Powered by Techcity

Ứng phó nguy cơ thiếu điện

Sự cố 23 ngày thiếu điện trong năm 2023 được cho là bài học đắt giá, gây ảnh hưởng lớn tới môi trường đầu tư, kinh doanh. Chính vì vậy, Chính phủ và các bộ, ngành đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập, bảo đảm cung ứng điện cho năm 2024.

Cảnh báo cao điểm nắng nóng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam dự báo, nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng cao, dự báo bình quân 9%/năm, tương ứng công suất tăng 4.000- 4.500 MW/năm. Trong khi đó, nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành năm 2024 chỉ là 1.950MW và năm 2025 là 3.770MW, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Trung và miền Nam.

Công suất dự phòng của hệ thống điện miền Bắc thấp nhưng nhu cầu điện tăng trưởng tới 10%/năm. Do vậy, miền Bắc có khả năng thiếu công suất đỉnh vào cao điểm nắng nóng tháng 6 – 7/2024.

Ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, hiện nay ở khu vực miền Bắc có rất nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp, khách hàng lớn đăng ký với quy mô lớn kéo theo mức tăng trưởng điện sử dụng của tổng công ty từ 8,7% – 13,7%.

Đại diện tổng công ty đưa ra 2 kịch bản cấp điện năm 2024. Theo đó, với kịch bản kiểm tra và với phương án cao dự báo phụ tải, EVNNPC có thể thiếu từ 1.200 – 2500 MW vào cuối tháng 5 đến tháng 7.

Công nhân điều khiển tại trạm biến áp 500 KV Nghi Sơn. Ảnh: TTXVN phát

Trong các tháng cuối năm, dự kiến nhu cầu sử dụng điện cũng ở mức cao và nguy cơ thiếu nguồn từ 200 – 400MW. Năm 2024, theo tính toán của EVN, việc cân đối cung – cầu điện được tính toán với dự báo tăng trưởng phụ tải điện cơ sở 8,96%. Trong cả 2 kịch bản lưu lượng nước về bình thường (tần suất nước về 65%) hoặc cực đoan (tần suất nước về 90%), hệ thống điện miền Bắc vẫn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về công suất đỉnh tại một số thời điểm nắng nóng, đặc biệt có thể xuất hiện tình trạng thiếu công suất (khoảng 420 – 1.770MW) trong một số giờ cao điểm các tháng 6 và 7.

Trước đó, Bộ Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo, năm nay trường hợp lưu lượng nước về các hồ thủy điện bình thường, hệ thống điện quốc gia cơ bản đủ điện. Song, miền Bắc vẫn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về công suất đỉnh tại một số thời điểm (từ 13 – 16 giờ, 19 – 22 giờ) trong các ngày nắng nóng.

Trường hợp cực đoan, nước về hồ thủy điện thấp, việc cung ứng điện cho miền Bắc khó khăn hơn. Dự báo miền Bắc có thể thiếu 420 -1.770 MW công suất điện trong một số giờ cao điểm các tháng 6 và 7.

EVN vẫn báo lỗ

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, hai năm qua, EVN gặp khó khăn về cân đối tài chính và thách thức lớn nhất năm 2024 vẫn là đảm bảo tài chính, cung ứng điện. Năm nay dự báo sản lượng điện thương phẩm tối đa 269,3 tỷ kWh. EVN lên kế hoạch yêu cầu đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế – xã hội với GDP tăng 6 – 6,5%.

Lãnh đạo EVN nhìn nhận, cung ứng điện vẫn khó khăn do phụ thuộc diễn biến bất thường thời tiết, mất cân đối cung cầu giữa các miền. Chẳng hạn, miền Bắc không có dự phòng về nguồn nhưng lại là nơi có nhu cầu sử dụng điện tăng 9 – 10% mỗi năm.

Các tập đoàn Nhà nước chỉ quản lý trên 47% nguồn điện, trong đó EVN là 37,5%, còn lại phụ thuộc vào các nguồn điện bên ngoài. Điều này gây khó khăn trong quản lý vận hành hệ thống điện. Cùng đó, việc đầu tư xây dựng các dự án nguồn, lưới điện vẫn khó khăn về thủ tục, vốn, bố trí quỹ đất và bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Về tình hình tài chính, ông Tuấn cho biết sau hai lần được tăng giá bán lẻ điện bình quân vừa qua (thêm 7,5%), vẫn không đủ bù đắp chi phí sản xuất do các thông số đầu vào duy trì ở mức cao. EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ hai liên tiếp.

Tổng giám đốc EVN kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét cho tập đoàn này loại trừ một số yếu tố khỏi khoản lỗ, để có nguồn trả lương cho người lao động. Ông Tuấn cũng kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, đánh giá lại thị trường điện để điều chỉnh, có thị trường điện minh bạch hơn thời gian tới.

Trước nhiều khó khăn về tài chính, cung ứng điện của EVN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương đang rà soát chính sách, đề xuất sửa Luật Điện lực và dự kiến trình Quốc hội thông qua trong năm nay. Trong đó, các kiến nghị của EVN về cơ chế phát triển năng lượng, thị trường, giá sẽ được ghi nhận trong quá trình sửa luật, các văn bản hướng dẫn để EVN hoạt động thuận lợi hơn. EVN cần chuẩn bị kịch bản, nhất là kế hoạch cung ứng điện mùa khô, để đảm bảo tuyệt đối không thiếu điện như năm 2023, theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Ở góc độ chuyên gia, PGS.TS Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc nhìn nhận, ngành vẫn còn nhiều bất cập từ quy hoạch đến tổ chức quy hoạch ở cả 3 khâu: Sản xuất, truyền tải và phân phối. Trong bối cảnh giá dầu, giá xăng, giá khí đốt đều tăng nhưng giá điện chỉ điều chỉnh tăng 7,5% trong 4 năm qua dẫn tới tình trạng ngành điện hoạt động tương đối khó khăn. Do đó, cần “trả” giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ.

PGS.TS. Bùi Xuân Hồi cũng đề xuất, để bảo đảm cung ứng điện năm 2024, Chính phủ và Bộ Công Thương cần có các kịch bản khác nhau để ứng phó với những biến động khó lường về sản xuất, cung ứng điện. Ngoài nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn, lưới điện trọng điểm, đưa vào vận hành những nguồn điện mới, cần bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành tối ưu các nguồn điện hiện có; dự phòng phương án nhập khẩu điện. Đồng thời, công tác dự báo cũng cần chuẩn xác hơn để khai thác hài hòa nguồn thủy điện và nhiệt điện.

Hướng tới tự chủ, bảo đảm an ninh năng lượng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, năm 2024, Bộ sẽ chủ động, tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp với tinh thần nỗ lực cao nhất, nhằm bảo đảm cung ứng điện cho năm 2024.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” có ý nghĩa rất to lớn, đặc biệt là đúng thời điểm xây dựng chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn từ 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050, thích ứng với tình hình mới của thế giới.

Với vai trò, trách nhiệm là thành viên Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, gồm Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII); Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia. Việc triển khai thực hiện tốt các quy hoạch này sẽ góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời, thể chế hóa thị trường hiện đại theo hướng nâng cao hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận, năm 2023, việc đảm bảo năng lượng trong nước, nhất là năng lượng điện gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Bộ Công Thương đã chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định theo chức năng, thẩm quyền được phân công. Từ đầu năm đến hết năm 2023, bên cạnh các cuộc họp với các tập đoàn năng lượng (EVN, TKV, PVN), Bộ Công Thương đã kịp thời ban hành kế hoạch cung ứng điện và biểu đồ cung cấp than, khí cho phát điện hằng năm; đồng thời có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp cấp bách để đảm bảo cung ứng nhiên liệu than, khí cho phát điện và chỉ đạo công tác vận hành cung cấp điện.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, về định hướng năm 2024 và các năm tiếp theo, với vai trò là cơ quan quản lý ngành, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung có nhiệm vụ trọng tâm như: Tham mưu, xây dựng trình các cấp có thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan; ban hành các chương trình, kế hoạch theo thẩm quyền và tăng cường chỉ đạo theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong ngành điện, than, dầu khí; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện sớm đưa vào vận hành các công trình năng lượng điện, dầu khí.., đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia, bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong mọi tình huống.



Nguồn

Cùng chủ đề

Dệt may xoay xở ứng phó ‘bão’ thuế của ông Trump

Mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... đang là những trụ cột chiến lược để ngành dệt may xoay xở trước bão thuế đối ứng 46% của Mỹ. Chia sẻ bên lề Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may, thiết bị, nguyên phụ liệu, vải (SaigonTex - SaigonFabric) 2025, ông Vũ Đức Giang - chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - cho biết thị trường Mỹ hiện...

Bộ Công Thương nêu giải pháp ứng phó căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Theo Bộ Công Thương, kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên ba xu hướng rõ rệt, đó là “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho...

Quảng Ninh chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Bão số 3 (Yagi) đã gây hậu quả nặng nề cho tỉnh, tác động tiêu cực đến SXKD và sinh kế của nhân dân. Bão cũng để lại những bài học lớn về công tác dự báo, ứng phó với thiên tai; những thách thức đặt ra trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) thời gian tới. Bài học từ bão số 3 Bão số 3 đã để lại những tổn thất nặng nề cho Quảng Ninh. Ngay sau...

Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện?

Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), tăng giá theo nhận định là có tác động tới doanh nghiệp, nhưng sẽ không lớn. Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 4,8% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và...

Thủ tướng: Toàn xã hội chung tay ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung cứu hộ, cứu nạn với người bị nạn, mất tích; cứu chữa những người bị thương; lo hậu sự cho người xấu số; nhanh chóng ổn định tình hình. Chiều 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về xây dựng pháp luật. Dự Phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam

Hội nghị tập trung vào các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, chung tay xây dựng một thế giới hòa bình, an toàn, bình đẳng, thịnh vượng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chiều 16/4, tại Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Việt Nam năm 2025 có chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về đề xuất đặt tên đơn vị hành chính cấp xã mới

Ngày 16/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghe và cho ý kiến về đề xuất phương án đặt tên, địa điểm đặt trụ sở của đơn vị hành chính cấp xã mới sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh. Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã tổng hợp ý kiến đề xuất phương án đặt tên, địa điểm đặt trụ sở...

Giá xăng dầu dự báo tiếp đà giảm trong kỳ điều hành ngày mai 17/4

Giá xăng dầu trong nước ngày mai (17/4/2025) dự báo tiếp tục giảm theo giá thế giới. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm 330-420 đồng/lít.Ngày mai (17/4/2025) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Lúc 6h sáng nay 16/4, giá dầu WTI ở...

Địa đạo Củ Chi: Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử nơi “đất thép thành đồng”

Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân, dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trải qua thời gian dài kháng chiến cứu nước, Khu di tích Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) ngày nay không chỉ mang giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa mà...

Việt Nam thu hút cựu binh Mỹ và du khách quốc tế dịp 30/4

Những địa điểm diễn ra nhiều trận đánh lớn và vang dội thời kháng chiến chống Mỹ thu hút đông đảo cựu binh từ hai đầu chiến tuyến ghé thăm dịp 30/4. Một số người nhớ về cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam qua tên các trận đánh lớn, số khác nhớ qua các bộ phim và sách lịch sử. Với hàng nghìn người Việt và Mỹ, họ biết đến cuộc kháng chiến này qua các nghĩa trang...

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu dự báo tiếp đà giảm trong kỳ điều hành ngày mai 17/4

Giá xăng dầu trong nước ngày mai (17/4/2025) dự báo tiếp tục giảm theo giá thế giới. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm 330-420 đồng/lít.Ngày mai (17/4/2025) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Lúc 6h sáng nay 16/4, giá dầu WTI ở...

Đồng Yên gặp thời, ngày càng tăng giá

Đồng Yên tăng giá mạnh khi lo ngại thương mại gia tăng và kỳ vọng BoJ tiếp tục nâng lãi suất trong năm 2025.Tỷ giá đồng Yên hôm nayTheo ghi nhận của Lao Động, ngày 16.4, đồng Yên Nhật (JPY) tiếp tục tăng giá so với đồng USD, kéo tỷ giá USD/JPY lùi dần về mốc giữa 142.00. Nguyên nhân chính đến từ lo ngại leo thang liên quan đến các chính sách thương mại của Mỹ, khiến nhà...

Mỹ tăng nhập rau quả Việt Nam

Trong 3 tháng đầu năm, Mỹ đã chi hơn 100 triệu USD nhập khẩu rau quả Việt, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 477 triệu USD, tăng 52,1% so với tháng trước.Tuy nhiên, lũy kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 1,16 tỷ USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái.Cụ thể,...

Giá vàng vượt 115 triệu một lượng

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng 7,5-8 triệu đồng trong ngày, lên 115,5 triệu đồng mỗi lượng vào chiều 16/4. Bảng giá vàng của các thương hiệu kinh doanh trong nước liên tục "nhảy". Trong khoảng 2 giờ đồng hồ, các doanh nghiệp đã 4 lần thay đổi giá. Lúc 15h, mỗi lượng vàng miếng được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức kỷ lục 113 - 115,5 triệu đồng một lượng, tăng...

Sầu riêng đông lạnh – cánh cửa tỷ USD

Doanh nghiệp cho biết xuất khẩu sầu riêng đông lạnh ít rào cản kỹ thuật, đồng thời sản phẩm có thể đến mọi nơi ở Trung Quốc. Lô hàng 24 tấn sầu riêng đông lạnh từ Đăk Lăk đã được doanh nghiệp hoàn tất thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc hôm 24/3. Đây là lô hàng đông lạnh đầu tiên được xuất khẩu sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất nhập khẩu vào tháng...

Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu

Nhiều nhà băng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu, bất động sản... Chuyên gia cho rằng, nợ xấu tăng và còn nhiều thách thức trong xử lý.Rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồngNgân hàng Sacombank vừa thông báo bán đấu giá tài sản của Công ty Cổ phần địa ốc Vạn Phát tính đến 27/4/2021 là hơn 596 tỷ đồng, trong đó nợ gốc hơn 188...

Giá vàng tiếp tục lên 111 triệu một lượng

Giá vàng trong nước tới đầu giờ trưa nay tăng mạnh 3-5 triệu đồng một lượng so với đầu ngày và cao hơn thế giới 7-8 triệu đồng. Lúc 10h30, mỗi lượng vàng miếng SJC tăng mạnh lên vùng 108,5 - 111 triệu đồng. Tổng cộng, các thương hiệu nâng giá mua bán vàng miếng thêm 3 triệu đồng trong buổi sáng nay. Vàng nhẫn trơn hiện cũng tăng mạnh 5 triệu đồng mỗi lượng sau hai lần điều chỉnh, lên...

Tàu hỏa, máy bay, đường sắt ‘nóng’ từng ngày trước cao điểm du lịch 30/4 – 1/5

Còn 2 tuần nữa sẽ đến kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 - 1/5 và được dự báo là cao điểm du lịch nội địa. Trước nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, Bộ Xây dựng đã yêu cầu tăng chuyến, kiểm soát giá vé và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.Bộ Xây dựng ráo riết chỉ đạoĐể tăng cường công tác vận tải phục vụ nhân dân đi lại dịp nghỉ...

Ớt, chanh leo, tổ yến Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Việt Nam - Trung Quốc ký Nghị định thư, mở đường cho các sản phẩm như ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo xuất sang thị trường tỷ dân. Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngày 14-15/4, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung. Theo Tuyên bố chung, hai bên ký Nghị định thư với các sản phẩm xuất khẩu từ Việt...

Sắp có một “ốc đảo thiên đường” đậm chất Địa Trung Hải tại Vinhomes Royal Island

Đón đầu xu hướng nghỉ dưỡng ngắn ngày đang lên ngôi tại miền Bắc, Vinhomes sắp mang tới cho thị trường BĐS một siêu phẩm mang phong cách Địa Trung Hải phóng khoáng và quyến rũ. Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp diệu kỳ của Isola Bella - viên ngọc xanh ở miền Bắc nước Ý, phân khu Isla Bella hứa hẹn kiến tạo một “ốc đảo thiên đường” giữa lòng “đảo tỷ phú” Vinhomes Royal Island.  Tái hiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất