Powered by Techcity

Từ vùng quê lúa tới TP Đông Triều hôm nay

Mang trong mình bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử, Đông Triều đã vươn lên không ngừng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị, góp phần nâng cao cả về chất và lượng đời sống nhân dân. Đó là một hành trình dài với nhiều gian nan, quyết tâm, nỗ lực vượt bậc để đưa vùng quê lúa năm xưa trở thành thành phố trẻ của Quảng Ninh hôm nay.

Đông Triều là khu vực cửa ngõ phía Tây của Quảng Ninh, có địa thế khá đặc biệt với lưng tựa núi và hướng ra sông lớn. Nơi đây cho tới giờ vẫn còn dấu tích những ngôi chùa như chùa Quỳnh Lâm được xây dựng từ thời nhà Lý, với tấm bia đá lớn đã tồn tại qua cả nghìn năm mưa nắng thời gian và biết bao biến động của thời cuộc. Xa xưa hơn nữa, từ thời Hai Bà Trưng đã xuất hiện nữ tướng Lê Chân ở làng Vẻn, thuộc xã Thuỷ An bây giờ…

Chùa Quỳnh Lâm xây dựng từ thời nhà Lý, mới được trùng tu lại vào năm 2020.

Vùng đất Đông Triều cũng là một vùng trầm tích văn hoá lớn của nhà Trần với hệ thống đền, chùa, miếu, lăng tẩm dày đặc, đã được đặc cách công nhận là di tích quốc gia từ đợt đầu tiên năm 1962, cho thấy quá khứ vàng son nơi đây. Qua kết quả nghiên cứu, khảo cổ của các nhà khoa học, nhiều khoảng trống về các di sản nhà Trần đã từng bước được lấp đầy, khẳng định Đông Triều là quê gốc của nhà Trần, một triều đại văn trị – võ công hiển hách bậc nhất trong lịch sử nước ta.

Sau này, hệ thống di sản nơi đây vốn bị phá huỷ vì nhiều lý do dần được khôi phục lại, từ đền An Sinh, am – chùa Ngọa Vân (nơi vua Trần Nhân Tông hoá phật), Thái miếu (nơi thờ hoàng tộc nhà Trần) rồi chùa Trung Tiết, Quỳnh Lâm, Cảnh Huống, Hồ Thiên, các lăng tẩm vua Trần… Cả một vùng di sản nhà Trần hơn 2.000ha đã được quy hoạch, tạo thành một vùng du lịch văn hoá tâm linh đặc sắc. Đây cũng là hợp phần quan trọng nằm trong Quần thể di tích – danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc đang được đề xuất UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Nhạ, nguyên Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Triều, từng bày tỏ: Đông Triều là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá từ xa xưa, để lại nhiều dấu tích tốt đẹp, giá trị. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng, nhận thức của con người Đông Triều xưa nay với niềm vinh dự, tự hào về truyền thống quê hương, tổ tiên xưa.

Quá trình xây dựng nông thôn mới giúp nâng cao đời sống nông dân, phát triển kinh tế nông nghiệp giá trị cao của Đông Triều.

Viết tiếp truyền thống tốt đẹp đó, khi thực dân Pháp xâm lược và khai thác khu mỏ Mạo Khê – mỏ than đầu tiên của Quảng Ninh trên đất Đông Triều, phong trào cách mạng nơi đây sục sôi với sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Vùng mỏ, có nhiều đồng chí tiền bối của Đảng về sinh hoạt, như Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Đức Cảnh…

Ông Nhạ nhớ lại: Chiến khu Đông Triều ra đời rất sớm và lấy được chính quyền sớm nhất trong cả nước, sau ngày 8/6/1945 đã thành lập được chính quyền cách mạng từ huyện xuống cơ sở. Chỉ từ tháng 3 đến tháng 8/1945, Chiến khu đã làm đúng sứ mệnh lịch sử của mình và đạt thành tích rất to lớn, không chỉ giải phóng Đông Triều mà còn giải phóng hết khu Đông Bắc, TP Hải Phòng. Đến năm 1947 thì Pháp đánh đến và chiếm hẳn Đông Triều, mở ra cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Đông Triều. Căn cứ của huyện ở trong rừng, còn ở các làng hình thành nên các vùng du kích, như du kích Yên Đức, Nguyễn Huệ… Pháp có thể càn quét các làng nhưng vào rồi lại phải ra, du kích chống càn, người ta bám đất, bám làng ghê lắm.

Đông Triều thời bình tự hào là huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh với nhiều thành tựu quan trọng trong thuỷ lợi hoá, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, dồn điền đổi thửa xây dựng các vùng canh tác lúa, hoa màu tập trung, các vùng cây ăn quả đặc sản… Các cơ sở hạ tầng điện – đường – trường – trạm cũng được quan tâm, tạo nên những kết quả nổi bật trong toàn tỉnh. Đông Triều về đích huyện nông thôn mới đầu tiên của miền Bắc từ năm 2015. Năm 2020, 100% xã của Đông Triều về đích nông thôn mới nâng cao và tiếp tục hành trình nâng chất, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Qua đó nâng cao thu nhập và mức sống người nông dân, thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp giá trị cao và phát triển bền vững của địa phương.

Cầu Triều nối Đông Triều với thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương được xây dựng và đi vào hoạt động từ đầu năm 2021. Ảnh: Lê Đại (CTV)

Về phát triển đô thị, vào năm 2015, Đông Triều đã được nâng cấp từ huyện lên thị xã, đến năm 2020 được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III. Thời gian qua, thị xã đã đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng. Giai đoạn từ năm 2021-2025, Đông Triều đã huy động 27.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và xã hội hóa để đầu tư nâng cấp đồng bộ hạ tầng giao thông, kỹ thuật, đô thị, hệ thống cấp thoát nước và nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Nói riêng về hạ tầng giao thông, Đông Triều hiện đã có các tuyến đường kết nối vùng, bao gồm Quốc lộ 18, cầu Đông Mai (nối TP Chí Linh, Hải Dương), cầu Triều (nối thị xã Kinh Môn, Hải Dương) và các tuyến đường tỉnh được nâng cấp. Bên cạnh đó, cầu Lại Xuân (nối với huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), tuyến đường ven sông nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều đang được xây dựng, hứa hẹn mở ra triển vọng phát triển cho khu vực phía tây Quảng Ninh. Với quan điểm phát triển đô thị trong nông thôn, phố trong làng, nhiều làng quê của Đông Triều ngày càng trở nên xanh – sạch – đẹp…

Ngày 28/9/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Đông Triều và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/11/2024. Đây là cơ hội để vùng đất giàu truyền thống văn hoá, cách mạng này tiếp tục hành trình phát triển đi lên với vị thế mới, khí thế mới, sức sống mới của thành phố trẻ hôm nay.  



Nguồn

Cùng chủ đề

Lấy người dân làm trung tâm trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hôm nay, 1/1/2024, theo Nghị quyết số 1199/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025, Quảng Ninh chính thức có thêm TP Đông Triều và giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã. Như vậy, từ ngày hôm nay, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện, 1 thị xã và 5 thành phố; 171 đơn vị hành chính cấp xã,...

Hướng tới thành phố Đông Triều

Quảng Ninh hiện có 4 thành phố trực thuộc là Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí. Hiện Quảng Ninh cùng với Bình Dương là 2 tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam. Trong hành trình phát triển thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng Đông Triều là thành phố thứ 5. Để hiện thực hoá mục tiêu này, các cấp uỷ, chính quyền, người dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TX Đông...

Còn mãi những giá trị di sản nhà Trần…

Vào ngày 12 và 13/12 tới đây, các nghi lễ tưởng niệm 715 năm Ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1/11 âm lịch) sẽ lần lượt được tổ chức tại chùa Ngoạ Vân (TX Đông Triều) và Cung Trúc Lâm Yên Tử (TP Uông Bí). Mỗi năm đến dịp này, các tăng, ni, phật tử, du khách lại hành hương về miền đất Phật, cùng nhau tưởng niệm công đức của Phật hoàng, vị vua đã...

Cùng tác giả

Những biểu tượng du lịch Việt Nam được Daily Mail ca ngợi

17 tấm ảnh về cảnh đẹp dọc Việt Nam của nhiếp ảnh gia Daniel Kordan trên tờ Daily Mail của Anh cùng các diễn đàn du lịch đang gây ấn tượng mạnh với độc giả quốc tế. Từ vẻ đẹp siêu thực giữa mây trời của Cầu Vàng đến biển mây kỳ vĩ trên đỉnh núi Bà Đen được tờ báo Anh nhận xét là “khiến bạn muốn đặt vé máy bay lên đường ngay và luôn”. Mới đây, tờ Daily...

Hàng hóa Việt Nam “rộng cửa” ở thị trường Anh

Nhiều hàng hoá của Việt Nam như bưởi, chuối, trà, dệt may… đã được xuất khẩu sang Anh và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng tại thị trường này. Nông sản Việt nô nức sang Anh Cuối tháng 10 vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Yên Sơn và Công ty CP R.Y.B tổ chức Lễ xuất khẩu sản phẩm bưởi Soi Hà (huyện Yên Sơn) sang...

TP Hạ Long tổng kết nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024

Ngày 26/11, TP Hạ Long tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QS-QPĐP) năm 2024.  Năm 2024, TP Hạ Long đã triển khai, tổ chức thực hiện hoàn thành toàn diện nhiệm vụ QP-QSĐP, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt và xuất sắc như: Công tác sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập; quản lý đất và công trình Quốc phòng; công tác động viên, tuyển quân, tuyển sinh,...

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (27/11), giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn giảm gần 2 triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn về mức 84 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 82,7- 85,2 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1,9 triệu đồng/lượng mua vào - 1,4 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với sáng qua. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như...

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Sáng 27/11, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với 443 đại biểu tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội. Xác minh tư cách các thành viên khi gia nhập Công đoàn Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày cho thấy, Công đoàn là “tổ chức chính...

Cùng chuyên mục

TP Hạ Long tổng kết nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024

Ngày 26/11, TP Hạ Long tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QS-QPĐP) năm 2024.  Năm 2024, TP Hạ Long đã triển khai, tổ chức thực hiện hoàn thành toàn diện nhiệm vụ QP-QSĐP, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt và xuất sắc như: Công tác sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập; quản lý đất và công trình Quốc phòng; công tác động viên, tuyển quân, tuyển sinh,...

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Sáng 27/11, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với 443 đại biểu tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội. Xác minh tư cách các thành viên khi gia nhập Công đoàn Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày cho thấy, Công đoàn là “tổ chức chính...

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đã được Quốc hội thông qua sáng 27/11, với 430 đại biểu tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội. Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Chủ động chuẩn bị các bước cho đại hội chi bộ

Theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 sẽ hoàn thành trước 15/1/2025. Hiện nay, công tác chuẩn bị đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đang được thực hiện với tinh thần khẩn trương, bài bản, chất lượng và đúng quy định của Đảng. Khu 2, phường Yên Giang, TX Quảng Yên có tổng số 154 hộ, với trên...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất