Powered by Techcity

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những dấu ấn đậm nét ở Quốc hội

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tâm huyết, trăn trở cho hoạt động của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 28 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII (Hà Nội, 9/2/2010). Ảnh tư liệu: Trí Dũng/TTXVN

Đặc biệt, với kinh nghiệm thực tiễn qua 2 nhiệm kỳ giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội (khóa XI, XII), Tổng Bí thư đã có những chỉ đạo toàn diện, khách quan, sâu sắc về tổ chức và hoạt động của Quốc hội; đồng thời có những định hướng chỉ đạo rất sát sao việc đổi mới để Quốc hội ngày càng hoàn thiện hơn.

Những bài học kinh nghiệm sâu sắc

Ngày 26/6/2006, đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Chủ tịch Quốc hội (cuối khóa XI). Thời gian làm việc ở Quốc hội khóa XI chỉ hơn một năm nhưng kế thừa người tiền nhiệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao để Quốc hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cả khóa. Trong một năm điều hành, Quốc hội đã thông qua 13 luật, 11 nghị quyết, trong đó, có 3 nghị quyết rất quan trọng có ý nghĩa lịch sử lớn lao. Đó là Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị quyết về Phương án quy hoạch xây dựng nhà Quốc hội và Nghị quyết về việc thực hiện công trình quan trọng quốc gia khí – điện – đạm Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã thông qua 67 luật, 13 nghị quyết. Trong đó có nhiều luật tạo cơ sở, nền tảng cho việc xử lý tham nhũng, tiêu cực sau này như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Luật Thi hành án dân sự…

Theo Tiến sỹ Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, bất kỳ một công việc gì dù lớn hay nhỏ, Chủ tịch Quốc hội đều chỉ đạo chuẩn bị chu đáo đến từng chi tiết cụ thể. Về tổng kết hoạt động của Quốc hội khóa XI, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đặc biệt lưu ý hai nội dung quan trọng là kết quả tổ chức hoạt động của Quốc hội và bài học kinh nghiệm. Cho đến nay, kết quả hoạt động của mỗi khóa có thể khác nhau, nhưng 7 bài học kinh nghiệm mà Chủ tịch Quốc hội đã rút ra của khóa XI vẫn đúng hoàn toàn cho tất cả các khóa Quốc hội tiếp theo.

Đó là, mọi hoạt động của Quốc hội phải bám sát đường lối đổi mới toàn diện của Đảng; có gần gũi, gắn bó với dân thì mới hiểu sâu sắc những mong muốn, những yêu cầu của dân… Các kỳ họp Quốc hội phải tiến hành dân chủ, thắng thắn với đầy đủ tính xây dựng. Chất lượng và hiệu quả thực hiện các chức năng của Quốc hội phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu hoạt động chuyên trách.

Trong hoạt động lập pháp, việc ban hành được nhiều luật, pháp lệnh là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là luật, pháp lệnh phải có chất lượng cao, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính khả thi. Trong hoạt động giám sát, cơ sở pháp lý càng hoàn thiện thì hoạt động càng thuận lợi, có hiệu quả; cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giám sát, nhất là đối với các đối tượng bị giám sát. Đặc biệt, sự đồng thuận, thống nhất cao, cộng đồng trách nhiệm trong Quốc hội; sự phối hợp có hiệu quả trong cả hệ thống chính trị, sự đóng góp tích cực của cử tri, của nhân dân là sức mạnh tổng hợp góp phần vào thành công chung của Quốc hội.

“Đúng vai – thuộc bài”

May mắn được phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội 5 nhiệm kỳ liên tiếp từ Quốc hội khóa IX đến Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Việt Trường luôn nhớ và rất tâm đắc với lời nhắc nhở nhẹ nhàng, sâu sắc của Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu Quốc hội được gói gọn trong 4 chữ “Đúng vai, thuộc bài”.

Thực tế cho thấy, trong hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có lúc, có nơi, biểu hiện “hành chính hóa” các hoạt động của cơ quan dân cử đã xuất hiện. Hiện tượng “ăn cây nào rào cây đó” hoặc “là cánh tay nối dài của cơ quan hành pháp” mà biểu hiện là sự e dè, cả nể, né tránh đã tác động vào chất lượng phản biện, tính khách quan, công bằng trong hoạt động thẩm tra, giám sát, xem xét quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, đặc biệt là quyết định phân bổ ngân sách…

Với sự nhạy cảm của một nhà báo dày dạn kinh nghiệm, Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng đã sớm nhìn thấy những biểu hiện tưởng như “bình thường” ấy, nhưng nếu không kịp thời uốn nắn thì hậu quả sẽ vô cùng to lớn. Vì thế, trên nhiều diễn đàn và khi trực tiếp làm việc với Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi ấy đã nhắc cần “Đúng vai, thuộc bài”, “Ủy ban Quốc phòng và An ninh không phải là cánh tay nối dài của hai Bộ”.

“Chủ tịch Quốc hội giải thích cho chúng tôi thế nào là “đúng vai”, thế nào là “thuộc bài” một cách đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. “Đúng vai, thuộc bài” không đơn giản chỉ là lời nhắc nhở, yêu cầu của người đứng đầu cơ quan lập pháp khóa XII mà đó là phương châm hành động của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội”, ông Lê Việt Trường nhấn mạnh.

Tăng cường gắn kết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước

Là đại biểu Quốc hội được tham gia trong nhiệm kỳ khóa XI, XII, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry rất ấn tượng với sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Tổng Bí thư khi đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội từ tháng 6/2006 đến đầu tháng 7/2011 với việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; phát huy vai trò, chức năng của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước, mang tính tổng thể, toàn diện.

Theo bà Trần Thị Hoa Ry, qua 6 năm làm Chủ tịch Quốc hội, hơn 2 năm làm Chủ tịch nước và 3 nhiệm kỳ liên tiếp làm Tổng Bí thư của Đảng, với chức năng, nhiệm vụ người đứng đầu, cùng với tập thể Đảng đoàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban và các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đóng góp to lớn trong việc cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, để lại dấu ấn rất đậm nét.

Cụ thể, công tác xây dựng pháp luật tiếp tục được đổi mới về quy trình, bảo đảm tăng cả về số lượng và chất lượng, góp phần thể chế hóa kịp thời, đúng đắn đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước. Đặc biệt, lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Hệ thống pháp luật phải đảm bảo cho Nhà nước vận hành trôi chảy, vừa tiếp nhận, phát triển những giá trị đã được khẳng định của văn minh nhân loại, vừa phải phù hợp với những giá trị tốt đẹp của Việt Nam, vừa phù hợp với yêu cầu của chế độ ta, đất nước ta trong giai đoạn phát triển mới.

Bên cạnh đó, công tác giám sát được tăng cường với sự kết hợp nhiều phương thức tổng hợp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội. Nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Việc Quốc hội khóa XII giám sát giải quyết các kiến nghị của cử tri là một điểm mới, mang lại hiệu quả, thiết thực, góp phần xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

Đặc biệt, việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đặc biệt là về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước và các công trình, dự án quốc gia ngày càng có chất lượng hơn, bám sát và đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Đáng chú ý, các kỳ họp Quốc hội đã thực sự trở thành sự kiện chính trị cuốn hút và những phiên họp thảo luận về các dự án luật, tình hình kinh tế – xã hội, chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn sôi nổi, tâm huyết. Hoạt động của Quốc hội đã làm sâu sắc hơn nhận thức về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần tăng cường sự gắn kết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo ra một hình ảnh về sự năng động, dân chủ trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Nhắc lại phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội vào ngày 26/6/2006, khi lẩy hai câu Kiều “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/Khuôn xanh đã biết vuông tròn mà hay!”, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry cho rằng, điều này cho thấy sự cẩn trọng, khiêm tốn, cầu thị của đồng chí khi được giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cũng là lời hứa quyết tâm, trách nhiệm của mình với Đảng, với Quốc hội, với nhân dân.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư: Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của Hệ thống chính trị

Tổng Bí thư đề nghị cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế... vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước. Ngày 7/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Nicholas Berggruen, nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty đầu tư Berggruen Holdings và Viện Berggruen cùng bà Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh phát huy vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân

79 năm qua, kể từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên (ngày 6/1/1946) - sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò, vị trí là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại biểu cao nhất của nhân dân, trụ cột trong Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân...

Đoàn ĐBQH tỉnh: Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri

Với phương châm “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, hoạt động tiếp xúc cử tri luôn được Đoàn ĐBQH tỉnh quan tâm, có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Qua tiếp xúc, ĐBQH tỉnh lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân gắn với công tác lập pháp và tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.  Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề...

Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập TP Đông Triều

Tối 1/1, TP Đông Triều long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập TP Đông Triều và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đông Triều. Dự buổi lễ về phía Trung ương, có...

Cùng tác giả

Hội nghị Chính phủ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương để thống nhất, đánh giá kết quả đạt được, thảo luận, chỉ rõ, đề ra các giải pháp thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2025 với những vấn đề đột phá, trọng tâm. Dự hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ...

Giá xăng dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 9/1/2025

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 9/1/2025 được dự báo sẽ tiếp tục tăng, mức tăng khoảng 300-400 đồng/lít. Ngày mai (9/1/2025) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Giá dầu thế giới tăng nhẹ Lúc 6h ngày 8/1, giá dầu WIT tăng 0,69 cent, tương đương 0,94%, lên mức...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, đại diện Tập đoàn Swire

Ngày 8/1, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thuỵ Sĩ, đại diện Tập đoàn Swire. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tại buổi tiếp, ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên...

Ban chỉ đạo 389 tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 8/1, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, chủ trì hội nghị. Bám sát các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh

Chiều 8/1, đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc họp nghe và cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh. Theo báo cáo tại cuộc họp, Sở Văn hóa - Thể thao đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn ý kiến xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh, tiếp thu 12 ý kiến của các...

Cùng chuyên mục

Hội nghị Chính phủ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương để thống nhất, đánh giá kết quả đạt được, thảo luận, chỉ rõ, đề ra các giải pháp thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2025 với những vấn đề đột phá, trọng tâm. Dự hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, đại diện Tập đoàn Swire

Ngày 8/1, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thuỵ Sĩ, đại diện Tập đoàn Swire. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tại buổi tiếp, ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh

Chiều 8/1, đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc họp nghe và cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh. Theo báo cáo tại cuộc họp, Sở Văn hóa - Thể thao đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn ý kiến xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh, tiếp thu 12 ý kiến của các...

Hội đàm thảo luận cơ chế phối hợp phòng chống thiên tai tại sông biên giới Bắc Luân

Ngày 8/1, đồng chí Đỗ Văn Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) đã hội đàm với đồng chí Lí Siêu Lâm, Phó Thị trưởng Chính quyền nhân dân thành phố Đông Hưng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) để thảo luận về cơ chế phối hợp phòng chống thiên tai tại sông biên giới Bắc Luân và các...

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định cam phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức trực tuyến toàn quốc vào sáng 8/1; sau khi thảo luận đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các...

Tổng Bí thư: Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của Hệ thống chính trị

Tổng Bí thư đề nghị cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế... vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và...

Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương đã đánh giá cao kết quả đạt được trong năm, với 15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Chính phủ với điểm cầu 63 tỉnh, thành...

Công bố Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ ngày 15/1/2025 để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Chiều 7/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và...

Thủ tướng tiếp doanh nhân Nicolas Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng

Ông Nicolas Berggruen cho biết Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực, trước mắt hỗ trợ tư vấn cho Việt Nam thành lập một quỹ để đầu tư phát triển. Tối 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nicolas Berggruen, Giám đốc Tập đoàn Berggruen Holdings, Chủ tịch Viện Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Đông...

Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm. Ngày 7/1, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng pháp luật phải...

Tin nổi bật

Tin mới nhất