Powered by Techcity

Uông Bí: Phát triển du lịch từ khai thác các giá trị văn hoá bản địa

Cùng với rất nhiều cảnh quan tự nhiên tươi đẹp, TP Uông Bí là địa phương mang trong mình nhiều giá trị văn hoá đặc sắc. Ngoài di sản Yên Tử nổi tiếng, các giá trị văn hoá bản địa đặc trưng đang được thành phố tập trung khai thác, nhằm tạo các sản phẩm du lịch mới, tăng sức hấp dẫn, điểm nhấn để “níu chân” du khách.

Đặc sắc “bảo tàng” văn hoá người Dao Thanh Y

Thượng Yên Công là xã miền núi duy nhất của TP Uông Bí với gần 60% người dân tộc Dao sinh sống. Đặc biệt thôn Khe Sú 2 với 100% người dân đều là đồng bào Dao Thanh Y. Chính bởi vậy, cùng với lợi thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ngay dưới chân non thiêng Yên Tử, địa phương này còn mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc Dao. Tương truyền từ xa xưa, đồng bào ở đây là con cháu của những cung tần, mỹ nữ từng theo vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành, được ở lại sống cuộc sống đời thường, kết duyên với người dân địa phương, sinh cơ lập nghiệp. Không ai biết chắc được câu chuyện trên là thực hay hư nhưng người Dao đã ở đây sinh sống, trở thành cộng đồng dân cư đặc trưng, xây dựng làng bản trù phú. Đến nay, người Dao ở Thượng Yên Công vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống đậm đà với những giá trị văn hoá đặc sắc như: Hội làng, lễ cấp sắc, tục cưới hỏi, ma chay, may thêu trang phục dân tộc, hát đối đáp giao duyên, trò chơi dân gian… Đây là những nét văn hóa đặc trưng có giá trị nhân văn sâu sắc.

TP Uông Bí khai trương Nhà trưng bày không gian văn hoá người Dao Thanh Y. Ảnh: Hoàng Nga

Nhận thấy những thế mạnh về văn hoá bản địa tại xã Thượng Yên Công, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, Uông Bí đã tập trung phát triển sản phẩm văn hoá du lịch mới bằng quyết định xây dựng Nhà trưng bày không gian văn hóa người Dao Thanh Y tại thôn Khe Sú 2 từ quý IV/2023 và mới khánh thành cuối tháng 8/2024. Tổng kinh phí đầu tư công trình là 800 triệu đồng.

Tham quan Nhà trưng bày không gian văn hóa người Dao Thanh Y tại xã Thượng Yên Công, du khách sẽ bị cuốn hút bởi 5 không gian văn hóa người Dao Thanh Y được tái hiện sinh động, với chú thích song ngữ (Việt – Anh). Đó là Không gian trưng bày trang phục nam – nữ dân tộc Dao Thanh Y; Không gian giới thiệu chung Lễ cấp sắc dân tộc Dao Thanh Y (cụm mô hình mô phỏng bằng tượng theo tỷ lệ 1:1 và những hình ảnh, nội dung thuyết minh về nghi lễ cấp sắc); Tái hiện mô hình nhà trình tường của người Dao Thanh Y (được thiết kế mô phỏng); Không gian trưng bày góc bếp người Dao Thanh Y; Không gian trưng bày một số hình ảnh, hiện vật gắn liền với đời sống, sinh hoạt, văn hóa của người Dao Thanh Y.

Nhiều khu vực đặc sắc trong Nhà trưng bày không gian văn hoá người Dao Thanh Y. Ảnh: Hoàng Nga

Gây ấn tượng trong không gian trưng bày có những hiện vật quý, hiếm như: Bộ tranh Phật (cổ) trên 100 năm tuổi của gia đình ông Đặng Văn Sơn (thầy mo, thôn Khe Sú 2, là người uy tín trong xã Thượng Yên Công); hiện vật nồi đồng có niên đại hơn 120 năm tuổi của gia đình ông Lý Đức Hải (thôn Đồng Chanh); hiện vật mâm đồng 100 năm tuổi của gia đình ông Trương Văn Thiện (thôn Tập Đoàn); hiện vật khung cửi dệt vải trên 75 năm tuổi của gia đình bà Trương Thị Bích (thôn Khe Sú 2); cùng nhiều hiện vật quý hiếm khác của người dân trong xã hiến, tặng.

