Powered by Techcity

Trình Quốc hội hai phương án về ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

Phương án thứ nhất chỉ được ghi âm, hình ảnh phiên tòa khi khai mạc và tuyên án; phương án còn lại đề xuất thực hiện theo luật tố tụng.

Quang cảnh phiên họp sáng 28/5. (Ảnh: Thủy Nguyên)

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, sáng 28/5 Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi).

Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến từ kỳ họp thứ 6, nhiều đại biểu băn khoăn về một số nội dung trong đó có quy định việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa.

Chưa thống nhất về phương án ghi âm, ghi hình tại tòa

Trình bày trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có 153 điều; trong đó bỏ 2 điều, bổ sung 2 điều, ghép điều 142 vào điều 143, giảm 1 điều so với dự thảo Tòa án nhân dân Tối cao đã trình Quốc hội.

Liên quan tới hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp (khoản 3 Điều 141), có ý kiến đề nghị quy định hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp như luật tố tụng hiện hành. Có ý kiến đề nghị rà soát quy định để không trái với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai.

Về vấn đề này, Điều 141 dự thảo của Tòa án nhân dân Tối cao trình Quốc hội tại kỳ họp 6 quy định: “Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ và chủ tọa phiên tòa, phiên họp”.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi). (Ảnh: Thủy Nguyên)

Quá trình thảo luận nội dung này còn ý kiến khác nhau. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay có ý kiến đề nghị quy định về hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp như luật tố tụng hiện hành; có ý kiến đề nghị rà soát để không trái với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng tại phiên tòa, việc ghi âm, ghi hình ảnh phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm hoạt động thông tin theo quy định của pháp luật.

“Quy định này còn góp phần bảo đảm tính tôn nghiêm tại phiên tòa, tạo điều kiện cho Hội đồng xét xử điều hành tốt phiên tòa, không bị phân tâm bởi các yếu tố khác”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga giải thích.

Quang cảnh phiên họp sáng 28/5. (Ảnh: Thủy Nguyên)

Đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉnh lý khoản 3, khoản 4 Điều 141 theo hướng: việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử tại phiên tòa, phiên họp phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa; việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Việc ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định. Đồng thời, bổ sung quy định tại khoản 4 về việc Tòa án ghi âm, ghi hình toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn khi cần thiết và việc cung cấp kết quả ghi âm, ghi hình được thực hiện theo quy định của pháp luật; giao Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao quy định chi tiết khoản này.

Một số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định về ghi âm, ghi hình tại phiên tòa, phiên họp trong dự thảo Luật là hẹp hơn so với quy định của các luật tố tụng. Để tạo thuận lợi cho hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp, ý kiến này đề nghị giữ như quy định hiện hành.

Ngoài ra, hai ý kiến khác trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội và và Tòa án nhân dân Tối cao đề nghị quy định khoản 3 Điều 141 như sau: Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định khi có sự cho phép của chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Đồng thời, bổ sung quy định tại khoản 4 về việc Tòa án ghi âm, ghi hình toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn.




Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đang thể hiện theo hai phương án trình xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. Cụ thể

* Phương án 1 (khoản 3 và khoản 4):

Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử tại phiên tòa, phiên họp phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa; việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Việc ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định.

Tòa án tiến hành ghi âm lời nói, ghi hình ảnh toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết khoản này.

* Phương án 2: Không quy định khoản 3 và khoản 4 (Thực hiện theo quy định của các luật tố tụng và pháp luật có liên quan).

Tòa án có thể tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ

Về thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án (Điều 15), nhiều ý kiến tán thành dự thảo Luật về việc Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Nhiều ý kiến không tán thành dự thảo Luật và đề nghị quy định trong một số trường hợp cần thiết, Tòa án thu thập chứng cứ trong hoạt động xét xử.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Nghị quyết số 27 yêu cầu: “Nghiên cứu, làm rõ… những trường hợp tòa án thu thập chứng cứ trong hoạt động xét xử”. Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014 không quy định cụ thể về phạm vi thu thập chứng cứ của tòa án.

Các luật tố tụng quy định các hoạt động/biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ, trong đó Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tố tụng hành chính quy định: nếu đương sự không thu thập được thì có quyền yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ. Từ đó nhiều đương sự không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, ỷ lại cho Tòa án thu thập, dẫn tới nhiều Tòa án quá tải công việc.

Do đó, cần rà soát để quy định lại cho chặt chẽ. Thực tiễn cho thấy, nếu tòa án không thu thập chứng cứ trong một số trường hợp thì có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết vụ án.

Các đại biểu tham dự phiên họp sáng 28/5. (Ảnh: Thủy Nguyên)

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và một số cơ quan, tổ chức hữu quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý Điều 15 dự thảo Luật theo hướng quy định tòa án trực tiếp thu thập tài liệu, chứng cứ và hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để thể chế hóa Nghị quyết 27 và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta, đồng thời rà soát, bố cục lại các khoản trong điều luật cho phù hợp hơn.

Về đổi mới tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử (khoản 1 Điều 4), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, nhiều ý kiến không tán thành quy định đổi mới tòa án nhân dân cấp tỉnh thành tòa án nhân dân phúc thẩm, tòa án nhân dân cấp huyện thành tòa án nhân dân sơ thẩm. Nhiều ý kiến tán thành dự thảo Luật về đổi mới tòa án nhân dân theo thẩm quyền xét xử.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc đổi mới tòa án nhân dân cấp tỉnh thành tòa án nhân dân phúc thẩm, tòa án nhân dân cấp huyện thành tòa án nhân dân sơ thẩm theo thẩm quyền xét xử, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án này thì không thay đổi. Các tòa án vẫn gắn với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh; tòa án nhân dân phúc thẩm vẫn xét xử sơ thẩm một số vụ án.

Quang cảnh phiên họp sáng 28/5.

Quy định này chưa thống nhất về tổ chức với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương và phải sửa đổi một số luật liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời phát sinh một số chi phí (như sửa con dấu, biển hiệu, các loại biểu mẫu, giấy tờ). Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ nguyên quy định của Luật hiện hành về tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện.

Do đại biểu Quốc hội còn có ý kiến khác nhau và Tòa án Nhân dân Tối cao tiếp tục đề nghị đổi mới tòa án nhân dân cấp tỉnh thành tòa án nhân dân phúc thẩm, tòa án nhân dân cấp huyện thành tòa án nhân dân sơ thẩm, nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng 2 phương án tại khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thảo luận.



Nguồn

Cùng chủ đề

Trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Chiều 11/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chiều 11/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới,...

Phương án đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương và giảm 5 bộ

Theo phương án đề xuất, tối thiểu sẽ giảm 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương; tối thiểu sẽ giảm 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ. Ngày 1/12/2024, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng...

Trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT đến hết tháng 6/2025

Chiều 28/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Mở đầu, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Cần tiếp tục giảm thuế VAT 2% nhằm phù hợp với bối cảnh kinh...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam tại Kỳ họp thứ...

Tại cuộc họp chiều tối 6/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi nghe các nội dung báo cáo, thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam và trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh...

Tổ chức lễ giao nhận quân trên cả nước từ ngày 13-15/2

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt và lễ giao nhận quân năm 2025 tại các địa phương diễn ra trong 3 ngày. Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19/6/2015, Quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2025, Hướng dẫn 4705/HD-BQP ngày 31/10/2024 của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công...

Bộ Tài chính tính giảm bậc thuế để bớt gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân

Trong tờ trình đề nghị sửa toàn diện luật thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính kiến nghị giảm bậc thuế và nới khoảng cách giữa các bậc trong biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương. Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: giảm bậc thuế và giãn bậc của biểu thuế lũy tiến từng phần Bộ Tài chính vừa đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình Chính phủ xây...

Tiên Yên tổ chức văn nghệ chào mừng thanh niên lên đường nhập ngũ

Nhằm động viên, cổ vũ tân binh chuẩn bị lên đường nhập ngũ, tối 8/2, tại phố đi bộ, UBND huyện Tiên Yên, phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, chào mừng thanh niên lên đường nhập ngũ năm 2025”. Chương trình nghệ thuật gồm nhiều tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, sôi động do các ca sĩ, diễn viên...

Thủ tướng yêu cầu rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 13CĐ-TTg về việc khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án. Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh...

Tổ chức lễ giao nhận quân trên cả nước từ ngày 13-15/2

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt và lễ giao nhận quân năm 2025 tại các địa phương diễn ra trong 3 ngày. Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19/6/2015, Quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2025, Hướng dẫn 4705/HD-BQP ngày 31/10/2024 của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công...

Tinh gọn bộ máy: Thống nhất, đồng bộ trong cả hệ thống chính trị

Tổng Bí thư đề nghị, các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới. Thành lập các đảng bộ mới, hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận, đây là kết quả nổi bật nhất tuần qua trong thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18. Điều này mang...

Thủ tướng đề nghị tập đoàn THACO nghiên cứu, sản xuất tàu đường sắt tốc độ cao

Sáng 8/2, trong chương trình công tác tại Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm một số cơ sở kinh tế trọng điểm, doanh nghiệp lớn của tỉnh gồm Khu kinh tế mở Chu Lai, cảng biển Chu Lai, sân bay Chu Lai, các nhà máy của tập đoàn THACO, tập đoàn HS Hyosung. Thủ tướng đã tới khảo sát cảng quốc tế Chu Lai, sân bay quốc tế Chu Lai và thăm, làm việc với Công...

Thủ tướng dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng

Sáng 8/2, bắt đầu chương trình công tác tại tỉnh Quảng Nam, địa phương có số liệt sĩ, số Mẹ Việt Nam Anh hùng nhiều nhất cả nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam và Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (xã Tam Phú, TP. Tam Kỳ). Trong không khí thiêng liêng, Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác...

Khắc phục việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước dàn trải, không hiệu quả

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan cần lưu ý khắc phục việc phân bổ nguồn vốn dàn trải, không hiệu quả; bảo đảm việc phân bổ hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực. Chiều 7/2, dưới...

Chủ động phương án đảm bảo an toàn cho đại hội đảng các cấp

Với yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn cho đại hội đảng bộ các cấp, đặc biệt là Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Công an tỉnh đã xây dựng, triển khai nhiều phương án, kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngay từ sớm, từ...

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành kiểm tra là không để lọt vào cấp ủy cán bộ suy thoái

Chiều 7/2, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng tại Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Chiều 7/2, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính...

Phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát của Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị được đề nghị sáp nhập, kết thúc hoạt động đều là những đơn vị có chức năng nhiệm vụ tương đồng. Chiều 7/2, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...

Cẩm Phả sẵn sàng tổ chức đại hội đảng bộ cơ sở

Đến thời điểm này, các chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở trên địa bàn TP Cẩm Phả đã cơ bản tiến hành xong công tác tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Các cấp ủy, tổ chức đảng trên địa bàn thành phố đang hoàn tất các bước theo hướng dẫn của cấp trên để sẵn sàng tổ chức đại hội đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030. Đảng bộ TP Cẩm Phả hiện có 30 chi, đảng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất