Powered by Techcity

Tổng Bí thư: Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chịu bất cứ sức ép nào

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo phiên họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Phòng ngừa chặt chẽ để “khổng thể” tham nhũng, tiêu cực

Nhiều chủ trương, giải pháp, quy định quan trọng về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được chỉ đạo sơ kết, tổng kết, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành và triển khai thực hiện quyết liệt, tạo hiệu quả rõ rệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhất là, việc xuất bản, quán triệt Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đã tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn đảng, toàn quân, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đặc biệt quan tâm; ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án,…; quy định về phát huy vai trò của nhân dân trong phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;… Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung rà soát, giám sát, xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quản lý kinh tế – xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng, minh bạch, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; khắc phục những sơ hở, bất cập dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 3 Hội nghị toàn quốc về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ban hành trên 100 văn bản để tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (tăng hai lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng). Quốc hội đã thông qua 24 luật, pháp lệnh và ban hành nhiều nghị quyết quan trọng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 335 nghị định, 86 quyết định. Các bộ, ngành ban hành gần 1.800 thông tư, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 218 đảng viên do tham nhũng, 10 đảng viên vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 13 cán bộ diện Trung ương quản lý. Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 165.000 tỷ đồng (tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 2022); kiến nghị xử lý trách nhiệm 784 tập thể, 2.912 cá nhân. Qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, thi hành án đã chuyển hơn 320 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thi hành kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý. Ngành Thanh tra, Kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 340.000 tỷ đồng (tăng hơn hai lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII), hơn 1.700 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với hơn 6.600 tập thể và gần 18.000 cá nhân. Các cơ quan chức năng đã chuyển gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật (tăng gần hai lần so với cả nhiệm kỳ Đại hội XII).

Điểm mới trong nhiệm kỳ này là, thực hiện chủ trương của Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã kiên quyết làm rõ trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng trong lĩnh vực được giao quản lý, phụ trách. Trên cơ sở đó, khuyến khích cán bộ từ chức, xin thôi chức vụ, kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút. Đến nay, Trung ương đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 15 cán bộ diện Trung ương quản lý. Các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, nghỉ công tác, bố trí công tác khác gần 150 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có 4 cán bộ diện Trung ương quản lý, 65 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý.

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực; giám định, định giá tài sản; phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý nguồn tin về tội phạm tham nhũng, tiêu cực và những khâu yếu trước đây được tập trung chỉ đạo, tạo bước chuyển biến tích cực.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và ở địa phương, cơ sở được chỉ đạo đẩy mạnh, bước đầu khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có nhiều đổi mới. Vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, báo chí, nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được phát huy tốt hơn.

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập trung giám sát nhiều chuyên đề liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như: Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế;…

Khắc phục ngay tình trạng né tránh, nể nang, đùn đẩy

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, trong 6 tháng đầu năm 2023 và từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, hoạt động của Ban Chỉ đạo tiếp tục được đổi mới cả về nội dung và phương thức, ngày càng nền nếp, bài bản, càng làm càng có nhiều kinh nghiệm, hiệu quả, uy tín ngày càng cao. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, đạt nhiều kết quả toàn diện, có bước đột phá mới cả ở Trung ương và địa phương; góp phần tích cực vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; được cán bộ, đảng viên, nhân dân ngày càng tin tưởng, đồng tình, ủng hộ, các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Tổng Bí thư nhấn mạnh “Từ những thực tiễn hàng chục năm, có thể xây dựng một lý luận về chủ trương, đường lối, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho các thế hệ sau.”

Về phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023 và thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải luôn luôn tổng kết, rút kinh nghiệm, tinh thần là làm kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa; kiên quyết, kiên trì, không nể nang, không chịu bất cứ sức ép nào. Các cơ quan chức năng làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải xây dựng những chính sách, thể chế, cơ chế chặt chẽ, thiết thực và có sự phối hợp ăn khớp. Các cơ quan chức năng kiện toàn tốt hơn nữa, có bản lĩnh, trình độ, kiên định, kiên cường, phối hợp chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng chính sách, quy định để ngăn chặn từ sớm, từ xa. Trước hết, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gương mẫu đi đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giữ mình trong sạch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, các cơ quan chức năng làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng thêm một số quy chế cần thiết khắc phục ngay tình trạng né tránh, nể nang, đùn đẩy. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo về mặt đường lối, tư tưởng, phương pháp, cách làm, chứ không làm thay các cơ quan bên dưới.

Trong những tháng cuối năm 2023 và thời gian tới, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo và các Kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo.|

Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trọng tâm là sớm hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; bảo vệ người tố cáo, cung cấp thông tin về tham nhũng, tiêu cực.

Ban Chỉ đạo đề nghị khẩn trương khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật đã được chỉ ra qua rà soát và các vấn đề cụ thể mà các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã kiến nghị, đề xuất; hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai, Luật Đấu giá tài sản, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản và các dự án luật khác liên quan đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khẩn trương ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030.

Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo tăng cường phối hợp, chủ động xử lý các vướng mắc trong giám định, định giá, cung cấp tài liệu; đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Phấn đấu từ nay đến hết năm 2023 kết thúc điều tra 07 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 09 vụ án, xét xử sơ thẩm 11 vụ án, xét xử phúc thẩm 07 vụ án, kết thúc xác minh, giải quyết 11 vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Nhất là tập trung đẩy nhanh tiến độ, kết thúc điều tra, truy tố xét xử các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, Sở Y tế Quảng Ninh và Công ty AIC, giai đoạn II vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi;…

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: Quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đầu tư công; quản lý, sử dụng, khai thác đất đai, tài nguyên, khoáng sản; hoạt động đấu thầu, đấu giá, chứng khoán; cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc thực hiện các chủ trương, chính sách phục hồi kinh tế sau dịch bệnh…; khẩn trương hoàn thành thanh tra, giám sát các chuyên đề theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Cơ quan chức năng tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các sai phạm của các tổ chức đảng và đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; tiếp tục rà soát, xem xét cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị; tập trung chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng triển khai kiểm tra chuyên đề về công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thành pháp luật của Nhà nước; hoàn thành các Đề án theo Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.

Tại Phiên họp này, Ban Chỉ đạo đã thống nhất kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 10 vụ án, một vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc

Chiều 18/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp đồng chí Trương Quân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hoan nghênh chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của đồng chí Trương Quân, qua đồng chí Chánh án gửi lời cảm ơn tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45), sáng 18/10, tại thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Đại hội X Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X. Với chủ đề “Đoàn kết-Dân chủ-Đổi mới-Sáng tạo-Phát triển," Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ...

Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ chăm lo, bảo vệ lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của nhân dân; mục tiêu cao nhất là phục vụ nhân dân, làm cho cuộc sống của nhân dân tốt đẹp hơn. Với chủ đề “Đoàn kết-Dân chủ-Đổi mới-Sáng tạo-Phát triển," Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17/10, tại...

Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gồm 66 ấn phẩm

Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gồm 66 ấn phẩm, trong đó có 46 cuốn sách được xuất bản tại Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật và 20 cuốn sách được xuất bản tại các nhà xuất bản khác. Chiều 15/10, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dự buổi lễ có các Ủy...

Cùng tác giả

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Tour ngắm chim lên đến chục nghìn USD ở Việt Nam

Tour ngắm chim giá lên tới chục nghìn USD ở Việt Nam ngày càng được khách nhà giàu quan tâm, tạo doanh thu lớn, nhưng chưa nhiều doanh nghiệp khai thác. "Trung bình mỗi du khách chi cho một tour ngắm chim dài ngày từ 4.000 USD đến 10.000 USD, chưa bao gồm vé máy bay", chuyên gia điểu học Nguyễn Hoài Bảo nói. Ông Bảo là CEO Wildtour, công ty khai thác các birdwatching tour (tour ngắm chim) từ năm...

Khát vọng khởi nghiệp xanh bền vững

Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 cho thấy sự nỗ lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cống hiến của những người phụ nữ đã không ngại khó khăn, thử thách để xây dựng các dự án khởi nghiệp mang tính đột phá và tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh. Đây không chỉ là thành quả của sự cố gắng không ngừng, mà còn là minh chứng cho...

Cùng chuyên mục

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Chủ động, tích cực, bảo đảm tiến độ và chất lượng công tác tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Chiều 18/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ hai. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, sau khi nghe Bộ phận Thường trực của Tiểu ban báo cáo, các đại biểu đã thảo luận về các nội dung: Kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức phục...

Ông Nguyễn Đức Tâm được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, ông Nguyễn Đức Tâm đã được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số 1199/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 17/10. Ngày 18/10, ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, đã được Thủ tướng Chính Phạm Minh Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23 đến ngày 24/10. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất