Powered by Techcity

Trải nghiệm du lịch sinh thái ở Mũi Cà Mau

Những năm gần đây, loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở Cà Mau ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn.

Khách du lịch tham quan nơi bãi bồi Mũi Cà Mau.

Nhiều sản phẩm du lịch hút khách

Nhiều điểm du lịch sinh thái cộng đồng ở Cà Mau đã trở thành nơi lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Ở Cà Mau hiện đang phát triển mạnh mẽ mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Em Lê Duy Đal (quê ở tỉnh Bạc Liêu) phấn khởi cho biết, em cùng nhóm bạn trẻ có chuyến du lịch ở Cà Mau với những trải nghiệm khó quên. Phong cảnh ở Mũi Cà Mau rất hữu tình, tuy chưa có dịp ngắm trọn cảnh mặt trời mọc ở Biển Đông nhưng em được ngắm vẻ đẹp hoàng hôn, nhìn thấy mặt trời lặn ở biển Tây. Tại Mũi Cà Mau, em rất thích thú khi xuống bãi bồi mò nghêu, sau đó thưởng thức món nghêu luộc nước dừa thơm lừng khó cưỡng do cả nhóm vừa tự tay bắt từ dưới biển. Đêm xuống đi trải nghiệm bắt ba khía trong rừng đước, dỡ lú bắt tôm, cua trong vuông nuôi tôm…

Ông Lê Văn Quế (79 tuổi, quê tỉnh Nam Định cho biết), lần đầu tiên được đến Đất Mũi Cà Mau – nơi ‘‘đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi’’, ông rất ấn tượng khi ngắm những cánh rừng đước nguyên sinh bạt ngàn xanh ngát và chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình của Mũi Cà Mau, chụp ảnh lưu niệm tại Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (cây số 0) của Việt Nam… Du khách đến đây được trải nghiệm ngồi trên những chiếc tàu ca nô uốn lượn, lướt sóng khám phá xuyên rừng ngập mặn, ngắm phong cảnh đẹp vùng biển, đảo thiêng liêng ở nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc.

Khách du lịch trải nghiệm bắt nghêu tại khu vực bãi bồi Mũi Cà Mau.

Theo nhận xét của du khách, mỗi lần đến Cà Mau đều thấy có sự đổi mới, phát triển đẹp thêm, ẩm thực nơi đây rất phong phú về hương vị, mang đậm bản sắc văn hóa miền Tây, trong đó phải kể đến các món ăn đặc sản tôm, cua, nghêu, sò, vọp, ốc len, cá thòi lòi… Nhiều sản phẩm du lịch mới mẻ đã tạo được sự thích thú, ấn tượng cho du khách. Nhiều du khách mong muốn khi có dịp sẽ quay trở lại để khám phá thêm nhiều điều mới lạ ở vùng đất, con người thân thiện, mến khách.

Cà Mau sở hữu nhiều điểm du lịch nổi bật như rừng ngập mặn Cà Mau – một trong những hệ sinh thái đất ngập nước của thế giới, mang lại giá trị sinh thái cao. Những khu rừng đước, rừng tràm tự nhiên không chỉ là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật mà còn là khung cảnh lý tưởng cho các hoạt động khám phá, chụp ảnh và trải nghiệm.

Điểm du lịch sinh thái cộng đồng của gia đình ông Trần Văn Hướng ở ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển thường thu hút rất đông khách đến tham quan, trải nghiệm các sản phẩm du lịch vào những dịp lễ, Tết. Ông Trần Văn Hướng chia sẻ, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với bảo vệ rừng là mô hình mang lại nhiều hiệu quả cho gia đình ông và các hộ dân nơi đây. Muốn phát triển du lịch bền vững thì trước tiên phải bảo vệ rừng, giữ cây rừng nguyên sinh, bởi vì hầu hết khách du lịch trong nước và quốc tế đến đây đều thích thú với trải nghiệm rừng đước, bắt ba khía, mò sò, giăng lưới bắt cá, đặt lú bắt thủy sản (tôm, cua, cá) trong vuông nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn.

Khách du lịch trải nghiệm đặt lú bắt cua dưới vuông tôm tại điểm du lịch cộng đồng của ông Trần Văn Hướng (ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

Những hộ làm du lịch sinh thái cộng đồng ở Mũi Cà Mau còn góp phần giải quyết ổn định công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương, từ đó đã hạn chế được tình trạng người dân chặt phá cây rừng.

Ông Trần Văn Hướng mong muốn cơ quan chức năng tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với điểm du dịch bằng cả đường thủy và đường bộ; tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho những người tham gia làm du lịch cộng đồng để làm du lịch mang tính chuyên nghiệp hơn.

Điểm du lịch của hộ ông Trần Văn Sal (Sáu Sal) được thành lập chỉ trước một vài năm xảy ra đại dịch COVID-19, nhưng địa điểm du lịch này có lợi thế lớn do nằm ở khu vực Đầm Thị Tường (Đầm Bà Tường) có diện tích rộng khoảng 700 ha, nằm giáp ranh giữa 3 huyện Phú Tân, Cái Nước và Trần Văn Thời. Nhờ đó, điểm du lịch của hộ ông Sáu Sal đã được nhiều du khách trong nước tìm đến tham quan.

Ông Sáu Sal, chủ hộ du lịch sinh thái cộng đồng ở ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời cho biết, vì đam mê làm du lịch nên bản thân ông chịu khó đi tham quan tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi. Việc phát triển mô hình nuôi thủy sản (cua, tôm) kết hợp du lịch nên nguồn thu nhập gia tăng đáng kể. Hiện, gia đình ông đang thả nuôi nhiều loại thủy sản và trồng nhiều loại cây ăn trái để phục vụ du khách đến tham quan; đồng thời, dự định mở rộng điểm du lịch, đầu tư xây dựng nhà nghỉ, lưu trú để đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của người dân, du khách.

Khách du lịch trải nghiệm đặt lú bắt cua dưới vuông tôm tại điểm du lịch cộng đồng của ông Trần Văn Hướng (ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

Liên kết, phát triển sản phẩm du lịch

Cà Mau có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch. Với 2 hệ sinh thái đặc trưng, đó là vùng ngọt và vùng mặn nên mỗi vùng, mỗi địa phương đều có lợi thế riêng biệt. Theo ông Nguyễn Đức Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Cà Mau, để loại hình du lịch sinh thái cộng đồng có được chỗ đứng vững chắc thì đòi hỏi những người làm du lịch phải chú trọng xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn. Đồng thời, hình thành các câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã để dễ dàng quản lý, thuận lợi trong khâu tổ chức, liên kết du lịch giữa các hộ làm du lịch, giữa các vùng, địa phương.

Trong xu thế phát triển du lịch xanh, bền vững, giải pháp trước mắt các hộ dân làm du lịch cộng đồng xây dựng sản phẩm du lịch phải thích ứng với thời tiết, biến đổi khí hậu và xây dựng sản phẩm du lịch mới lạ, đáp ứng nhu cầu và tạo được sân chơi cho du khách trong nước và quốc tế. Ông Cao Tấn Dũng, đại diện doanh nghiệp lữ hành tại Cà Mau cho rằng, điều quan trọng cần xây dựng sản phẩm du lịch đảm bảo tính phù hợp, có sự khác biệt, mang tính đặc thù để du khách vừa có thể trải nghiệm, vừa thưởng thức những loại đặc sản, ẩm thực ở địa phương một cách trọn vẹn. Phía doanh nghiệp lữ hành sẽ là cánh tay nối dài trong việc kết nối, góp sức đẩy mạnh sản phẩm du lịch cho người dân ở địa phương.

Khách du lịch trải nghiệm đặt gió bắt thủy sản tại điểm du lịch sinh thái Hoàng Hôn (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

Trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh đã xác định tập trung theo hướng khai thác loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là loại hình thế mạnh. Một số sản phẩm trải nghiệm như: các tuyến du lịch xuyên rừng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, giới thiệu đến du khách sản phẩm trải nghiệm về sự đa dạng đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau – Khu Ramsar thế giới gắn với trải nghiệm đời sống thường nhật của người dân dưới tán rừng, tìm hiểu các kinh nghiệm khai thác sản vật; trải nghiệm khám phá hệ sinh thái ngập ngọt Vườn quốc gia U Minh Hạ với các sản phẩm như: tham quan xuyên rừng tràm, trải nghiệm các hoạt động câu cá đồng, ăn ong, gác kèo ong…

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm, thực hiện dưới hình thức mang đến cho du khách những trải nghiệm tận hưởng không gian thiên nhiên đẹp mắt kết hợp với các hoạt động khám phá văn hóa tại một số địa phương ven biển. Tiếp xúc với thiên nhiên hoang sơ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất trời, hít thở bầu không khí trong lành, nơi không có khói xe, nhà cao tầng che tầm mắt, du khách dễ dàng cảm nhận sâu sắc hơn những chi tiết nhỏ trong cuộc sống, giúp chữa lành và cân bằng cuộc sống qua vị ngon ngọt của từng món ăn dân dã, ngắm nhìn những ngôi sao đêm, nghe những âm vang buổi đêm của miền biển Cà Mau.

Những căn nhà mái lá dưới tán rừng đước tại điểm du lịch sinh thái Hoàng Hôn (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho rằng trong tương lai gần, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng chắc chắn sẽ trở thành là loại hình du lịch nổi trội của tỉnh, mang lại những trải nghiệm quý giá cho du khách cũng như thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp, góp phần tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Cà Mau có nhiều tiềm năng, lợi thế phù hợp để khai thác, phát triển; trong đó ven biển Cà Mau có vùng đất ngập nước Mũi Cà Mau đã được Chính phủ công nhận là nơi có tầm quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích lịch sử và bảo vệ an ninh quốc phòng. Nơi đây được UNESCO công nhận nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới, được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới và là khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cà Mau không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế mà còn tạo môi trường sinh thái trong lành, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, tỉnh có chính sách ưu tiên phát triển du lịch như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các khu, điểm du lịch; chú trọng quảng bá hình ảnh Cà Mau đến du khách trong nước và quốc tế.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình thử nghiệm sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch cộng đồng

Ngày 8/12, tại Bảo tàng Quảng Ninh (TP Hạ Long), Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức chương trình giới thiệu nghệ thuật hát xẩm. Đây đồng thời là hoạt động thử nghiệm sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch cộng đồng, hưởng ứng Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể...

Ra mắt CLB Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Dao Thanh Phán

Ngày 30/11, xã Đồng Văn tổ chức lễ ra mắt các Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Dao Thanh Phán tại 3 thôn là Khe Mọi, Khe Tiền và Sông Moóc. Đây là mô hình CLB Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số đầu tiên được thành lập tại huyện Bình Liêu. 3 CLB có tổng số 60 thành viên, được thành lập nhằm mục đích xóa bỏ các hủ...

Khi người trẻ chọn văn hóa truyền thống

Bằng tình yêu và nhiệt huyết với văn hóa, với sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ dám làm, những doanh nhân trẻ làm du lịch cộng đồng tại Quảng Ninh như Nguyễn Trung Kiên và Lê Minh Thứ đang góp phần tích cực vào việc xây dựng du lịch Quảng Ninh vừa hội nhập vừa bản sắc. Với họ, văn hóa truyền thống chính là lựa chọn cho sự khác biệt và bền vững. Trở lại...

Hết năm 2024, du lịch Việt Nam có thể cán đích 18 triệu lượt khách quốc tế?

Việt Nam cần đón thêm khoảng 3,9 triệu lượt khách quốc tế trong 2 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024. Năm 2024, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Đây được coi là mục tiêu "nhiều tham vọng" với ngành công nghiệp không khói này. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, sau 10...

Du lịch Quảng Ninh: Cần những cú hích như thế

Ngày 20/11, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh tổ chức chương trình công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình được triển khai nhằm tạo động lực phục hồi mạnh mẽ cho du lịch Quảng Ninh sau những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, đồng thời tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm...

Cùng tác giả

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia tăng trưởng hơn 24,4%

Nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia tăng mạnh như máy móc-thiết bị tăng 108,3%, nông sản rau quả tăng hơn 27%, thủy sản tăng hơn 10%, dệt may tăng 21,5%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 45%. Tại Australia, những ngày trước lễ Giáng sinh và Năm mới 2025, ở các quán càphê không hiếm những cuộc trò chuyện về du lịch đến Việt Nam, kinh doanh ở Việt Nam. Cụm từ “kỷ nguyên vươn mình” được...

5 ca sĩ trẻ đông fan nhất 2024: HIEUTHUHAI hay Phương Mỹ Chi?

Nhạc Việt 2024 chứng kiến sự đột phá của loạt nghệ sĩ trẻ. HIEUTHUHAI, Dương Domic, MONO, Phương Mỹ Chi, tlinh là những cái tên ngày càng được chú ý, thu hút nhiều người hâm mộ. 1. HIEUTHUHAI HIEUTHUHAI tên thật là Trần Minh Hiếu, sinh năm 1999, nổi bật từ chương trình King of Rap 2020. Sau cuộc thi, anh và nhóm Gerdnang ra mắt nhiều sản phẩm âm nhạc như: Mamma Mia, Vệ tinh, Nghe như tình yêu, Ngủ...

Khởi động các cuộc thi sắc đẹp 2025, Hoa hậu Việt Nam trở lại

Dù chưa kết thúc năm, nhiều cuộc thi sắc đẹp 2025 đã chính thức khởi động, thông báo tuyển sinh. Đáng chú ý là cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 sẽ được công bố vào cuối tháng 12 năm nay. Miss Cosmo Vietnam 2025, Miss Grand Vietnam 2025 là hai cuộc thi khởi động đầu tiên và chính thức bắt đầu tuyển sinh trong cả nước. Hoa hậu Việt Nam trở lại Sau 6 mùa giải tổ chức, cuộc thi Hoa...

Chợ mạng vào cao điểm Tết

Ngay sau Black Friday, các thương hiệu đã đồng loạt mở các chuyên mục dành riêng cho sản phẩm Tết trên sàn thương mại điện tử, "đua" tung khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn. Dù chưa tới Tết dương lịch, các sản phẩm Tết Nguyên đán như áo dài, yếm, các phụ kiện thời trang Tết đã "lên sóng" sôi động. Không khí mua sắm trên chợ mạng rộn ràng nhờ những ưu đãi sâu, miễn phí vận chuyển... Sắm Tết...

Cùng chuyên mục

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Tour tàu xuyên Việt giá hơn 200 triệu đồng mỗi khách

Chuyến tàu hạng sang với giá vé lên tới hơn 200 triệu đồng mỗi khách khởi hành từ ga Sài Gòn, đưa 13 khách quốc tế đi xuyên Việt trong 7 ngày 6 đêm. Theo đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Việt Nam, chuyến tàu hỏa cao cấp xuyên Việt đầu tiên mang ký hiệu SE61, khởi hành từ ga Sài Gòn ngày 18/12, dừng tại ga Phan Thiết hôm 19/12. Tàu sau đó di chuyển...

Khai thác du lịch từ nghệ thuật hát xẩm

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh vừa tổ chức giới thiệu trải nghiệm nghệ thuật hát xẩm trung tuần tháng 12/2024. Đây cũng là gợi mở để xây dựng một sản phẩm, trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn. Theo đó, trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể Quảng...

Độc đáo homestay Hương Hồi Quế

Homestay là loại hình lưu trú đặc thù không còn xa lạ tại Bình Liêu. Hầu hết các homestay của Bình Liêu đều được hướng dẫn phát triển theo hướng để du khách được cùng ăn, cùng nghỉ, cùng sinh hoạt và trải nghiệm như một người dân bản địa thực thụ. Nằm ở vị trí thuận lợi tại thôn Khe Tiền (xã Đồng Văn) homestay Hương Hồi Quế mới hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo thêm...

Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước dịch vào năm 2025, với 18 triệu lượt khách quốc tế và đóng góp trực tiếp 6-8% vào GDP. Mục tiêu được đưa ra trong buổi hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" sáng nay. Cục phó Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết du lịch Việt thời...

Dân châu Á đắn đo giá cả khi du lịch, khách Việt thoải mái hơn

Mặc dù nhạy cảm với giá cả ít hơn so với khu vực, 37% du khách người Việt vẫn coi giá cả là yếu tố quan trọng khi chọn chỗ ở, xếp trên các yếu tố khác như sự thoải mái và các sáng kiến bền vững. Theo khảo sát của Traveloka, phần lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, yếu tố nhạy cảm về giá cả đóng vai trò quan trọng. Gần một nửa số du khách...

Phát triển kinh tế di sản

Vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều di sản vẫn hiện diện, trực tiếp hoặc gián tiếp, lặng thầm lan tỏa giá trị trong cuộc sống đương đại. Quảng Ninh, với vị trí ở địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, cùng những ưu ái đặc biệt của thiên nhiên đang sở hữu một hệ thống di sản phong phú, đa dạng và đặc sắc. Không chỉ là chứng nhân của quá khứ, những di sản còn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất