Powered by Techcity

Ưu tiên giải quyết vấn đề cấp bách vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn

Chiều 13/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Thu hẹp khoảng cách, nâng cao đời sống người dân

Trình bày báo cáo kết quả giám sát, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành giám sát giữa kỳ và tiến hành đồng thời với 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Phạm vi rộng cùng với yêu cầu đổi mới, Đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn với cách tiếp cận và cách làm mới phù hợp.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của cả nước đã bám sát mục tiêu “gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững” và đạt được kết quả ban đầu rất quan trọng.

Về giải ngân vốn, lũy kế đến hết tháng 6/2023, vốn đầu tư công năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023 giải ngân khoảng 83%. Vốn thực hiện năm 2023 đạt 44,5%, cao nhất trong ba chương trình mục tiêu quốc gia.

Tính đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 263/644 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới. 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. 1.145/3.513 thôn, bản, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã; có 2 tiêu chí đã vượt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 (về giáo dục và đào tạo, văn hóa), 8 tiêu chí được đánh giá gần đạt mục tiêu.

Về chương trình giảm nghèo bền vững, báo cáo chỉ rõ, chương trình đã cơ bản bám sát mục tiêu “thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn”.

Mục tiêu này cao hơn so với giai đoạn trước, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững, áp dụng chuẩn nghèo đa chiều bao trùm địa bàn, đối tượng thực hiện chương trình là các “lõi nghèo” của cả nước.

Tổng nguồn vốn thực hiện từ tháng 12/2021 đến năm 2023 hơn 23.130 tỷ đồng, chiếm 30,84% tổng nguồn vốn 5 năm, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương chiếm khoảng 95%. Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đến 30/6/2023 lũy kế là 34.527 tỷ đồng, chiếm 10,8%.

Bước đầu, đời sống người nghèo, hộ cận nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao; cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, chưa đạt so với mục tiêu Quốc hội giao nhưng trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, kết quả giảm nghèo cũng là một nỗ lực được ghi nhận. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỷ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết 24 của Quốc hội đề ra.

Đối với chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho biết, quá trình triển thực hiện đã bám sát mục tiêu tổng quát là “giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, sắp xếp ổn định dân cư, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước…”.

Chương trình thực hiện đã tích hợp các văn bản chính sách dân tộc ở giai đoạn trước, bước đầu khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải để tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế-xã hội ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Kết quả giải ngân từ năm 2021 – 2023 đã hoàn thành và thanh toán vốn Trung ương đạt 18,9% so với kế hoạch trung hạn, trong đó vốn đầu tư phát triển 19,5%; vốn sự nghiệp 12,3%. Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao. Nhiều chỉ tiêu về hạ tầng, kinh tế-xã hội khác cơ bản đạt so với mục tiêu của chương trình. Chính phủ cam kết hoàn thành giải ngân 100% vốn và đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết Quốc hội đến năm 2025.

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế khi triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể, hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện của Trung ương và địa phương nhiều, ban hành chậm, chưa đồng bộ, còn có vướng mắc nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời; chưa ban hành tiêu chí nông thôn mới phù hợp cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương phân bổ chậm, tỷ lệ đối ứng còn cao; kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; vẫn còn vi phạm trong quản lý tài chính…

Làm rõ thành tựu, hạn chế để đề xuất giải pháp thuyết phục

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tại phiên họp, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cơ bản đồng tình với bố cục, nội dung trình báo cáo kết quả giám sát; đồng thời đề nghị thống nhất cách diễn đạt giữa kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế nhằm đảm bảo tính logic trong đánh giá thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Với nhiều nội dung triển khai thực hiện, bà Nguyễn Thị Thanh cho rằng, điểm nhấn chung của các chương trình mục tiêu quốc gia là việc tổ chức sản xuất, tạo sinh kế cho người dân một cách bền vững. Vấn đề này “đã được đề cập nhưng liều lượng còn ít”. Bởi vì, trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhóm tiêu chí về tổ chức sản xuất là nội dung khó nhất vì liên quan đến phát triển bền vững, gắn với kinh tế nông thôn và vấn đề “tam nông” là nông dân – nông thôn – nông nghiệp.

Do đó, bà Nguyễn Thị Thanh đề nghị, nội dung báo cáo giám sát cần làm rõ, thông tin đậm nét, có trọng tâm, trọng điểm hơn trong từng chương trình liên quan đến việc tổ chức sản xuất, tạo sinh kế cho người dân, để từ đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp thuyết phục, khả thi trong thời gian tới.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá cao Đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn, bởi đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành giám sát giữa kỳ và tiến hành đồng thời với ba chương trình mục tiêu quốc gia có phạm vi rộng, yêu cầu đổi mới rất cao.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, báo cáo còn một số điểm chưa rõ, chưa thống nhất nội dung nổi bật của 3 chương trình nên tính khả thi của các giải pháp rất khó để xem xét thông qua; cần tập trung làm rõ kết quả theo giai đoạn 2020 – 2023 và dự báo giai đoạn 2023 – 2025, thành tựu đạt được cũng như các tồn tại, hạn chế để đề ra giải pháp khắc phụ cụ thể, hiệu quả hơn.

Đề nghị báo cáo cần bám sát một số yêu cầu, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, các nhận định trong báo cáo phải bảo đảm khách quan, chính xác, có cơ sở thực tiễn thuyết phục, phù hợp với các kiến nghị, đề xuất. Số liệu dẫn chứng phải vừa khái quát, vừa cụ thể, minh chứng cho đánh giá mặt được, chưa được và nguyên nhân chủ quan, khách quan. Bên cạnh đó cần chỉ ra trách nhiệm cụ thể của các cơ quan để giải trình, làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của từng hạn chế, bất cập…

Chia sẻ với khó khăn khi thực hiện giám sát cùng lúc ba chương trình với phạm vi rộng, nhiều đầu mối, nhiều chính sách, cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng.., Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, báo cáo cần nêu trọng tâm 3 hạn chế cơ bản: Giải ngân vốn thấp; lồng ghép còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp với thực tiễn cơ sở địa phương. Từ đó đề ra cụ thể những nội dung cần sửa cụ thể, chính xác để việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được thông suốt.

Cùng với việc chia sẻ, nhân rộng mô hình làm tốt, hiệu quả, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các giải pháp cần được tập trung lồng ghép nguồn vốn thực hiện, sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả, không để phát sinh nợ đọng, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn dự án. Việc phân bổ vốn tập trung, cụ thể, rõ ràng, minh bạch, có tính đến các yếu tố đặc thù.

Bên cạnh đó, các địa phương rà soát danh mục dự án để tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn lực và thời gian; hoàn tất việc ban hành văn bản hướng dẫn, rà soát lại các văn bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương trên nguyên tắc phân cấp mạnh mẽ, nội dung dễ hiểu dễ thực hiện; tăng cường kiểm tra, giám sát, qua đó kịp thời phát hiện vấn đề, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng xử lý…



Nguồn

Cùng chủ đề

Cấp bách ổn định đời sống và khôi phục kinh tế sau bão lũ

Trước thiệt hại do mưa bão gây ra đối với người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều giải pháp đã được gấp rút triển khai để ổn định và phục hồi kinh tế tại nhiều địa phương. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng sớm vào cuộc Ngay từ cuối tháng 9.2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Chỉ thị số 04 nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn...

Cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp sau bão lũ

Những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh đang trở nên cấp thiết sau khi bão số 3 để lại hậu quả nặng nề cho các địa phương. Doanh nghiệp cần trợ lực Bộ Kế hoạch và đầu tư thống kê, bão số 3, mưa lũ và sạt lở tại các địa phương gây thiệt hại ước tính đến nay lên tới hơn 60.000 tỷ đồng và GDP năm 2024 có thể giảm 0,15% so với...

Lí do phim Hàn Quốc nên ưu tiên khán giả châu Á

Thời gian qua, nhiều bộ phim Hàn Quốc đều tập trung vào thể loại thế mạnh - hài lãng mạn để thu hút khán giả châu Á. Một tuần trước, Netflix công bố có 3 bộ phim Hàn Quốc là “Nữ hoàng nước mắt”, “Ký sinh thú: Vùng xám” và “Chàng quỷ của tôi” lọt vào bảng xếp hạng 10 chương trình không phải tiếng Anh hay nhất của nền tảng trong nửa đầu năm nay. Theo nhà phê bình văn...

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Cấp bách khôi phục sản xuất, đảm bảo đủ thực phẩm cuối năm

Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm trên 3.700 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; trên 26.000 con gia súc, trên 2,9 triệu con gia cầm bị chết. Đây cũng chính là thiệt hại về nguồn cung thực phẩm lớn cho cuối năm.Trước tình hình này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến về việc sớm khôi...

Người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức, ưu tiên vùng ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không tích trữ nguồn nhu yếu phẩm quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra. Trao đổi nhanh với báo chí sáng ngày 10/9 về kế hoạch đảm bảo phân phối hàng hoá cho các tỉnh, thành đang bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường...

Cùng tác giả

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Tour ngắm chim lên đến chục nghìn USD ở Việt Nam

Tour ngắm chim giá lên tới chục nghìn USD ở Việt Nam ngày càng được khách nhà giàu quan tâm, tạo doanh thu lớn, nhưng chưa nhiều doanh nghiệp khai thác. "Trung bình mỗi du khách chi cho một tour ngắm chim dài ngày từ 4.000 USD đến 10.000 USD, chưa bao gồm vé máy bay", chuyên gia điểu học Nguyễn Hoài Bảo nói. Ông Bảo là CEO Wildtour, công ty khai thác các birdwatching tour (tour ngắm chim) từ năm...

Khát vọng khởi nghiệp xanh bền vững

Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 cho thấy sự nỗ lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cống hiến của những người phụ nữ đã không ngại khó khăn, thử thách để xây dựng các dự án khởi nghiệp mang tính đột phá và tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh. Đây không chỉ là thành quả của sự cố gắng không ngừng, mà còn là minh chứng cho...

Chung kết Anh trai: Công bố 17 người chiến thắng, ai bị loại thì nhận giải an ủi

Chung kết Anh trai vượt ngàn chông gai khép lại với cái kết không gây bất ngờ. Tuấn Hưng tuy mất suất debut ở gia tộc toàn năng nhưng vẫn có giải "an ủi". 17 suất chiến thắng và 10 giải phụ là cái kết "huề cả làng", khép lại những tranh cãi về điểm số tại show Anh trai. Chung kết show Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra tối 19/10. Sau nhiều tuần gây bàn tán trên...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Cùng chuyên mục

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Chủ động, tích cực, bảo đảm tiến độ và chất lượng công tác tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Chiều 18/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ hai. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, sau khi nghe Bộ phận Thường trực của Tiểu ban báo cáo, các đại biểu đã thảo luận về các nội dung: Kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức phục...

Ông Nguyễn Đức Tâm được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, ông Nguyễn Đức Tâm đã được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số 1199/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 17/10. Ngày 18/10, ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, đã được Thủ tướng Chính Phạm Minh Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23 đến ngày 24/10. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm Đại sứ quán và gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Lào

Chiều tối 18/10, đến thăm Đại sứ quán và gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Lào, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Đại sứ quán làm tốt hơn nữa đối với công tác cộng đồng tại Lào, trong đó cần tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của Lào triển khai các biện pháp tổng thể chăm lo, hỗ trợ đồng bào, nhất là ở những khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất