Powered by Techcity

Tổng Bí thư: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH

Với nền tảng chính trị, pháp lý vững chắc và sự đồng thuận cao, Tổng Bí thư tin tưởng Nghị quyết sẽ tạo ra bước đột phá, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự, chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.

Phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Từ Đại hội IV, khoa học và công nghệ đã được xác định là cuộc cách mạng, và đến nay, là quốc sách hàng đầu. Nhiều Nghị quyết quan trọng đã được ban hành, mang lại kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển của đất nước như ngày nay.

Tổng Bí thư cho rằng nhìn nhận một cách tổng thể, nghiêm túc và khách quan, kết quả thực hiện các Nghị quyết của Trung ương chưa đạt các mục tiêu đề ra, chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện. Nguyên nhân chính của việc chưa thực sự thành công của các Nghị quyết của Trung ương chính là nằm ở khâu tổ chức thực hiện.

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là “Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học,” “Nghị quyết để thực hiện các Nghị quyết,” “Nghị quyết của hành động” với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhằm hiện thực hóa các chủ trương, xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ đất nước trong kỷ nguyên mới.

Để đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời, Tổng Bí thư nêu rõ quan điểm luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là “không khí và ánh sáng” của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là “cây gậy thần” đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.

Đột phá phải tiến hành ở cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đó là những khoảng không gian vô tận, có nhiều miền hoang vu, có nhiều cơ hội để các trí thức, các nhà khoa học, người lao động biến “sỏi đá thành cơm.”

Về hành động, Tổng Bí thư yêu cầu cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Nhà nước cần tập trung bốn việc gồm hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.

Tổng Bí thư nêu rõ cần thống nhất nhận thức và hành động. Xác định phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trung ương đã gương mẫu hành động với Chương trình hành động kèm theo được quán triệt ngay hôm nay. Các cấp ủy, chính quyền cần cụ thể hóa Nghị quyết bằng các kế hoạch sát thực tiễn, lấy kết quả triển khai làm tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng. Mọi nhiệm vụ sẽ được giám sát, đánh giá thường xuyên; làm tốt được khen thưởng, làm chậm hoặc sai phạm sẽ bị phê bình, xử lý. Lãnh đạo yếu kém, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế ngay, không để đất nước lỡ cơ hội phát triển. Các cấp ủy, chính quyền, đơn vị cần lập kế hoạch cụ thể, bám sát mục tiêu Nghị quyết 57, với nhiệm vụ rõ ràng, phân công cụ thể, thời gian hoàn thành và kết quả đo lường được. Ngay trong năm 2025 này, cần phải lựa chọn và giải quyết những vấn đề rất căn cơ, tạo nền tảng cho giai đoạn 2026-2030, tạo cú hích cho năng suất lao động mới, tạo niềm tin cho xã hội.

Tổng Bí thư đề nghị phải khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; khuyến khích người năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trước hết phải bằng chính các quy định của pháp luật, tạo không gian cho người quản lý quyết định và chịu trách nhiệm.

Bộ Chính trị đã định hướng đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, đảm bảo linh hoạt, hiệu quả và tinh thần này sẽ được thể chế hóa trong Luật sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự kiến được Quốc hội thông qua sớm.

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm khu trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Ban cán sự đảng Chính phủ cần phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ xây dựng 27 luật và 19 nghị định trong năm 2025, đảm bảo thể chế hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và ban hành sớm văn bản hướng dẫn để các quy định mới sớm đi vào thực tiễn.

Hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả, có cơ chế giám sát và đánh giá chặt chẽ, nhất là với đội ngũ cán bộ thực thi. Loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa.

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là con đường sống còn

Tổng Bí thư chỉ rõ khẩn trương sắp xếp lại bộ máy về khoa học công nghệ. Trong quý 1/2025, hoàn thành việc sắp xếp lại các tổ chức khoa học, công nghệ; tập trung đầu tư trọng điểm để phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh. Có kế hoạch cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân tài khoa học, công nghệ. Triển khai các giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu, thu hút nhân tài công nghệ là người Việt và người nước ngoài tới làm việc.

Các thủ tục liên quan đến vấn đề này phải thực sự thông thoáng hơn nữa, thậm chí phải có tính cạnh tranh cao so với các nước khác mới thu hút được. Xem xét bỏ bớt các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp với yêu cầu mới của Nghị quyết 57.

Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, những người hiểu hiểu rõ văn hóa Việt Nam, trưởng thành ở các nước phát triển, am hiểu chuyên môn và quản lý, có sự kết nối quốc tế sâu rộng.

Tính toán hình thành cơ chế kiến trúc sư trưởng hoặc tổng công trình sư cho việc thực hiện các đề án, dự án lớn về khoa học công nghệ và chuyển đổi số mang tính liên ngành; lập Viện quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm định về các nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, kiểm định sản phẩm và dịch vụ. Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.

Tổng Bí thư nhấn mạnh ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ, R&D, lập các quỹ khoa học và công nghệ, khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thiên thần, quỹ khởi nghiệp, quỹ đổi mới sáng tạo… Nghiên cứu cơ chế cho mô hình “đầu tư công-quản trị tư”, bảo đảm nhà khoa học có quyền chủ động trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ.

Năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Sớm công bố chính sách này và hướng dẫn thủ tục thực hiện thuận lợi. Tiến hành rà soát, điều chỉnh các đề án, dự án để đảm bảo phù hợp với Nghị quyết 57, tránh lãng phí, tập trung đầu tư hiệu quả, có trọng tâm. Đồng thời, cải cách triệt để quy trình phân bổ, quản lý và thanh quyết toán kinh phí, loại bỏ cơ chế “xin-cho” và các thủ tục rườm rà để tối ưu hóa nguồn lực và khuyến khích sáng tạo.

Nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Tổng Bí thư yêu cầu ban hành cơ chế thu hút nhân tài nói chung, đặc biệt là nhân tài khoa học, công nghệ, nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia quốc tế, với các chính sách hấp dẫn về quốc tịch, thu nhập, nhà ở và môi trường làm việc…; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số.

Đặc biệt, cần chuẩn bị hạ tầng năng lượng cho 5-10 năm tới, với trọng tâm là năng lượng sạch, đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển bằng hành động cụ thể. Tối ưu hóa và nâng cấp hạ tầng số, xây dựng các trạm gốc 5G, mở rộng Internet băng thông rộng và phạm vi phủ sóng cáp quang. Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, triển khai Luật Dữ liệu và sàn giao dịch dữ liệu trong năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm khu trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Trong năm 2025, Ban cán sự đảng Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, bổ sung Quy hoạch điện VIII, khai thác hiệu quả các tiềm năng như điện gió, điện mặt trời, triển khai xây dựng Nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo nguồn điện bền vững. Đồng thời, cần quản lý, khai thác, bảo vệ hiệu quả khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm, để phục vụ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

Tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải, Tổng Bí thư đề nghị cần ưu tiên nguồn lực cho một số ngành kinh tế có lợi thế và tiềm năng phát triển, tránh dàn trải, kém hiệu quả và lãng phí; đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các quốc gia tiên tiến, nhất là trong các lĩnh vực như Trí tuệ Nhân tạo, công nghệ sinh học, bán dẫn và năng lượng tái tạo. Tích cực tham gia xây dựng các chuẩn mực quốc tế, trước mắt là trong khu vực ASEAN, thông qua các sáng kiến như Công ước Hà Nội; chúng ta phải biết cách “đứng trên vai của những người khổng lồ.” Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.

Quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, không để lỡ thời cơ thêm lần nữa, Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, xây dựng một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư chỉ rõ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số.

Với nền tảng chính trị, pháp lý vững chắc và sự đồng thuận cao từ toàn Đảng, nhân dân và giới trí thức, Tổng Bí thư tin tưởng, Nghị quyết sẽ tạo ra bước đột phá, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch CPP Hun Sen bày tỏ vui mừng, đánh giá cao hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước phát triển ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực. Ngày 21/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Tổng Bí thư Ban Chấp...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bí thư Quảng Tây của Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm chào mừng và đánh giá cao đồng chí Trần Cương đến thăm, làm việc tại Việt Nam đầu tiên ngay sau khi đảm nhiệm chức vụ Bí thư Khu ủy Quảng Tây. Chiều 18/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều ngày 14/2, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Chủ tịch Tập đoàn SK thăm và làm việc tại Việt Nam; đánh giá cao những thành quả đạt được của Tập đoàn SK trong quá trình đầu tư kinh doanh tại Việt...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane

Tổng Bí thư đánh giá chuyến thăm của đồng chí Thongsavanh Phomvihane có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp để hai bên chuẩn bị tốt nhất cho cho các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao thời gian tới. Chiều 13/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Thongsavanh Phomvihane, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào làm Trưởng đoàn đang có chuyến chính thức Việt Nam. Tại...

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khả năng lãnh đạo, tầm nhìn dài hạn, khả năng thích ứng, ưu tiên chiến lược và sự đổi mới của chính quyền, Chính phủ là những tiêu chí để đánh giá hiệu năng và kết quả của bộ máy. Phát biểu tại phiên họp tổ về 03 nội dung: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị...

Cùng tác giả

Đoàn học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tế tại Quảng Ninh

Ngày 24/2, đoàn thực tế lớp Cao cấp Lý luận chính trị K75.A08, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do PGS.TS Đặng Quang Định, Viện trưởng Viện Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có chương trình làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về nghiên cứu mô hình xây dựng khối đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tại tỉnh Quảng Ninh. Làm...

Phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản

Ngày 24/2, Đoàn ĐBQH tỉnh, Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phối hợp tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Sáng 24/2, Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ trì cuộc họp. Cùng dự họp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến diễn ra ngày 26/2. Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Cùng chuyên mục

Đoàn học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tế tại Quảng Ninh

Ngày 24/2, đoàn thực tế lớp Cao cấp Lý luận chính trị K75.A08, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do PGS.TS Đặng Quang Định, Viện trưởng Viện Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có chương trình làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về nghiên cứu mô hình xây dựng khối đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tại tỉnh Quảng Ninh. Làm...

Phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản

Ngày 24/2, Đoàn ĐBQH tỉnh, Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phối hợp tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Sáng 24/2, Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ trì cuộc họp. Cùng dự họp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến diễn ra ngày 26/2. Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn...

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Đại hội Đảng bộ quân sự TP Hạ Long lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 22/2, Đảng bộ Quân sự TP Hạ Long long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đại hội được Tổng Cục Chính trị QĐND Việt Nam chọn làm trước để rút kinh nghiệm trong toàn quân cấp cơ sở khối địa phương. Đây cũng là đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội. Tới dự đại hội có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy...

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia hội đàm với Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2025) và 36 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2025), Đoàn đại biểu Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành (Quảng Tây, Trung Quốc) do đồng chí Cảnh đốc cấp 1, Long Trạch Lương, Phó Trạm trưởng làm Trưởng đoàn sang chúc mừng và hội đàm với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia, BĐBP Quảng Ninh (Việt Nam). Trung tá Vũ Văn Năm, Phó...

Tiếp tục vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch CPP Hun Sen bày tỏ vui mừng, đánh giá cao hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước phát triển ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực. Ngày 21/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Tổng Bí thư Ban Chấp...

Nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung ở cấp độ địa phương

Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân và Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp năm 2025 diễn ra từ ngày 19 đến 21/2 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tiếp tục được đánh giá là cơ chế hợp tác hiệu quả, tiêu biểu cấp địa phương của 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Sau 2 ngày làm việc hiệu quả, với tinh thần hữu nghị, thẳng thắn và thiết thực, các nội dung về giao lưu,...

Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban công tác liên hợp giữa 4 tỉnh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Tiếp nối thành công của Chương trình Gặp gỡ đầu xuân 2025, chiều 21/2, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Hội nghị do Trưởng Đoàn đại biểu Ủy ban công tác liên hợp của 4 tỉnh Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,...

Trao giải cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2025) và lịch...

Chiều 21/2, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết, trao giải cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2025) và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh”; phát động hưởng ứng Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Quảng Ninh lần thứ 6 năm 2025; Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư...

Tin nổi bật

Tin mới nhất