội, miếu Cu Linh (TP Uông Bí); đình Yên Giang (TX Quảng Yên); tuyến đường hành hương nối Khu di tích Yên Tử với Ngoạ Vân – Hồ Thiên; hệ thống cáp treo và công trình phụ trợ tại Ngoạ Vân – Hồ Thiên…

Theo thống kê, trong 5 năm (2018-2022), 100% di tích cấp quốc gia, 70% di tích cấp tỉnh đã được tỉnh và các địa phương quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp, với tổng kinh phí trên 1.683 tỷ đồng từ nguồn lực nhà nước và nguồn xã hội hoá. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị đã tham gia ủng hộ nguồn lực lớn trong việc trùng tu, cải tạo nâng cấp các di tích. Từ đó, các di sản, di tích đã trở thành những điểm du lịch trong hệ thống tuyến, điểm du lịch của nhiều địa phương, như: Di tích lịch sử nhà Trần (TX Đông Triều); Khu di tích – danh thắng Yên Tử, chùa Ba Vàng (TP Uông Bí); Khu di tích Bạch Đằng (TX Quảng Yên); chùa Lôi Âm và chùa Long Tiên (TP Hạ Long); đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả); chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn)…

Một tiết mục hát then của người dân tộc Tày (Bình Liêu) tại Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2022.
Một tiết mục hát then của người Tày (Bình Liêu) tại Tuần Văn hóa – Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2022.

Cùng với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các hiện vật, di chỉ khảo cổ cũng được tỉnh quan tâm gìn giữ, giai đoạn 2018-2022 Quảng Ninh đã có 13 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia (bình gốm Đầu Rằm (Hoàng Tân), hộp vàng Ngọa Vân – Yên Tử, trống đồng Quảng Chính, trống đồng thời Trần, mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu…).

Ngoài ra có thêm 4 di tích cấp quốc gia (Di tích lịch sử mỏ than Mạo Khê, TX Đông Triều; Di tích lịch sử đền Xã Tắc, TP Móng Cái; Di tích lịch sử miếu Ông – miếu Bà, huyện Ba Chẽ, Di tích lịch sử Pò Hèn, TP Móng Cái) và 10 di tích cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền công nhận (cụm di tích đình, chùa, miếu Phúc Đa, TX Đông Triều; chùa Thanh Vân, TP Hạ Long; đình – miếu Cái Chiên, huyện Hải Hà; cụm di tích đền Trần Hưng Đạo và đền Phạm Tử Nghi, TX Quảng Yên; cụm di tích đình – nghè Bí Giàng, TP Uông Bí; đình – nghè Cẩm Hải, TP Cẩm Phả; địa điểm thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của TP Móng Cái; đình – miếu Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn; đình Bình Ngọc, TP Móng Cái; đền thờ Đức ông Hoàng Cần, huyện Tiên Yên; ruộng bậc thang Lục Hồn, huyện Bình Liêu).

Hiện Quảng Ninh đang tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương và tỉnh Bắc Giang triển khai lập hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

Nguồn lực của nền kinh tế

Các huyện, thị, thành ủy đã quan tâm chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, sáng tạo những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ mang đặc trưng của địa phương, nghiên cứu về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Một số người có uy tín dân tộc Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán, Sán Chỉ, Tày, Sán Dìu ở Hạ Long, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái, Vân Đồn, Đông Triều, Uông Bí đã gây dựng nên những CLB văn nghệ dân gian, CLB thể thao truyền thống, thêu may trang phục, phát triển nghề truyền thống phục vụ khách tham quan, du lịch, cũng như đưa vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh.

Từ đó, ở một số địa phương các doanh nghiệp đã hình thành và đưa vào hoạt động mô hình du lịch cộng đồng, bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng các tuyến, điểm du lịch, gắn với văn hoá, lịch sử để thu hút thêm du khách.

Sản phẩm du lịch, trải nghiệm tại làng quê Yên Đức (TX Đông Triều).
Sản phẩm du lịch, trải nghiệm tại làng quê Yên Đức (TX Đông Triều).

Điển hình như sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm du lịch làng quê, sinh thái, trải nghiệm tại Yên Đức (TX Đông Triều); đan ngư cụ, đóng tàu vỏ gỗ (TX Quảng Yên), nuôi cấy ngọc trai (huyện Vân Đồn)… đã khẳng định được thương hiệu và tiếp cận thị trường. Cùng với đó, các điểm dừng chân phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm được đầu tư đã có kết nối với những đơn vị lữ hành đón tiếp, phục vụ khách du lịch và đã được công nhận là điểm du lịch của địa phương, như Khu du lịch Quảng Ninh Gate (TX Đông Triều), Khu trưng bày sản phẩm ngọc trai Hạ Long (TP Hạ Long).

Cùng với hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của Đoàn nghệ thuật Quảng Ninh, các đơn vị nghệ thuật do tư nhân đầu tư quản lý và tổ chức hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng đã dần hình thành, bước đầu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo thêm sản phẩm văn hoá góp phần thu hút khách du lịch. Đáng chú ý là các bộ môn nghệ thuật truyền thống (múa rối, chèo, cải lương, dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc thiểu số…) được biểu diễn tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, Cảng hàng không Vân Đồn, tại các lễ hội và cùng du khách trên các hành trình, tuyến điểm du lịch trên địa bàn tỉnh… đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của Quảng Ninh.

Một số sản phẩm văn hóa phục vụ khách du lịch tiêu biểu như: Chương trình văn hóa, văn nghệ hát chèo, múa rối truyền thống tại Khu du lịch làng quê Yên Đức, Khu du lịch Quảng Ninh Gate (TX Đông Triều); hát đối, hát giao duyên trên thuyền của cư dân làng chài Cửa Vạn (TP Hạ Long); sinh hoạt văn hóa, tìm hiểu về phong tục tập quán sinh hoạt của cộng đồng nhân dân cùng thưởng thức hát then của người Tày, hát soóng cọ của người Sán Chỉ (huyện Bình Liêu và Tiên Yên); chương trình du lịch “Cốc Cốc đảo Hà Nam” cùng điệu hát đúm ở đảo Hà Nam (TX Quảng Yên); hát nhà tơ, hát múa cửa đình ở Vạn Ninh (TP Móng Cái)…

Lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà (xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ).
Lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà (tổ chức ngày 1/3 âm lịch hằng năm) ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ.

Đặc biệt, nhiều địa phương của tỉnh đã xây dựng mô hình thôn, làng, bản trở thành “bảo tàng sống” nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc, gắn với phát triển du lịch địa phương. Đơn cử như TP Hạ Long đã hoàn thành việc xây dựng bản Dao Thanh Y (xã Bằng Cả) trở thành điểm du lịch văn hóa với các điệu múa trống trong lễ cấp sắc, múa lễ cầu mùa, hát sáng cố do người dân trong xã Bằng Cả biểu diễn, kết hợp ẩm thực với những món ăn truyền thống của người Dao.

Huyện Bình Liêu hoàn thiện đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người Tày Bình Liêu phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 tại Bản Cáu, xã Lục Hồn” và đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Chỉ gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lục Ngù, xã Húc Động giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. UBND huyện Vân Đồn phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Sán Dìu, huyện Vân Đồn giai đoạn 2020-2022”; UBND huyện Ba Chẽ phê duyệt đề án “Bảo tồn bản sắc văn hóa người Dao gắn với phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ”.

Việc phục dựng các lễ hội truyền thống, bảo tồn lễ hội của đồng bào các dân tộc, các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa văn nghệ trong lễ hội được tỉnh và các cấp, ngành quan tâm. Hiện Quảng Ninh có tới 12/13 địa phương có hoạt động tổ chức lễ hội (trừ huyện Cô Tô), với tổng số 118 lễ hội, trong đó có 76 lễ hội đã được kiểm kê đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Các lễ hội văn hoá, lịch sử truyền thống được các địa phương huy động nguồn lực tổ chức hiệu quả, trong đó có nhiều lễ hội mới được xây dựng thành sản phẩm văn hóa thường niên (Lễ hội Carnaval, Lễ hội hoa sở, Lễ hội trà hoa vàng…), vừa bảo tồn được di sản văn hóa, vừa tạo thành sản phẩm văn hóa riêng có.

Hệ thống di tích lịch sử, truyền thống văn hóa, lễ hội và danh lam, thắng cảnh trên địa bàn Quảng Ninh được bảo tồn đã giúp các địa phương tận dụng, khai thác, phát huy giá trị trong phát triển du lịch, dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao giá trị đời sống cho nhân dân, trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển bền vững kinh tế – xã hội.



Nguồn

Cùng chủ đề

Rộn ràng mùa lễ hội xuân

Đối với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ đền, chùa đầu năm hay hòa mình trong không khí vui tươi, rộn ràng của những lễ hội ngày xuân là nét văn hóa truyền thống được hình thành, gìn giữ qua bao đời nay. Quảng Ninh có hàng trăm di tích, lễ hội đặc sắc, phong phú diễn ra chủ yếu vào mùa xuân, đã và đang thu hút đông đảo người dân, du khách du xuân, đi lễ...

Hạ Long hồi sinh những di sản văn hoá

TP Hạ Long sở hữu 96/638 di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh. Trải qua nhiều thăng trầm, không ít di tích đã bị xuống cấp, mai một. Mặc dù thành phố đã dành một khoản kinh phí cho công tác tu bổ, nhưng chưa đủ để trùng tu, tôn tạo, mở rộng các di tích. Thành phố đang có phương án đẩy mạnh huy động xã hội hóa, đồng thời có lộ trình tu bổ, tôn...

Trẩy hội đầu năm với trò chơi dân gian

Từ xa xưa, trò chơi dân gian là hoạt động không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân về để gắn kết cộng đồng trong không khí vui tươi, rộn ràng của những ngày đầu năm mới. Kéo co, đánh quay, ném còn, bịt mắt bắp vịt… những trò chơi dân dã đã ăn sâu vào tiềm thức tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tại Quảng Ninh nơi có 43 thành phần dân tộc cùng...

Sôi nổi các hoạt động vui chơi dịp Tết

Ngoài các hoạt động chăm lo vật chất, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, vui chơi, giải trí lành mạnh, hấp dẫn. Qua đó, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách trong dịp đầu xuân năm mới. Từ những ngày giáp Tết, nhiều hoạt động vui chơi đã diễn ra sôi nổi, phong phú mang đến cho người dân, du khách cơ hội tìm hiểu,...

Gìn giữ văn hóa từ không gian Tết xưa

Hoạt động tái hiện không gian Tết xưa tại bảo tàng, trường học, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các địa điểm công cộng đã không còn xa lạ những năm trở lại đây, song niềm vui, háo hức đón Tết cổ truyền thì năm nào cũng vậy. Dù chỉ là check-in lưu giữ khoảnh khắc sum vầy bên gia đình, bạn bè trước thềm Tết Nguyên đán, trải nghiệm gói bánh chưng, đi chợ quê hay muốn...

Cùng tác giả

Cuộc chiến thuế quan của Mỹ: Cơ hội và rủi ro với Việt Nam

Sự trở lại của ông Trump và nguy cơ tái bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đặt Việt Nam trước nhiều thách thức, song cũng có những cơ hội. Theo các chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước “ngã ba đường” trước thực tế kinh tế đầy biến động từ quốc tế với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt là nguy cơ tái bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung dưới thời chính quyền Tổng...

CLB Hưu trí Bái Tử Long (Cẩm Phả) trao giải thưởng thơ “Mừng Đảng, mừng xuân 2025”

Ngày 7/2, CLB Hưu trí Bái Tử Long (TP Cẩm Phả) tổ chức trao giải thưởng thơ “Mừng Đảng, mừng xuân 2025”. Chương trình đã được CLB Hưu trí Bái Tử Long phát động lần 1 từ tháng 10/2024 và phát động lần 2 đầu năm 2025. Tham gia giải có với 173 tác giả đến từ các CLB thơ của các phường trên địa bàn TP Cẩm Phả. Các tác giả đã mang đến hơn 300 bài thơ với...

UBND tỉnh nghe, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

Chiều 7/2, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban lãnh đạo UBND tỉnh để nghe, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng của tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. UBND tỉnh đã nghe, cho ý kiến về công tác chuẩn bị Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân 2025 và Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh Quảng...

UBND tỉnh rà soát, chỉ đạo thống nhất kịch bản tăng trưởng năm 2025

Ngày 7/2, đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì họp nghe rà soát, chỉ đạo thống nhất kịch bản tăng trưởng năm 2025. Trên cơ sở các chỉ đạo của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch, tổ chức xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 với quyết...

Tọa đàm xây dựng và phát triển khu, tổ hợp công nghiệp văn hóa, sáng tạo tại TP Hạ Long

Ngày 7/2, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức tọa đàm "Xây dựng và phát triển khu, tổ hợp công nghiệp văn hóa, sáng tạo tại TP Hạ Long". Dự tọa đàm có đồng chí Đặng Xuân Phương, Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh. Cùng dự có đại diện các đơn vị thuộc các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo TP Hạ Long và các chuyên gia, nhà khoa học. Nhằm khơi thông nguồn lực,...

Cùng chuyên mục

Tour lễ chùa kết hợp du xuân hút khách Việt đầu năm

Khách Việt thường chọn tour đến các đền, chùa nổi tiếng cầu an dịp đầu năm nhưng nhiều người bắt đầu đổi sang những địa điểm lạ, đẹp hơn để kết hợp du xuân. Chị Lê Thị Quỳnh Giao, sống tại TP HCM, cho biết du xuân lễ chùa luôn nằm trong kế hoạch đầu năm của gia đình. Một số năm có điều kiện, chị chọn đi du lịch miền Bắc nghỉ dưỡng kết hợp lễ chùa ở Bái...

Ba Chẽ: Lễ hội đình Làng Dạ 2025

Trong 2 ngày 6 và 7/2 (mùng 9 và 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ tổ chức Lễ hội Đình Làng Dạ năm 2025. Đình Làng Dạ là nơi thờ Thành Hoàng có công khai hoang lập làng. Đây chính là nơi đã diễn ra cuộc mít tinh tuyên truyền chính sách của Việt Minh; chủ trương kháng chiến chống thực dân Pháp của Chính phủ và là nơi thành lập Ủy ban Hành...

Du lịch Việt đạt kỷ lục mới về khách quốc tế ngay trong tháng đầu năm 2025

Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2025, du lịch Việt đã lập kỷ lục mới với 2,1 triệu lượt khách ngoại, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024 và cao hơn đến 37,8% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2025 đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 18,5% so với tháng trước và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công...

Du lịch khởi sắc ở thành phố vùng biên

Du lịch là một trong 2 lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của thành phố. Dịp Tết Nguyên đán 2025, du khách, nhất là khách trảy hội du xuân, đến thành phố gia tăng, hứa hẹn sự bứt phá ngay từ những ngày đầu tiên của xuân mới. Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, thành phố đón 91.686 lượt du khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024; người XNC qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I)...

Khách Việt không hủy tour Nhật vì dịch cúm

Sau thông tin nữ diễn viên Đài Loan Từ Hy Viên qua đời do nhiễm cúm dẫn đến biến chứng viêm phổi ở Nhật Bản, các tour của khách Việt vẫn diễn ra bình thường. Theo AP, Nhật Bản đang đối mặt dịch cúm lớn nhất trong 25 năm. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi nước này cho biết theo dữ liệu thu thập từ 5.000 phòng khám trên cả nước, từ 23 đến 29/1, hơn 310.000 người...

Đà Nẵng vào tốp 10 điểm đến ẩm thực thế giới năm 2025

Cẩm nang ẩm thực nổi tiếng Michelin Guide vừa công bố danh sách 10 điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất năm 2025, trong đó thành phố Đà Nẵng, Việt Nam là cái tên mới đáng chú ý với hải sản tươi ngon và các món ăn đậm đà bản sắc địa phương. Theo Michelin Guide, ẩm thực luôn là yếu tố vô cùng quan trọng của một chuyến du lịch, hình thành cách con người kết nối với...

Cảnh siêu thực ở nơi đặt bức tượng Phật dát vàng cao nhất thế giới

Cảnh siêu thực ở chùa Đông Lâm, huyện Hành Tử, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc), đã được một nhiếp ảnh gia tình cờ ghi lại bằng máy bay không người lái ngay trong những ngày đầu năm mới. Theo Newsflare, nhiếp ảnh gia tên Cheng, người ghi lại khung cảnh trên, đã gọi đây là một "màn trình diễn ngoạn mục của thiên nhiên". Hình ảnh cho thấy bức tượng Phật A Di Đà cao 48m hiện lên giữa "biển mây"....

Ngày hội ‘Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc’ sẽ diễn ra từ ngày 14 – 16/2

Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) từ ngày 14 - 16/2 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Theo Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, chương trình được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân...

Việt Nam hồi phục du lịch nhanh nhất Đông Nam Á

Năm 2024, tỷ lệ phục hồi so với năm 2019 của du lịch Việt đạt 98%, cao hơn các điểm du lịch nổi tiếng khác như Thái Lan, Singapore, Indonesia. Dựa vào số liệu cập nhật của Ban Thư ký ASEAN, Cục Du lịch Quốc gia chỉ ra Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phục hồi du lịch năm 2024 tốt nhất Đông Nam Á. Năm 2024, Việt Nam đón 17,6 triệu lượt khách quốc tế, mức phục...

Du lịch “vượt bão” tạo sức bật vươn mình: Chớ “ngủ quên” trên chiến thắng

Ngành du lịch Việt được "cảnh báo" chớ “ngủ quên” trên chiến thắng của năm 2024. Bởi thực tế, trên “đường đua” của ngành công nghiệp không khói, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước cũng đang bứt tốc mạnh mẽ. Đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế là mục tiêu được đặt ra cho toàn ngành du lịch Việt năm 2025. Các chuyên gia đánh giá dù mục tiêu cao nhưng cũng thể hiện quyết tâm đưa du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất