Powered by Techcity

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD – mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Dây chuyền đóng gói gạo xuất khẩu của Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (tỉnh Ðồng Tháp). (Ảnh NHẬT BẮC)

Hiện nay, nhiều đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các thị trường lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) được triển khai hiệu quả kết hợp với các giải pháp mở cửa thị trường mới như Trung Ðông, châu Phi, Nam Á…; đàm phán, ký kết các đơn hàng tiếp theo trong năm 2025 đang là cơ sở vững chắc để xuất khẩu nông sản bứt phá mạnh mẽ.

Mục tiêu mới cho nhiều ngành hàng

Có bước phát triển nhảy vọt trong năm 2024 với kim ngạch đạt 7,12 tỷ USD, tăng 27,1% và cao hơn gần 1,5 tỷ USD so với năm 2023, ngành rau quả đặt mục tiêu kim ngạch năm 2025 đạt hơn 8 tỷ USD và tự tin hướng tới con số 10 tỷ USD trong tương lai gần.

Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam Nguyễn Thanh Bình cho biết: Rau quả là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, đang được xuất khẩu đến hơn 60 thị trường trên thế giới. Ngoài sản phẩm tươi, ngành còn xuất khẩu nhiều mặt hàng chế biến sâu với tỷ lệ ngày càng cao. Kết quả xuất khẩu năm 2024 là sự tích lũy từ thành quả của nhiều năm trước do các loại cây ăn quả cần thời gian đầu tư dài, từ 3-5 năm. Thêm vào đó, năng lực xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp cũng không ngừng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng, số lượng của nhiều thị trường. Thí dụ tại thị trường Trung Quốc, các sản phẩm như sầu riêng, chuối, dừa của Việt Nam… đều tăng trưởng tích cực và đang chiếm thị phần lớn. Triển vọng xuất khẩu rau quả năm 2025 được dự báo khả quan, nhờ nhiều chủng loại trái cây của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu. Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam và Mỹ đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh dây tươi. Dự kiến sau khi quá trình này hoàn thành, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ vào năm 2025.

Ngành thủy sản năm 2024 thu về kim ngạch 10,07 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2023, và đang tràn đầy kỳ vọng cho mục tiêu tăng trưởng từ 10-15% trong năm 2025, hướng tới kim ngạch hơn 11 tỷ USD.

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hoài Nam cho biết: Theo Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 14-16 tỷ USD, đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học-công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới. Ðể từng bước đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, thâm nhập sâu hơn vào các thị trường lớn và tiềm năng. Năm 2025, dự báo tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng thủy sản như tôm, cá tra… rất khả quan. VASEP đề xuất Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu, gói tín dụng dành cho lâm sản, thủy sản như thời gian vừa qua để tiếp sức cho các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu ngày càng khốc liệt.

Bên cạnh rau quả và thủy sản, nhiều mặt hàng cây công nghiệp cũng đang đứng trước thời cơ tăng trưởng vượt bậc như cà-phê, tiêu, điều… Năm 2024, cả ba ngành hàng này đều nằm trong “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ đô” với nhiều dư địa phát triển.

Riêng cà-phê đã vươn lên vị trí thứ ba trong danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, sau rau quả và gạo với kim ngạch 5,48 tỷ USD. Nhu cầu tiêu thụ cà-phê toàn cầu ngày càng tăng cùng chất lượng cà-phê Việt Nam được cải thiện và nâng cao với đa dạng sản phẩm chế biến sâu là cơ sở để ngành hàng này hướng tới mốc kim ngạch 6 tỷ USD trong năm 2025.

Chiếm lĩnh và khai mở thị trường

Theo Phó Viện trưởng Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Nguyễn Anh Phong, trong quý I/2025, xuất khẩu các nhóm hàng nông sản vẫn có thể tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu nhập khẩu lương thực, thực phẩm của thế giới dự báo tăng do nguồn cung bị đứt gãy ở một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang, cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn…

Về thị trường, Mỹ vẫn là thị trường lớn khi có dân số đông và nhu cầu tiêu dùng cao cho nên các mặt hàng thủy sản, đồ gỗ, cà-phê, hồ tiêu, trái cây có nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu.

Tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ rau quả và thủy sản cũng được dự đoán tăng mạnh, lần lượt là 6,64%/năm và 7,56%/năm trong giai đoạn 2024-2029. Mặt khác, với vị trí địa lý thuận lợi, các nông sản của Việt Nam vận chuyển sang Trung Quốc khá thuận lợi, vẫn giữ được chất lượng tự nhiên và độ tươi ngon với giá cả hợp lý sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn trong bối cảnh chi phí logistics ngày càng tăng.

Ngoài ra, một số mặt hàng khác như sắn, cao su cũng sẽ được Trung Quốc tăng nhập khẩu do nguồn cung trong nước hạn chế. Thêm vào đó, từ năm 2024, nông sản Việt Nam đã xuất hiện lần đầu trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội của Trung Quốc như TikTok, Kuaishou, Taobao, JD.com và Xiaohongshu, mở ra hướng giao thương mới và hiệu quả.

Riêng khu vực thị trường Trung Ðông, dư địa cho các mặt hàng thủy sản, trái cây và gạo đang đặc biệt tăng mạnh, các doanh nghiệp cần tập trung khai thác. Theo VASEP, các quốc gia như Israel, Saudi Arabia, UAE, Qatar… là những thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng với mức tăng trưởng mạnh và nhu cầu tiêu thụ cao.

Các sản phẩm như cá ngừ, cá tra có cơ hội lớn để mở rộng thị phần tại khu vực này. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu cần chú trọng đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn Halal trong toàn bộ quy trình từ sản xuất, chế biến đến vận chuyển xuất khẩu… Trong khi đó, đối với mặt hàng gạo, một số nước khu vực Trung Ðông đang có nhu cầu lớn đối với gạo Việt Nam và sẵn sàng đầu tư giống, vốn… để Việt Nam sản xuất gạo xuất khẩu vào các thị trường khu vực này.

Có thể thấy, cánh cửa xuất khẩu nông sản năm 2025 của Việt Nam đang khá rộng mở với lợi thế từ nguồn cung dồi dào trong nước cũng như từ nhu cầu tiêu thụ cao của thị trường nhập khẩu.

Tuy nhiên, để xuất khẩu hiệu quả, bền vững, Phó Cục trưởng Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Lê Thanh Hòa cho rằng, cần bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chế biến, phát triển các vùng nguyên liệu lớn, cụm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản gắn với phát triển hạ tầng logistics. Mặt khác, các địa phương cần chú trọng tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức, kỹ năng, năng lực sản xuất, kinh doanh của người sản xuất, thực hiện hiệu quả nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ… nhằm đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, môi trường, lao động, xã hội… của các đối tác nhập khẩu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Ninh: Quyết tâm phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt cao nhất

Ngày 4/2, UBND tỉnh tổ chức họp để nghe và cho ý kiến các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP tỉnh năm 2025 đạt cao nhất. Đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh...

Xuất khẩu bằng thương hiệu riêng: Chìa khóa khai thác CPTPP

Cơ hội xuất khẩu sang thị trường CPTPP còn rất lớn, tuy nhiên để khai thác tốt hơn ưu đãi từ hiệp định, doanh nghiệp, ngành hàng cần xây dựng thương hiệu riêng. Thương mại hai chiều ước đạt 102,1 tỷ USD Số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với thị trường các nước thành viên Hiệp định...

Xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt trên 8,66 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2023. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang quốc đảo này lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD, đạt 6,19 tỷ USD (tăng 20,2%); trong khi xuất siêu đạt mức kỷ lục 3,72 tỷ USD, vượt xa kỳ vọng ban đầu. Thương vụ Việt Nam tại Philippines dẫn thống kê từ Cục Xuất nhập khẩu...

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Xuất khẩu phụ thuộc FDI: Cần ‘cú huých’ cho doanh nghiệp nội

Xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn FDI là vấn đề không mới, nhưng luôn nhận được sự quan tâm rất lớn tại Việt Nam thời gian qua. Khu vực FDI chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu Theo thống kê, những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn có sự ‘lấn át’ so với khu vực doanh nghiệp...

Cùng tác giả

Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 5/2

Tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về: dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV... Văn phòng Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2,5 ngày, từ ngày 5 -7/2/2025, tại phòng họp Tân...

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Bí thư thứ nhất ĐCS Cuba, Chủ tịch nước CH Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định lại lập trường của Việt Nam ủng hộ các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc yêu cầu chấm dứt cấm vận chống Cuba. Tối 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz-Canel. Thay mặt Đảng, Nhà nước, nhân dân Cuba và Đại tướng Raul Castro...

Bi hài phim Việt thuê bối cảnh: Dừng quay vì vợ chồng chủ nhà

Việc không có trường quay chuyên dụng khiến các đoàn phim truyền hình phải “vật lộn” đi thuê bối cảnh và vướng vào muôn chuyện bi hài. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động, đạo diễn – NSND Khải Hưng – nguyên Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) khẳng định, việc có một trường quay cho các đoàn phim truyền hình là vấn đề rất cấp thiết. “Tôi đã đi qua nhiều quốc gia, đến...

Người Việt chi gần 900 tỷ đồng mua hàng online mỗi ngày

Năm 2024, người Việt chi trung bình 873,6 tỷ đồng để mua hàng online trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ đa ngành lớn nhất, theo Metric. Tính chung cả năm, doanh số giao dịch (GMV) trên 5 sàn gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo đạt 318.900 tỷ đồng, tăng trưởng 37,36% so với năm 2023, theo báo cáo mới công bố của công ty dữ liệu thương mại điện tử Metric. Con số này chiếm gần...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thăm, động viên công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp

Ngày 4/2, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tình hình sản xuất; thăm, động viên công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn TX Quảng Yên và TP Hạ Long. Cùng đi có đồng chí Vũ Văn Diện,Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Vũ Quyết Tiến, Ủy viên BTV...

Cùng chuyên mục

Người Việt chi gần 900 tỷ đồng mua hàng online mỗi ngày

Năm 2024, người Việt chi trung bình 873,6 tỷ đồng để mua hàng online trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ đa ngành lớn nhất, theo Metric. Tính chung cả năm, doanh số giao dịch (GMV) trên 5 sàn gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo đạt 318.900 tỷ đồng, tăng trưởng 37,36% so với năm 2023, theo báo cáo mới công bố của công ty dữ liệu thương mại điện tử Metric. Con số này chiếm gần...

Quảng Ninh: Quyết tâm phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt cao nhất

Ngày 4/2, UBND tỉnh tổ chức họp để nghe và cho ý kiến các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP tỉnh năm 2025 đạt cao nhất. Đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh...

15 ngày đầu năm 2025, xuất nhập khẩu đạt kim ngạch hơn 34 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 1/2025 đạt hơn 34 tỷ USD. Nhiều giải pháp đang được đề ra nhằm đưa xuất nhập khẩu tăng 12% trong năm 2025. Theo thống kê mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, nửa đầu tháng 1 (1-15/1/2025), tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,25 tỷ USD. Có 5 nhóm hàng đạt kim ngạch tỷ đô gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại...

Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam sụt giảm

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, trong tháng đầu tiên của năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã bất ngờ sụt giảm tới 11,3% so với tháng trước, do nhiều nước đã siết chặt kiểm định về chất lượng hoa quả nhập khẩu từ Việt Nam. Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) thông tin, trong tháng 1, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416 triệu USD, giảm 11,3% với tháng trước (tháng...

Logistics Việt bùng nổ chưa từng có, hút vốn ngoại

Ngành logistics Việt Nam đang chứng kiến một sự bùng nổ chưa từng có. Nhiều doanh nghiệp Việt quyết tâm đầu tư lớn, giảm chi phí. Trong khi đó, bên cạnh các kho hàng cạnh biên giới, doanh nghiệp (DN) ngoại cũng rầm rộ đầu tư vào Việt Nam, không giấu tham vọng giành thêm "miếng bánh" thị phần. Doanh nghiệp Việt nỗ lực vươn lên Khởi đầu năm 2025, nhiều "ông lớn" trong ngành logistics như Viettel Post, Bee Logistics và...

Doanh nghiệp sản xuất lạc quan hơn trong năm 2025

Dù có tháng khởi động năm 2025 tương đối chậm, tâm lý các nhà sản xuất tại Việt Nam đã lạc quan hơn trong năm nay, theo S&P Global. Báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 1 do hãng phân tích dữ liệu S&P Global (Mỹ) công bố cho biết tâm lý của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đã phục hồi sau mức thấp 19 tháng được ghi nhận vào tháng 12/2024. Cụ thể, hơn...

Những thị trường tỷ đô của gạo Việt Nam

Gạo Việt Nam đã đi khắp thế giới với khoảng 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Ghana là 4 thị trường mua nhiều gạo Việt Nam nhất trong năm 2024, với kim ngạch lên tới 4,2 tỷ USD trong tổng kim ngạch 5,67 tỷ USD toàn ngành gạo. Thị trường có sự đảo chiều lớn nhất năm qua là Trung Quốc, xuất khẩu sang thị...

Giá vàng, USD đồng loạt tăng rất mạnh

Sáng nay (4/2), giá vàng trong nước đồng loạt tăng, vàng nhẫn lên kỷ lục mới. Giá USD cũng tăng mạnh lấy lại mốc 25.000 đồng/USD. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 87,8 - 89,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng so với sáng qua. Đây cũng là mức giá niêm yết của nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng khác như: Công ty TNHH Bảo Tín Minh...

Thu hơn 10 tỷ đồng mỗi năm từ vườn na ‘hoàng hậu’

Ông Phan Văn Bịt gầy dựng vườn na diện tích 7 ha, trung bình mỗi trái nặng 500-700 gram, cho năng suất trên 300 tấn, thu hơn 10 tỷ đồng mỗi năm. Những ngày đầu tháng 2, ông Bịt, 62 tuổi, ở phường Long Hưng, quận Ô Môn, TP Cần Thơ tất bật cùng gần 10 nhân công chăm sóc, thụ phấn, bón phân, phun thuốc, tưới nước, thu hoạch trên diện tích mảnh vườn 7 ha na Thái (na...

Bitcoin rớt giá mạnh do lo ngại lệnh áp thuế của ông Trump

Sàn giao dịch bitcoin cùng các loại tiền điện tử khác đồng loạt giảm giá khi các nhà đầu tư lo ngại lệnh áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 3/2, giá tiền điện tử trượt dốc trong bối cảnh các nhà đầu tư ngày một lo ngại về cuộc chiến tranh thương mại mới. Theo tờ South China Morning Post (SCMP), đồng tiền bitcoin trong phiên giao dịch sáng nay ở châu Á đang ở mức khoảng 96.606...

Tin nổi bật

Tin mới nhất