Powered by Techcity

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa đối ngoại Việt Nam lên một tầm cao mới

Trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, những thành tựu đối ngoại của Việt Nam hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tại cuộc gặp người đứng đầu 3 đảng Việt Nam-Campuchia-Lào, ngày 6/9/2023 – Ảnh TTXVN

Có thể nói, trong di sản để lại của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trong những thành quả lớn nhất là công tác đối ngoại. Có học giả nhận xét, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm xuất sắc việc cân bằng quan hệ với các nước lớn, làm cho Việt Nam có vai trò, vị thế cao như ngày hôm nay. Xin Bộ trưởng cho biết những đóng góp của đồng chí Tổng Bí thư trong công tác đối ngoại?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Nhân dân Việt Nam tự hào có đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là nhà lãnh đạo sáng suốt, mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc mang tầm vóc quốc tế, đã lãnh đạo đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Với trí tuệ, tầm nhìn và nhãn quan chính trị sâu sắc của mình, cùng với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư không chỉ lãnh đạo, vạch ra những đường lối, chủ trương đối ngoại lớn của Đảng và Nhà nước, mà còn lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hiệu quả đường lối của Đảng, tham gia trực tiếp vào các hoạt động đối ngoại cấp cao có tầm định hướng chiến lược. Những đóng góp to lớn của đồng chí Tổng Bí thư đã đưa đối ngoại Việt Nam lên một tầm cao mới trên tất cả mọi lĩnh vực và hoạt động.

Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư, chúng ta đã tạo dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách đối ngoại cũng như khuôn khổ quan hệ với các nước. Có lẽ chưa có giai đoạn nào mà Bộ Chính trị và Ban Bí thư lại có nhiều nghị quyết, chỉ thị và kết luận quan trọng về đối ngoại như các nhiệm kỳ dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Là nhà lý luận xuất sắc, đồng chí Tổng Bí thư đã có những đóng góp vô cùng to lớn vào việc xây dựng lý luận về ngoại giao Việt Nam. Với sự chiêm nghiệm sâu sắc về đường lối đối ngoại qua hơn 70 năm, Tổng Bí thư là người đã hệ thống hóa một cách toàn diện triết lý đối ngoại của cha ông ta, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của Đảng, đúc kết nên trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng, triết lý đối ngoại này đã đi sâu vào nhận thức và trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của đối ngoại, ngoại giao Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, tháng 12/2023 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, chúng ta không những tạo lập các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, mà còn nâng tầm, nâng cấp các khuôn khổ này lên một tầm cao mới với những nội hàm mới, đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ mới. Đến nay, chúng ta đã có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả 5 nước Hội đồng Bảo an LHQ.

Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động đối ngoại lớn. Những hoạt động đối ngoại có ý nghĩa chiến lược của đồng chí Tổng Bí thư đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi và vị thế, uy tín chưa từng có và có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho đất nước.

Với các nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông Lào và Campuchia, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người luôn quan tâm quy tụ, vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác đặc biệt này, thể hiện rõ nhất là các cuộc gặp cấp cao nhất lãnh đạo 3 Đảng sau 30 năm tại Hà Nội năm 2021 và 2023.

Với các nước lớn, các chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử của đồng chí Tổng Bí thư tới Trung Quốc năm 2022, tới Nga năm 2018 và tới Hoa Kỳ năm 2015, cũng như việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam năm 2023 và gần đây nhất là chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Nga V. Putin tới Việt Nam (2024) theo lời mời của đồng chí Tổng Bí thư đã không chỉ mở ra một chương mới trong quan hệ song phương, mà còn củng cố hơn nữa thế chiến lược của ta trong cục diện khu vực và thế giới.

Quan hệ với các đối tác lớn, chủ chốt khác, như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… và việc mở rộng quan hệ với các bạn bè truyền thống ở châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latinh… cũng đã được nâng tầm, nâng cấp, ngày càng bền chặt, hiệu quả.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph R. Biden, Jr. thăm Việt Nam, tháng 9/2023 – Ảnh TTXVN

Có ý kiến cho rằng, cùng với việc triển khai chính sách ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam, uy tín của cá nhân của đồng chí Tổng Bí thư đã giúp Việt Nam cân bằng quan hệ với các nước lớn, giúp giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực đối ngoại, thể hiện qua những dấu ấn ngoại giao lịch sử. Xin Bộ trưởng đánh giá về điều này?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Đúng như bạn nói, những thành tựu của đối ngoại của Việt Nam trong các nhiệm kỳ qua không thể tách rời uy tín của cá nhân đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Quan hệ quốc tế không chỉ là quan hệ giữa các quốc gia, mà còn là quan hệ giữa con người với con người. Các nhà lãnh đạo nước ngoài rất coi trọng và đánh giá cao vai trò, uy tín của cá nhân Tổng Bí thư, đó là điều hết sức đặc biệt.

Có thể nói, với bạn bè quốc tế, đồng chí Tổng Bí thư chính là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công” của Việt Nam, thu phục lòng người bằng chính nghĩa, tình người, lẽ phải và đạo lý. Trong mọi hoạt động đối ngoại, với phong cách giản dị, cởi mở, chân thành, với cách ứng xử ngoại giao vừa chuẩn mực, vừa nghĩa tình, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim, giành được cảm tình, sự mến phục lớn của các nhà lãnh đạo, nhân dân, bạn bè quốc tế. Đồng chí Tổng Bí thư để lại ấn tượng là một nhà lãnh đạo có tấm lòng rộng mở, toát lên tư duy và tầm nhìn chiến lược, luôn thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc mình, nhưng cũng luôn tôn trọng lợi ích của bạn bè quốc tế, luôn phấn đấu trên tinh thần “phát huy điểm đồng, giảm thiểu khác biệt” để tìm kiếm mẫu số chung thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác.

Chính vì vậy, nhiều bạn bè quốc tế nhìn nhận đồng chí Tổng Bí thư như là “minh chứng” cho đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và cho nước Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Sau mỗi lần tiếp xúc với đồng chí Tổng Bí thư, các nhà lãnh đạo của các nước càng thấy thêm hiểu, thêm tin cậy, thêm gắn bó, thêm yêu mến Việt Nam. Những hoạt động đối ngoại, ngoại giao của Tổng Bí thư đã nâng ngoại giao cấp cao, ngoại giao nguyên thủ của Việt Nam lên tầm cao mới.

Trong những ngày qua, khi đọc những bức điện, thư, thông điệp chia buồn của lãnh đạo các nước cũng như đông đảo bạn bè quốc tế ở nhiều giới khác nhau, chúng ta lại thêm một lần nữa cảm nhận rõ nét tình cảm sâu sắc, sự kính trọng và mến phục từ các nhà lãnh đạo và bạn bè quốc tế dành cho đồng chí Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin tại Trụ sở Trung ương Đảng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thưa Bộ trưởng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất tâm huyết trong việc xây dựng và phát triển đối ngoại Việt Nam. Đặc biệt, ngoại giao Việt Nam được đồng chí Tổng Bí thư đúc kết là trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Xin Bộ trưởng cho biết, việc triển khai đường lối ngoại giao “cây tre Việt Nam” cũng như các đóng góp quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình hội nhập quốc tế và những thành tựu đối ngoại mà đất nước ta đạt được thời gian qua?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Với trí tuệ, tầm nhìn chiến lược, tư duy lý luận sâu sắc, vượt trội, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết, khái quát hệ thống lý luận về đối ngoại, ngoại giao của Đảng ta, xây dựng lên trường phái đối ngoại-ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Đúc kết từ thực tiễn hơn 70 năm đối ngoại, Tổng Bí thư đã lần đầu tiên đề cập đến khái niệm nền “đối ngoại-ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 năm 2016 và được phát triển một cách hệ thống tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc năm 2021.

“Đối ngoại-ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” là kết quả từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, là sự tổng kết bản sắc của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, được đúc kết, hình tượng hóa dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy bản sắc ngoại giao truyền thống của Việt Nam; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nhân loại và xuất phát từ thực tiễn yêu cầu, nhiệm vụ của đối ngoại trong giai đoạn mới.

Nền “đối ngoại-ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển là sự đúc kết thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Như đồng chí Tổng Bí thư đã nói, vững ở gốc là nguyên tắc vì lợi ích quốc gia-dân tộc để phục vụ, là đường lối đối ngoại độc lập-tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Chắc ở thân là sức mạnh đoàn kết, sức mạnh tổng hợp của đối ngoại dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, của ý chí tự lực, tự cường và sự ủng hộ, đoàn kết quốc tế. Uyển chuyển ở cành là phong cách, nghệ thuật ứng xử linh hoạt, sáng tạo “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Có thể nói, đó là sự kế thừa và phát triển của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế”, “biết dừng, biết biến”, là kim chỉ nam cho hoạt động của ngành ngoại giao Việt Nam, là đóng góp trực tiếp cho những thành tựu “mang ý nghĩa lịch sử” của đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua.

Bạn bè quốc tế cũng rất quan tâm đến trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Lãnh đạo, chính giới, học giả của Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ… các nước bạn bè truyền thống đều đánh giá rất cao đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao 32 – Ảnh: baoquocte.vn

Đối với ngành ngoại giao, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều đóng góp, trăn trở cùng ngành. Xin Bộ trưởng cho biết thời gian tới, ngành ngoại giao sẽ làm gì để “xứng đáng hơn nữa với vai trò tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” như lời đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Ngành ngoại giao có vinh dự to lớn được đồng chí Tổng Bí thư quan tâm lãnh đạo, dìu dắt và dành tình cảm đặc biệt. Dù bận rộn, nhưng đồng chí Tổng Bí thư luôn dành thời gian để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đối ngoại. Ngành ngoại giao rất vinh dự được đồng chí Tổng Bí thư 6 lần trực tiếp đến dự, chỉ đạo tại tất cả các hội nghị ngoại giao trong hơn 10 năm qua và hội nghị đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên năm 2021.

Đặc biệt, đối với ngành ngoại giao, đồng chí Tổng Bí thư còn là một lãnh đạo gần gũi, sâu sát, đáng kính, vừa có tâm vừa có tầm. Mỗi dịp được làm việc với đồng chí Tổng Bí thư, các cán bộ trong ngành đều thấy toát lên tư tưởng, tầm nhìn chiến lược của đồng chí Tổng Bí thư về đối ngoại, về sự thấu đáo, toàn diện và nhạy bén cũng như tinh thần không ngừng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân.

Đồng chí Tổng Bí thư luôn căn dặn ngành ngoại giao phải dám vượt ra khỏi những tư duy, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tầm khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, đồng chí rất quan tâm đến công tác xây dựng ngành ngoại giao, coi trọng việc rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng và tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của mỗi cán bộ ngoại giao Việt Nam.

Cán bộ ngành ngoại giao luôn khắc ghi lời đồng chí Tổng Bí thư căn dặn tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, tháng 8/2018 “càng hội nhập sâu vào thế giới, chúng ta càng cần có các nhà ngoại giao đủ bản lĩnh chính trị, đủ trình độ, uy tín, phong cách để sánh vai với các nước, bạn bè quốc tế; toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp. Một nhà ngoại giao giỏi trước hết phải là một nhà chính trị giỏi, luôn lấy lợi ích của quốc gia, của chế độ làm kim chỉ nam trong hành động. Nhà ngoại giao luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, là đất nước, là nhân dân. Phải tự tin, vững vàng, kiên định và khôn khéo”.

Thấm nhuần lời căn dặn của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 tháng 12/2023, đó là các cán bộ ngoại giao phải “luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với chế độ, luôn đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia-dân tộc, luôn cháy bỏng khát khao cống hiến và phục vụ”, ngành ngoại giao sẽ nỗ lực vượt lên trên chính bản thân mình, viết tiếp những trang sử như đồng chí Tổng Bí thư nhiều lần nhấn mạnh là “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Dù đồng chí Tổng Bí thư đã đi xa, nhưng tấm gương sáng của đồng chí sẽ tiếp tục là ngọn lửa soi đường cho các cán bộ ngoại giao đi tới. Ngành ngoại giao sẽ luôn tâm niệm, ghi nhớ những chỉ đạo, căn dặn của đồng chí Tổng Bí thư để tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, góp phần xây dựng nền, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần phục vụ đắc lực các mục tiêu chiến lược của đất nước.

Dưới ngực áo ấy, có một trái tim đỏ thắm màu cờ Tổ quốc. Trái tim ấy vừa ngừng đập. Nhưng những di sản mà trái tim ấy để lại sẽ luôn là ngọn đuốc dẫn đường cho các cán bộ ngoại giao trong hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm gian trưng bày cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư – Ảnh: baoquocte.vn

Nhìn lại suốt gần 15 năm qua, trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều chuyến thăm nước ngoài, trong đó có những chuyến thăm mang dấu ấn lịch sử. Trong những chuyến thăm đó, đồng chí Tổng Bí thư đã có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của các nước, bạn bè Việt Nam tại các nước. Xin Bộ trưởng chia sẻ về những đánh giá, ấn tượng sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những chuyến thăm ấy?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Trong gần 15 năm qua trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp tham dự vào nhiều hoạt động đối ngoại, có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc mang dấu ấn lịch sử, không chỉ mở ra những chương mới trong quan hệ song phương với các nước mà còn tạo dựng thế chiến lược thuận lợi của ta trong cục diện quốc tế.

Trong các chuyến thăm đó, đồng chí Tổng Bí thư đã để lại những ấn tượng sâu sắc với lãnh đạo các nước và với bạn bè quốc tế về nhân cách,phẩm giá của một con người; sự chân thành, tin cậy và tầm nhìn, tư tưởng của một nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đặc biệt là bất kỳ nhà lãnh đạo, bạn bè quốc tế nào cũng kính trọng và nể phục cốt cách, tinh thần, trí tuệ đồng chí Tổng Bí thư và luôn coi đó là đại diện của cốt cách, tinh thần, trí tuệ của người Việt Nam.

Với các nước láng giềng Lào, Campuchia anh em, đồng chí Tổng Bí thư luôn được coi là người kế tục xứng đáng sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc, ưu tú trong thời đại mới. Trong các bức điện chia buồn, các nhà lãnh đạo cấp cao của Lào trân trọng ghi nhận những cống hiến hết tâm sức và trí tuệ của đồng chí Tổng Bí thư, đưa đất nước Việt Nam không ngừng phát triển, vị thế của Việt Nam được nâng cao rõ rệt trên trường quốc tế và khu vực. Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen xúc động đánh giá di sản của đồng chí Tổng Bí thư, một lãnh tụ sáng suốt, người đã cống hiến trọn đời mình cho cuộc đấu tranh vì độc lập của Việt Nam và cho hòa bình, thịnh vượng của Nhân dân Việt Nam sẽ được nhiều thế hệ đời sau ghi nhớ.

Với Trung Quốc, đồng chí Tổng Bí thư là người đồng chí thân thiết và người bạn chân thành, kết nên tình hữu nghị sâu sắc giữa hai Đảng, hai nước. Vừa qua, khi viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã xúc động ghi lại những dòng cảm tưởng, đánh giá đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân Việt Nam, người bạn vĩ đại của nhân dân Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Với các nước bạn bè xã hội chủ nghĩa, đồng chí Tổng Bí thư luôn được coi là nhà Mác-xít kiên định, vị lãnh đạo sáng suốt của nhân dân Việt Nam với những đóng góp to lớn cho phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Trong lòng các nước bạn bè truyền thống, như các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Cuba nhấn mạnh, đồng chí Tổng Bí thư là một người bạn thân thiết, một người anh em lớn luôn mở rộng vòng tay với các nước người bạn thân yêu, luôn sẵn sàng dang cánh tay đoàn kết với Cuba trong những hoàn cảnh thách thức phức tạp nhất.

Với các nước lớn như Nga, Hoa Kỳ, đồng chí Tổng Bí thư là người lãnh đạo có uy tín trên trường quốc tế, có những đóng góp to lớn cho việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Liên bang Nga và là người đóng góp rất quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ sâu sắc và đầy đủ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc đến đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một người bạn tuyệt vời, một người bạn thực sự có đóng góp cá nhân to lớn cho việc thiết lập và phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Mát-xcơ-va và Hà Nội.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhấn mạnh nhờ tình hữu nghị giữa hai nước mà người dân Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày nay được sống trong môi trường an ninh và những cơ hội lớn hơn. “Đó là nhờ công lao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.

Với nhiều đối tác khác, đồng chí Tổng Bí thư đều có những dấu ấn nổi bật trong thúc đẩy và định hướng phát triển các quan hệ hữu nghị, hợp tác bền vững, lâu dài. Sự ra đi của Tổng Bí thư không chỉ là mất mát lớn của nhân dân Việt Nam mà còn để lại niềm tiếc nuối sâu sắc với bạn bè quốc tế, với những người đã từng có dịp gặp gỡ, tiếp xúc với đồng chí Tổng Bí thư./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc

Chiều 18/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp đồng chí Trương Quân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hoan nghênh chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của đồng chí Trương Quân, qua đồng chí Chánh án gửi lời cảm ơn tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45), sáng 18/10, tại thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Đại hội X Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X. Với chủ đề “Đoàn kết-Dân chủ-Đổi mới-Sáng tạo-Phát triển," Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ...

Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ chăm lo, bảo vệ lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của nhân dân; mục tiêu cao nhất là phục vụ nhân dân, làm cho cuộc sống của nhân dân tốt đẹp hơn. Với chủ đề “Đoàn kết-Dân chủ-Đổi mới-Sáng tạo-Phát triển," Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17/10, tại...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất