Powered by Techcity

Trái cây Việt thích ứng những tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu

Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu trên 180 thị trường trên thế giới. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, song yêu cầu về an toàn thực phẩm của các thị trường ngày càng chặt chẽ hơn. Cùng với đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, ngành chức năng và các địa phương tích cực triển khai xây dựng, phát triển và chuẩn hóa các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.

Dây chuyền đóng gói bưởi da xanh xuất khẩu tại Cơ sở Hương Miền Tây (ấp Phước Trung, xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre). Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Riêng về mặt hàng rau quả tươi như: sầu riêng, nhãn, vải, xoài, thanh long, dừa, chuối, dứa, chanh leo… ngày càng được các thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU… ưa chuộng. Song để được các thị trường tiếp nhận trái tươi thì việc phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật để tránh lây lan dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm là những yếu tố tiên quyết.

Để quản lý được điều này, hầu hết các thị trường nhập khẩu trái cây tươi đều có yêu cầu về sản phẩm phải nằm trong mã số vùng trồng được cấp; sản phẩm phải được xử lý trước khi đóng gói với cơ sở được hai bên cùng chấp nhận. Việc kiểm soát sản phẩm qua các khâu để có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng cũng như giúp nhanh chóng tìm ra khâu có nguy cơ làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm nếu có.

Chẳng hạn riêng thị trường Trung Quốc, ngoài đáp ứng yêu cầu trên, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây vào thị trường này còn phải đáp ứng tốt Lệnh 248 về “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh 249 “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” vào thị trường Trung Quốc.

Hay thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc và các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm. Ủy ban châu Âu (EC) thường xuyên thay đổi, cập nhật liên quan đến mức dư lượng tối đa thuốc trừ sâu, nhất là đối với các sản phẩm như trái cây tươi và đông lạnh. Bởi vậy, các hợp tác xã khi sản xuất, doanh nghiệp khi xuất khẩu đến thị trường nào cần phải tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường đó; từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh.

Lấy ví dụ như sản phẩm vải thiều Thanh Hà, nhờ đảm bảo được chất lượng an toàn nên hiện được tiêu thụ chủ yếu trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường lớn, cao cấp như: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia,… Theo đó, vải thiều Thanh Hà đã được Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ Rồng Đỏ thu mua và bán tại hệ thống Market Place (Australia) với giá gần 600.000 đồng/kg.

Năm 2023, vải thiều Việt Nam nhập qua đường hàng không vào Australia được bán với giá khoảng 400.000 – 500.000 đồng/kg. Trong khi, hàng chục tấn vải đi đường biển khi đưa ra thị trường tại nhiều bang của Australia với giá bán khoảng 260.000 đồng/kg. Đây là mức giá rất cao so với giá vải thiều trung bình 70.000 – 100.000 đồng/kg bán tại thị trường Việt.

Lô vải thiều chín sớm lần này được Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ Rồng đỏ xuất khẩu tới thị trường Australia đều được trồng tại những vườn vải đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt vào trung tuần tháng 5. Những trái vải trên được xuất khẩu bằng đường hàng không và bảo quản với công nghệ hiện đại nên dù chờ nhiều thời gian thông quan, vải vẫn tươi, ngon khi bán tại các siêu thị ở Australia.

Theo UBND huyện Thanh Hà, năm nay địa phương vẫn duy trì 48 vùng trồng với 167 mã số đủ điều kiện xuất khẩu đi Trung Quốc, Australia, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan… Vải thiều sớm gồm nhiều giống u hồng, u trứng trắng, u gai… có đặc điểm quả to, cùi dày, lượng đường vừa phải, được các thị trường nước ngoài ưa chuộng.

Các đại biểu tìm hiểu mẫu mã, chất lượng vải thiều Thanh Hà. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Ngày 27/5, Trung tâm Xúc tiến thương mại – Sở Công Thương Hải Dương,UBND huyện Thanh Hà và Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương cũng đã tổ chức Khởi động chương trình vải thiều Thanh Hà – Hải Dương “Hành trình cùng các tour du lịch”.

Công ty TNHH Khởi Huệ (huyện Thanh Hà) là đơn vị đang liên tổ chức 6 điểm cân, thu mua vải cho bà con nông dân Thanh Hà. Ông Lê Văn Khởi, Giám đốc Công ty khẳng định sẽ đồng hành với các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp sản phẩm vải thiều chất lượng tốt nhất cho du khách. Ông Khởi cho rằng, chất lượng, thương hiệu vải Thanh Hà đã và đang được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói góp phần định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam. Đến nay, có 56 địa phương đã cấp 7.344 mã số vùng trồng, 1.629 mã số cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, để có được số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trên là sự nỗ lực trong thời gian dài. Việc có được có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói rất khó. Bởi, sau khi được cơ quan chức năng Việt Nam phê duyệt thì để được thị trường nhập khẩu chấp thuận họ sẽ phải kiểm tra, đánh giá, chờ đợi… Nhưng nếu các mã số này làm không nghiêm chỉnh, để xảy ra các gian lận hay vi phạm về an toàn thực phẩm thì việc bị thu hồi lại là rất lớn.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, nếu để xảy ra vi phạm có thể thị trường nhập khẩu thu hồi, hủy bỏ mã số đã được cấp. Nhưng thông thường để tránh ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam, khi phát hiện các cơ quan chức năng trong nước có thể chủ động tạm đình chỉnh và yêu cầu các giải pháp khắc phục.

Trước yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì đóng gói của thị trường nhập khẩu ngày càng nâng cao, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, đặc biệt là sản phẩm sầu riêng đang có nhu cầu xuất khẩu lớn sang thị trường Trung Quốc.

Qua đó, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, gian lận trong sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu; triển khai chương trình giám sát hàng năm về an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng đối với sầu riêng.

Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, các địa phương cần xây dựng giải pháp kỹ thuật để quản lý tốt các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát và thực hiện nghiêm việc tạm dừng hoặc thu hồi mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với các trường hợp vi phạm theo quy định.

Quan trọng hơn cả là chủ sở hữu các vùng trồng và cơ sở đóng gói phải tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng, kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng trước khi chuyển tới nhà đóng gói hoặc trước khi xuất xưởng. Đồng thời, tổ chức tốt chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật, xuất khẩu để tạo ra sản phẩm chất lượng.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, để xuất khẩu nông sản nói chung và trái cây nói riêng, các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Các tác nhân trong chuỗi sản xuất phải hoàn thiện từ khâu quản lý, sản xuất, phòng trừ dịch hại, cũng như sơ chế, chế biến, đóng gói và cả vận chuyển để sản phẩm luôn đảm bảo đúng yêu cầu của thị trường.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung nhấn mạnh, nông sản Việt không phải cạnh tranh về số lượng mà bây giờ phải cạnh tranh về chất lượng. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển đã chỉ đạo cho các đơn vị có liên quan lập tức xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng về thu hoạch trái cây làm sao bảo đảm chất lượng. Bộ chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra giám sát những mã số đã được cấp, qua đó phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tái phạm nhiều lần.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất khẩu Việt Nam sang Indonesia đạt mức cao nhất từ trước tới nay

Năm 2024 ghi nhận những bước tiến trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Indonesia, với kim ngạch thương mại song phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Thương vụ Việt Nam tại Indonesia dẫn số liệu của Hải quan Việt Nam cho biết, tính đến hết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 15,15 tỷ USD, tăng...

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD. Hiện nay, nhiều đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm,...

Xuất khẩu sầu riêng, gạo bứt phá năm 2024

Sầu riêng, gạo, cà phê, lâm sản năm nay tạo dấu ấn mạnh mẽ trong xuất khẩu nhờ chiến lược sản xuất bài bản, mở rộng thị trường và giá tăng kỷ lục. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm 2024 đạt 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm trước đó, vượt chỉ tiêu 54-55 tỷ USD do Thủ tướng giao. Con số kỷ lục này khẳng định sức bật mạnh mẽ của ngành nông nghiệp...

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2024, với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Thắng lợi nhờ chuyển dịch đơn hàng bất ngờ Sáng 25/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động năm 2024 và...

Việt Nam vẫn là đối tác có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Singapore lớn nhất

Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tháng 11 tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực (tăng 31,32%), qua đó giữ vững tốc độ tăng trưởng 11 tháng của năm 2024 ở mức 32,11% so với cùng kỳ 2023. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết tình hình thương mại trong tháng 11/2024 của nước này với thế giới thể hiện tín hiệu tích cực khi cả ba chỉ tiêu là tổng kim ngạch...

Cùng tác giả

Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện

Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị các đơn vị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 1/CT-TTg ngày 3/1/2025 về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và...

Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm...

Ngày 3/1, tại TP Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khóa IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội...

Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 18/2/2025. * Ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Quyết...

Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức vụ Thứ trưởng Công an

Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng Công an. Chiều 3/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh dự sinh hoạt chi bộ khu Nà Phạ, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu

Ngày 3/1, đồng chí Vi Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, dự sinh hoạt chi bộ tại khu Nà Phạ, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu. Cùng dự có đồng chí Lý Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện. Chi bộ khu Nà Phạ có 32 đảng viên (trong đó có 6 đảng viên miễn sinh hoạt). Toàn khu có 185 hộ với...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện

Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị các đơn vị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 1/CT-TTg ngày 3/1/2025 về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và...

Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 18/2/2025. * Ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Quyết...

Bãi bỏ 9 quyết định thuộc lĩnh vực tài chính đất đai

Chính phủ vừa ban hành quyết định bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai. Theo đó, ngày 31/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 25/2024/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai. Cụ thể, bãi bỏ toàn bộ 9 Quyết định sau đây: Quyết định số...

Việt Nam trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong nền kinh tế

Với nền tảng vững chắc và chiến lược phát triển hiệu quả, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á và toàn cầu. Thành tựu nổi bật giữa thách thức toàn cầu Bước qua năm 2024, kinh tế Việt Nam đã tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế...

6 mảnh ghép kiến tạo điểm đến du lịch, thương mại quốc tế ở trung tâm TP Móng Cái

Sở hữu bộ sưu tập tiện ích có 1-0-2, Vinhomes Golden Avenue mang lại cho cư dân tinh hoa những đặc quyền sống đẳng cấp quốc tế, đồng thời kiến tạo nên một tâm điểm du lịch, thương mại sôi động bậc nhất thành phố biên mậu Móng Cái. Tiện ích chữa lành kiến tạo “tọa độ sống wellness” mới Sau đại dịch COVID-19, việc chuyển cư về những địa điểm có nhiều tiện ích nghỉ dưỡng để tận hưởng phong...

Cuối năm, tội phạm mạng càng tung chiêu, lừa đảo hàng tỉ đồng

Dù đã có quy định bắt buộc xác thực sinh trắc học với mọi giao dịch online từ 1-1-2025 để bảo vệ chủ tài khoản, nhưng tội phạm mạng vẫn tung chiêu để lừa khách hàng sập bẫy và trộm sạch tiền trong tài khoản. Lợi dụng chính sách yêu cầu xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến từ 1-7-2024 và với mọi giao dịch chuyển tiền online từ 1-1-2025, các kẻ...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Đầu tư cho tương lai

Tàu đường sắt tốc độ cao có tốc độ thiết kế lên tới 350km/h. Điểm đầu tại ga Ngọc Hồi, Hà Nội, điểm cuối tại ga Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh. Dự kiến khởi công vào năm 2027. Năm 2024 vừa qua có thể nói chúng ta đã chứng kiến nhiều dấu ấn trong phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia. Năm vừa khi nói đến những dấu ấn về các...

Phấn đấu thành lập mới 60 HTX trong năm 2025

Sáng 3/1, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024 vừa qua, toàn tỉnh có 241 HTX được thành lập mới, nâng tổng số HTX đang hoạt động lên 1.059 HTX. Trong đó, HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp là 740 HTX, chiếm 69,8%. Doanh thu bình quân một HTX ước đạt 850 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân một HTX ước đạt...

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2025?

Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản 2025 được hỗ trợ bởi nhiều quy định mới, vì vậy sẽ có nhiều biến động, với các kịch bản phát triển khác nhau. Ông Trần Kim Chung - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - nhận định, năm 2024, thị trường bất động sản đã ghi nhận sự khác biệt. Trong đó, phân khúc căn hộ chung cư có một “cú đội giá”....

Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 được nhận định nhiều rủi ro, khó đoán định bởi những yếu tố mới về chính trị từ những nhà nhập khẩu lớn và tăng nhiệt cạnh tranh. Giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với khoảng 44 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 11% so với năm 2023. Với kết quả này, năm 2024 Việt Nam vượt lên đứng vị trí thứ 2 trong số...

Tin nổi bật

Tin mới nhất