Nhà trưng bày đã trở thành một bảo tàng, trung tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người Dao Thanh Y trên địa bàn TP Uông Bí, một sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn ngay dưới chân di sản Yên Tử mà bất cứ du khách nào sau hành trình đến với non thiêng cũng nên ghé thăm.

Trải nghiệm du lịch cộng đồng mới mẻ

Xác định việc bảo tồn văn hoá người Dao phải gắn chặt với đời sống của đồng bào dân tộc, tạo ra sản phẩm đặc trưng, do đó, thời gian gần đây, TP Uông Bí, xã Thượng Yên Công đã khuyến khích, tạo điều kiện cho du lịch cộng đồng người Dao Thanh Y trên địa bàn phát triển.

Một góc “check-in” cho du khách tại mô hình du lịch cộng đồng người Dao Thanh Y của chị Trương Thanh Hương. 

Hiểu được giá trị văn hoá của địa phương và dân tộc mình, đồng bào người Dao Thanh Y đã bắt tay vào phát triển du lịch cộng đồng. Chị Trương Thị Thanh Hương là một trong những người tiên phong xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại địa phương, đến nay mô hình có tên gọi Tổ hợp tác cộng đồng dân tộc Dao Thanh Y.

Chị Hương chia sẻ: Đi nhiều nơi, thấy đồng bào dân tộc phát triển du lịch cộng đồng, trong khi địa phương mình cũng có nhiều giá trị văn hoá đặc sắc, tôi và gia đình đã quyết tâm xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Khe Sú 2, xã Thượng Yên Công. Dưới sự động viên, hỗ trợ của chính quyền xã, tôi đã mạnh dạn đầu tư vay vốn, đi học tập thêm kinh nghiệm từ các mô hình du lịch cộng đồng và từ tháng 2/2024, chúng tôi bắt đầu đưa mô hình vào hoạt động.

Du khách trải nghiệm dịch vụ ngâm chân thảo dược người Dao. 

Tổ hợp tác cộng đồng dân tộc Dao Thanh Y đầu tư trên diện tích khoảng 300m2 với kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Mô hình có nhiều dịch vụ như: Khu nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sắc của người Dao, dịch vụ ngâm chân, tắm thảo dược của đồng bào Dao Thanh Y… Đến với Tổ hợp tác, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người Dao Thanh Y, xem người phụ nữ Dao mặc trang phục truyền thống, giới thiệu cho du khách về nghệ thuật thêu thổ cẩm đặc sắc; thưởng thức các tiết mục văn nghệ, thể thao cộng đồng hay thưởng thức những món ăn truyền thống mang đậm hương vị núi rừng, mộc mạc mà cuốn hút. Sau những giờ trải nghiệm, du khách sẽ được chăm sóc, thư giãn trong bài thuốc lá tắm hoặc ngâm chân bằng thảo mộc vốn đã rất nổi tiếng của người Dao.

Từ thời điểm đầu tư đến nay, với sự mới mẻ và đặc sắc, Tổ hợp tác đã bắt đầu thu hút khách. Trong hành trình tham quan, chiêm bái tại di sản Yên Tử, du khách đã có thêm một điểm đến nghỉ ngơi, thư giãn, trải nghiệm văn hoá độc đáo của người dân bản địa. Hơn thế nữa, hiện nay khi có thêm sản phẩm du lịch Nhà trưng bày không gian văn hóa người Dao Thanh Y, 2 sản phẩm du lịch mới này sẽ tạo thành những điểm nhấn du lịch đặc sắc, phong phú trong hành trình tham quan, du lịch quần thể Khu di tích và danh thắng Yên Tử, tạo thêm sức hút với du khách.

Với mô hình này, thường xuyên có 4 lao động địa phương được sử dụng và một số lao động thời vụ. Ngoài ra, bà con đồng bào dân tộc Dao Thanh Y cũng trực tiếp tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao cộng đồng theo nhu cầu của du khách.

Du khách nước ngoài trải nghiệm ẩm thực bản địa của người Dao. 

Cùng với mô hình của chị Trương Thị Thanh Hương, bà con trên địa bàn xã cũng đã biết tận dụng thế mạnh địa phương để phát triển các mô hình phục vụ du lịch như: Mô hình du lịch cộng đồng của gia đình ông Trương Văn Dương (tại xóm Gốc Đa, thôn Khe Sú 2), mô hình hầm rượu mơ Quang Vinh. Nhờ đó, bà con người Dao tại đây vừa giữ gìn, phát huy được văn hoá truyền thống, vừa phát triển được du lịch, nâng cao đời sống của bản thân.

Bà Phạm Thị Phương Thúy, Phó Chủ tịch UBND xã, khẳng định: Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ môi trường sinh thái, mà còn là hình thức để bảo tồn, phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Đây cũng là một trong những giải pháp để địa phương phát huy bản sắc văn hoá đồng bào dân tộc, gìn giữ, bảo vệ, góp phần làm giàu giá trị di sản Yên Tử. 

Nhằm phục vụ nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng người Dao trên địa bàn, xã Thượng Yên Công cũng lên kế hoạch tổ chức mở lớp dạy nấu ăn và thêu thổ cẩm người Dao cho nhân dân tại xã mong muốn bảo tồn văn hoá bản địa và phát triển du lịch địa phương.

Nghề thêu thổ cẩm truyền thống được giới thiệu tại mô hình du lịch cộng đồng. Ảnh: Nguyễn Trang

Phát huy, kết nối với sản phẩm du lịch bài bản

Không phải đến hiện tại văn hoá bản địa của đồng bào Dao Thanh Y tại Thượng Yên Công mới được khai thác, phát triển du lịch. Trước đó, Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đã có tầm nhìn và sự đầu tư quy mô lớn cho những sản phẩm du lịch mang đậm giá trị văn hoá địa phương. Điều đặc biệt, không chỉ khai thác các giá trị của di sản Yên Tử gắn với Phật giáo Trúc Lâm, Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đã tập trung tìm ra thêm những sản phẩm du lịch mới bằng việc khai thác vốn văn hoá bản địa. Du khách đến với Làng Nương Yên Tử sẽ không khỏi ấn tượng với trải nghiệm hoà mình trong những tiết mục biểu diễn văn hoá văn nghệ của người Dao trên địa bàn trong “Yên Tử – Đêm hội làng”.

Với việc đầu tư bài bản cho chương trình, Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đã giới thiệu đến du khách những nét văn hóa đặc sắc nhất trong hội làng của người Dao Thanh Y sinh sống dưới chân non thiêng Yên Tử. Đó là hội làng với đầy đủ phần lễ được thực hiện bởi thầy mo trong các nghi thức cầu khấn linh thiêng; đó là phần hội với các trò chơi dân gian như: Đánh cờ, ném còn, kéo co, bắn nỏ hay đẩy gậy, đi cà kheo; đó là cùng nhau hát đối giao duyên. Trải nghiệm sẽ đem tới cho du khách sự tò mò đến thích thú bởi được hoà mình trong sinh hoạt tinh thần và tâm linh của cộng đồng người Dao Thanh Y trực tiếp và sống động.

Chương trình “Yên Tử – đêm hội làng” thu hút du khách trải nghiệm văn hóa đặc sắc trong hội làng của người Dao Thanh Y.

Chị Lê Thu Hiền, du khách Hà Nội chia sẻ: Kỳ nghỉ vừa qua tôi và gia đình đã có những ngày nghỉ tuyệt vời tại Làng Nương sau hành trình tham quan Khu di tích và danh thắng Yên Tử. Lưu trú qua đêm tại đây, chúng tôi được trải nghiệm không khí của Đêm hội Làng Nương rất lạ, độc đáo; thực sự ấn tượng với văn hoá của người Dao tại đây. 

Từ Yên Tử, du khách sẽ được kết nối tới các điểm du lịch văn hoá tại khu vực xã Thượng Yên Công nhằm gia tăng trải nghiệm văn hoá bản địa, kéo dài thời gian lưu trú, tăng sử dụng dịch vụ; góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Đồng thời, người dân bản địa từ đó sẽ tự ý thức bảo tồn, phát huy và lan toả các giá trị văn hoá của địa phương.

Biểu diễn tiết mục văn nghệ của người Dao Thanh Y phục vụ du khách nước ngoài tại xã Thượng Yên Công.

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, nhất là đối với thị trường khách quốc tế. Do đó, phát huy các giá trị văn hóa bản địa sẽ góp phần tạo nên những sản phẩm khác biệt, tạo dấu ấn và điểm nhấn trong phát triển du lịch của mỗi địa phương. 

Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 30/10/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh “về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”, với mục tiêu đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 500.000 lượt khách du lịch quốc tế, TP Uông Bí đang tập trung nỗ lực bảo tồn, phát huy và khai thác thế mạnh các giá trị văn hóa, trong đó có văn hoá bản địa. Từ đó, gia tăng sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và đặc sắc, tạo sức hút cho du lịch địa phương bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống; khẳng định thương hiệu du lịch Uông Bí.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ban Thường vụ Thành ủy Uông Bí kiểm điểm đánh giá xếp loại tập thể, cá nhân năm 2024

Ngày 11/12, Ban Thường vụ Thành ủy Uông Bí tổ chức hội nghị kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị năm 2024. Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh dự hội nghị. Năm 2024, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tập thể Ban Thường vụ Thành ủy Uông Bí đã thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức...

TP Uông Bí: Siết chặt quản lý, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản

Cùng với tài nguyên than, TP Uông Bí còn có nguồn tài nguyên khoáng sản như cát, đất sét, đá vôi. Đây là điều kiện thuận lợi đối với ngành công nghiệp khai thác than, vật liệu xây dựng... nhưng cũng tiềm ẩn những vi phạm, do đó các cơ quan chức năng của thành phố coi trọng công tác quản lý, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến tài nguyên than, khoáng sản. Hiện trên địa bàn...

Khi nhân dân đồng thuận, chung tay

Những ngày gần đây, 2 dự án chỉnh trang tuyến phố Hoàng Quốc Việt và tuyến phố Thanh Sơn đang được TP Uông Bí triển khai tích cực, đạt tiến độ đề ra. Kết quả này đến từ nhiều phía, trong đó có sự đồng lòng ủng hộ của đông đảo nhân dân trên địa bàn.  Tuyến phố Hoàng Quốc Việt đoạn từ cầu Trung đoàn đến phố Tuệ Tĩnh có chiều dài khoảng 1,18km, đi qua địa bàn 4...

Bảo tồn nhà truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số: Đừng để quá muộn

Là không gian văn hóa gắn với đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, những ngôi nhà truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh còn thể hiện quan niệm về vũ trụ, nhân sinh và niềm tin trong cuộc sống… Đáng buồn là những ngôi nhà này đang dần biến mất và rất cần phải được khoanh vùng bảo vệ “khẩn cấp” cho mục tiêu bảo tồn văn hóa và...

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Cùng chuyên mục

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Tour tàu xuyên Việt giá hơn 200 triệu đồng mỗi khách

Chuyến tàu hạng sang với giá vé lên tới hơn 200 triệu đồng mỗi khách khởi hành từ ga Sài Gòn, đưa 13 khách quốc tế đi xuyên Việt trong 7 ngày 6 đêm. Theo đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Việt Nam, chuyến tàu hỏa cao cấp xuyên Việt đầu tiên mang ký hiệu SE61, khởi hành từ ga Sài Gòn ngày 18/12, dừng tại ga Phan Thiết hôm 19/12. Tàu sau đó di chuyển...

Khai thác du lịch từ nghệ thuật hát xẩm

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh vừa tổ chức giới thiệu trải nghiệm nghệ thuật hát xẩm trung tuần tháng 12/2024. Đây cũng là gợi mở để xây dựng một sản phẩm, trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn. Theo đó, trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể Quảng...

Độc đáo homestay Hương Hồi Quế

Homestay là loại hình lưu trú đặc thù không còn xa lạ tại Bình Liêu. Hầu hết các homestay của Bình Liêu đều được hướng dẫn phát triển theo hướng để du khách được cùng ăn, cùng nghỉ, cùng sinh hoạt và trải nghiệm như một người dân bản địa thực thụ. Nằm ở vị trí thuận lợi tại thôn Khe Tiền (xã Đồng Văn) homestay Hương Hồi Quế mới hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo thêm...

Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước dịch vào năm 2025, với 18 triệu lượt khách quốc tế và đóng góp trực tiếp 6-8% vào GDP. Mục tiêu được đưa ra trong buổi hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" sáng nay. Cục phó Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết du lịch Việt thời...

Dân châu Á đắn đo giá cả khi du lịch, khách Việt thoải mái hơn

Mặc dù nhạy cảm với giá cả ít hơn so với khu vực, 37% du khách người Việt vẫn coi giá cả là yếu tố quan trọng khi chọn chỗ ở, xếp trên các yếu tố khác như sự thoải mái và các sáng kiến bền vững. Theo khảo sát của Traveloka, phần lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, yếu tố nhạy cảm về giá cả đóng vai trò quan trọng. Gần một nửa số du khách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất