Powered by Techcity

Tôi rất ấn tượng về những đền thờ danh nhân nổi tiếng ở Quảng Ninh

PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, được đánh giá là một chuyên gia hàng đầu về chữ Nôm ở nước ta, một người có vốn kiến thức uyên thâm, sâu sắc và đa chiều về tiếng Việt cổ. Ông là tác giả, đồng tác giả và chủ biên nhiều công trình có giá trị cao về văn hóa của người Việt. Nhân chuyến công tác của PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí tại TP Hạ Long, phóng viên Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh đã có cuộc phỏng vấn ông.

– Thưa ông, trong chuyến khảo sát tại TP Hạ Long, ông ấn tượng với những di tích nào nhất?

+ Tôi cảm ơn TP Hạ Long đã mời đi khảo sát một số di tích lịch sử quan trọng. Tôi rất ấn tượng về những đền thờ danh nhân nổi tiếng ở Quảng Ninh, như đền thờ Trần Quốc Nghiễn, đền thờ vua Lê Thánh Tông ở núi Bài Thơ, chùa Long Tiên và đặc biệt là đền thờ vua Lê Thái Tổ ở xã Lê Lợi. 

– Ngôi đền có những điều gì mà ông cho là đặc biệt?

+ Sau khi về Hà Nội, đọc thêm nhiều cứ liệu lịch sử liên quan đến vua Lê Thái Tổ, chúng tôi tập trung suy nghĩ và đề xuất cần xây dựng quy hoạch đền thờ vua Lê Thái Tổ cho xứng với tầm vóc của ngài cũng như của TP Hạ Long hiện nay. Có điều làm chúng tôi ngạc nhiên là đền thờ vua Lê Thái Tổ được đặt ở xã Lê Lợi là tên huý của đức vua.

Đến đây, chúng tôi chợt liên tưởng đến đền thờ vua Lê Thái Tổ khác cũng ở xã Lê Lợi song lại thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Tại đây còn lưu giữ được một bài thơ chữ Hán của vua Lê gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ làm vào năm 1432, được khắc trên vách núi. Trong đó, tôi đặc biệt chú ý 4 câu thơ: “Biên phòng hảo bị trù phương lược/ Xã tắc ưng tu kế cửu an/ Hư đạo nguy than tam bách phúc/ Như kim chỉ tác thuận lưu khan”. Tạm dịch nghĩa là: Chúng ta phải trù bị phương lược chống giặc ở nơi biên cương/ Để làm cho xã tắc được yên ổn lâu dài/ Ba trăm ghềnh thác hiểm trở thấm tháp gì/ Nay ta chỉ xem như dòng nước chảy xuôi.

Sử sách còn ghi vua Lê Thái Tổ năm 1430 đi đánh giặc ở Cao Bằng, đến năm 1432 đánh Đèo Cát Hãn ở Mường Tè. Như vậy, chúng tôi cũng có thể đoán định rằng việc vua Lê Thái Tổ đi đánh giặc ở Hoành Bồ cũng xảy ra vào khoảng thời gian đó, nghĩa là cách chúng ta ngày nay đã ngót 600 năm rồi.

Trong đền thờ vua Lê Thái Tổ ở xã Lê Lợi của TP Hạ Long, ngoài tôn thần Lê Thái Tổ ra, còn có phối thờ Lê Lai và Nguyễn Trãi. Lê Lai thì được vua Lê Lợi dặn con cháu đời sau phụng thờ. Thậm chí còn cúng giỗ Lê Lai trước Lê Lợi một ngày. Vì thế, dân gian mới có câu ngạn ngữ: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”. Còn Nguyễn Trãi vì cuộc đời ông chìm nổi, khi cuối đời lại dính vào án chu di tam tộc nên việc thờ cúng ông sau này không khỏi có lúc bị sao nhãng. Các hương nhân ở Hoành Bồ xưa khi xây đền vua Lê Thái Tổ đã chọn Nguyễn Trãi là nhân vật để phối thờ thực là việc làm có ý nghĩa và giàu tính nhân văn.

Đền thờ vua Lê Thái Tổ ở xã Lê Lợi (TP Hạ Long) hiện nay.
Đền thờ vua Lê Thái Tổ ở xã Lê Lợi (TP Hạ Long) hiện nay.

– TP Hạ Long đã có dự án đầu tư cải tạo, mở rộng đền thờ vua Lê Thái Tổ ở xã Lê Lợi. Trong chuyến khảo sát này, ông có góp ý gì cho dự án trùng tu này về khía cạnh chuyên môn Hán Nôm?

+ Theo tôi, TP Hạ Long cần giữ lại các câu đối đại tự hiện có, song cũng có thể giữ nguyên nội dung mà làm lại với quy mô lớn hơn, đẹp hơn. Có thể có câu đối chưa thực sự hay lắm nhưng người viết rất chân thành, thể hiện sự mong muốn của mình đối với xã hội, đối với con em nên vẫn cần lưu giữ lại cho hậu thế. Cũng cần bổ sung vào đền thờ vua Lê Lợi những câu đối, hoành phi, cuốn thư mới cho phù hợp.

Theo tôi ở đền vua Lê Thái Tổ cần bổ sung 9 câu đối dài từ 9 cho đến 15 chữ, 9 bức hoành phi. Ở sân lễ hội, cần làm thêm nhiều câu đối và cuốn thư mới. Trong đó có 9 câu đối dài từ 9 đến 11 chữ, trong đó có 1 câu đối chữ Nôm; 9 bức cuốn thư có nội dung là các bài thơ ca ngợi công đức của vua Lê Thái Tổ và các vị tôn thần. Ở khu vực trải nghiệm cần làm thêm 9 câu đối từ 9 cho đến 13 chữ, trong đó có 3 câu đối chữ Nôm và 9 bức đại tự. Tổng cộng có 27 câu đối, 27 hoành phi.

Đồng thời, cần dựng một phiên bản văn bia ghi lại việc vua Lê Thái Tổ đánh giặc ở Mường Tè để đặt vào đền. Việc này đã có tiền lệ vì phiên bản đó được đặt tại Hồ Gươm (Hà Nội), còn một phiên bản nữa thì đặt tại Lam Sơn (Thanh Hoá) rồi. Những phiên bản này đều được công chúng cả nước quan tâm. Vì thế, lãnh đạo thành phố cũng nên cho phép xây dựng một phiên bản văn bia vua Lê Thái Tổ đánh giặc để vào đền thờ ở xã Lê Lợi.Phối cảnh dự án mở rộng đền thờ vua Lê Thái Tổ tại xã Lê Lợi, TP Hạ Long.

Phối cảnh dự án mở rộng đền thờ vua Lê Thái Tổ tại xã Lê Lợi, TP Hạ Long.
Phối cảnh dự án mở rộng đền thờ vua Lê Thái Tổ tại xã Lê Lợi (TP Hạ Long).

– Tại sao lại là con số 27 thưa ông?

+ Năm 1427, đất nước sạch bóng quân giặc Minh xâm lược. Nhân dân cả nước an nhiên vui sống. Công lao ấy được nghĩa quân Lam Sơn, được vua Lê Lợi ban cho muôn dân. Công lao to lớn ấy đã in đậm trong trái tim của người Đại Việt. Họ tôn thờ, họ xây đền và rất có thể đền Lê Thái Tổ ở thôn Trới, xã Trí Xuyên, tổng Trí Xuyên, châu Uông Bí nay là xã Lê Lợi, thuộc TP Hạ Long có từ thời đó, song quy mô hẳn nhiên là nhỏ hẹp. Khoảng 500 năm sau, nhân dân thôn Trới đã tôn tạo ngôi đền với quy mô mới mà dấu tích còn lại là chiếc cổng tam quan như một minh chứng.

Đến nay, đền thờ ngày càng được tôn tạo với quy mô lớn hơn rất nhiều. Dưới con mắt của những người nghiên cứu văn hoá lịch sử qua tư liệu Hán Nôm, tôi đặc biệt quan tâm đến 3 khu vực là đền thờ vua Lê Thái Tổ, sân lễ hội và khu trải nghiệm du lịch. Chúng tôi đề nghị bổ sung thêm 27 câu đối, 27 bức hoành phi với ước nguyện con số 27 này để chúng ta ghi nhớ về năm 1427. Và hy vọng rằng đến năm 2027 thì dự án trùng tu sẽ hoàn thành toàn bộ một cách viên mãn.

Chiếc cổng tam quan như một minh chứng về dấu tích đền thờ Lê Thái Tổ đã được trùng tu nhiều lần.
Chiếc cổng tam quan như một minh chứng về dấu tích đền thờ Lê Thái Tổ đã được trùng tu nhiều lần.

– Nhân nói đến những dấu tích văn hoá thời Lê, hoặc được trùng tu vào thời Lê để lại tại Quảng Ninh, có điều gì làm ông chú ý?

+ Tại Quảng Ninh, các di tích chủ yếu thời Lê sơ. Đặc biệt là trong số các di tích này có Yên Tử mà tỉnh Quảng Ninh cùng với hai tỉnh Hải Dương, Bắc Giang đã làm hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới, đã tìm thấy các dấu tích về di tích thời Trần, trùng tu rất lớn vào thời Lê Trung hưng. Tại Quảng Ninh, đã khai quật được di tích kiến trúc, di vật xuất hiện qua khảo cổ; đã xuất lộ những kiến trúc được trùng tu thời Lê Trung hưng, là minh chứng cho thời kỳ phục hưng và phát triển mạnh mẽ nhất của Phật giáo Trúc Lâm. Chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên là những ngôi chùa lớn ở Đông Triều đã được trùng tu trong thế kỷ XVII-XVIII thời nhà Lê. Những di tích này giúp cho chúng ta hiểu một cách rõ rệt rằng, thời Trần đỉnh cao tâm linh hội tụ ở Yên Tử với Trúc Lâm tam tổ sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, qua một thời kỳ trầm lắng đến thời Lê Trung hưng lại được phục hưng mạnh mẽ.

Dấu tích cho thấy, các công trình phòng thủ thời nhà Lê thường nằm ở các đỉnh núi lớn, gần các đường giao thông huyết mạch. Đây cũng là các tiền đồn coi sóc hành vi của quân giặc phương Bắc. Trong đó, ở Hạ Long hiện nay, núi Truyền Đăng (tên hiện nay là núi Bài Thơ, tên cũ là núi Rọi Đèn) và núi Mằn (từng được coi như hai quả núi sinh đôi trong truyền thuyết) được sử dụng là nơi đốt lửa báo hiệu có giặc xâm phạm bờ cõi. Khói ở đây sẽ báo về các đồn sâu hơn bên trong đất liền. Mà chúng ta đều biết, tiền đồn muốn tồn tại phải có hệ tinh thần để bảo vệ, ở đây là đạo Phật. Thực tế, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, Phật giáo phát triển trở lại. Vì thế, có thể nói, đạo Phật đã góp phần củng cố các tiền đồn, góp phần bảo vệ Tổ quốc. Đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. 

Núi Bài Thơ và con đường Trần Quốc Nghiễn nhìn từ trên cao.
Theo truyền thuyết, núi Bài Thơ được coi là anh em sinh đôi của núi Mằn.

– Điều ông vừa nói có hơi nhuốm màu tâm linh huyền thoại?

+ Không đâu. Cái để lại, đọng lại đến nay là các di tích, nhiều khi ta lầm tưởng chỉ gắn với tôn giáo, tín ngưỡng nhưng thực chất gắn với các anh hùng dân tộc. Người Việt coi thần linh là thế lực tinh thần cần thiết cho cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Anh tú của cả đất trời là thần linh đem lại mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi cho con người. Điều đó đúng với truyền thống người Việt mà không nhuốm màu mê tín dị đoan. Chúng ta phải tôn trọng điều đó.

– Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!



Nguồn

Cùng chủ đề

Sẽ không miễn vé tham quan di tích Huế 3 ngày Tết Nguyên đán

Từ 1-1-2025, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ không còn miễn phí vé tham quan di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế vào 3 ngày Tết Nguyên đán như thường niên. Ngày 17-11, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết tỉnh vừa thông qua quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế. Theo đó hiện nay Trung tâm Bảo...

Tổng duyệt vở chèo “Chuyện cái gò Gốm vàng”

Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), sáng 11/11, tại TP Hạ Long, Sở Văn hóa - Thể thao tổ chức tổng duyệt vở chèo “Chuyện cái gò Gốm vàng” tham gia Hội diễn Nghệ thuật quần chúng “Hội tụ sông Hồng” tại Thái Bình. Vở chèo dài 45 phút, do Trung tâm Văn hóa tỉnh dàn dựng,...

Thấy gì từ các nhà lưu niệm, nhà truyền thống hiện nay?

Một trong những mục tiêu của Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh ban hành “Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững” là khuyến khích phát triển bảo tàng ngoài công lập, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương xây dựng và khai thác nhà truyền thống, phòng truyền thống...

Trải nghiệm Yên Tử qua lăng kính VR360

TP Uông Bí vừa ra mắt và đưa vào sử dụng sản phẩm tham quan thực tế ảo VR360 - Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử (gọi tắt là VR360 Yên Tử). Việc đưa vào sử dụng sản phẩm này không chỉ góp phần quảng bá Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử nói riêng và Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp...

Phát huy giá trị di tích ngành than

Là cái nôi của phong trào công nhân, Cẩm Phả để lại nhiều dấu tích, công trình kiến trúc, mang nhiều giá trị, phản ánh một giai đoạn lịch sử hào hùng ở Vùng mỏ.  Ngược dòng lịch sử, tháng 1/1884, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn làm khế ước bán mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả cho Pháp để tiến hành thăm dò khai thác than. Các công trình liên quan tới giai đoạn này còn khá...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Hoài Lâm đổi nghệ danh do Hoài Linh đặt

Ca sĩ Hoài Lâm gây chú ý khi dùng tên thật đi hát thay vì nghệ danh do NSƯT Hoài Linh đặt cho. Hoài Lâm vừa chia sẻ hình ảnh đêm diễn mới với khán giả. Đáng chú ý, anh lấy tên Tuấn Lộc để đi diễn. Đây cũng chính là tên thật của nam ca sĩ. Trước sự thay đổi này, giọng ca Hoa nở không màu chỉ nói ngắn gọn: "Tôi vẫn đi hát bình thường, chỉ là...

Hồ Ngọc Hà hứa hẹn “chữa lành” những trái tim tổn thương vì yêu

Sau nhiều lần "hứa hẹn", "Cây đèn thần" của Hồ Ngọc Hà cũng chính thức ra mắt khán giả. "Cây đèn thần" là một ca khúc có giai điệu catchy, cuốn hút, do Trid Minh sáng tác, còn Wokeup làm sản xuất âm nhạc. MV do đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư thực hiện, với sự hỗ trợ của giám đốc sáng tạo Alex Fox, giám đốc thời trang Lâm Gia Khang. Với MV "Cây đèn thần", hiệu ứng thay đổi...

Phim kinh dị 18+ có Hồng Đào, Thùy Tiên còn hạn chế

"Linh miêu: Quỷ nhập tràng" có nỗ lực khai thác yếu tố kinh dị dân gian Việt Nam, từ đó lồng ghép nhiều thông điệp về nhân quả trong xã hội phong kiến. Song, phim vẫn còn hạn chế về kỹ xảo, kịch bản và diễn xuất. Phim kinh dị Linh miêu: Quỷ nhập tràng gây chú ý khi quy tụ các gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, hoa hậu Thùy Tiên, Samuel An, Thiên An… Đứng sau dự...

Tăng Duy Tân, Da LAB, HIEUTHUHAI… nhưng Trúc Nhân mới đứng đầu cuộc đua top trending YouTube

Những ngày cuối năm là dịp để nghệ sĩ Việt đua nhau tung sản phẩm mới. HIEUTHUHAI mặc dù "đỉnh nóc, kịch trần' vẫn bị Trúc Nhân soán ngôi. Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những cái tên như HIEUTHUHAI, Trúc Nhân, Hoàng Dũng, Da LAB… Một số ca khúc nhanh chóng dẫn đầu các bảng xếp hạng. Vài người khác gặp khó khăn khi leo hạng. HIEUTHUHAI bị Trúc Nhân soán ngôi Cái tên dẫn đầu bảng xếp hạng...

Song Luân kết hợp Kaity Nguyễn và Yuno Bigboi

"Anh trai" Song Luân vừa ra mắt music video mới mang tên "Cậu Ba". Đặc biệt MV còn có sự góp giọng lần đầu tiên của nữ DV Kaity Nguyễn và rapper Yuno Bigboi. Ca khúc là nhạc phim "Công tử Bạc Liêu" sẽ được ra mắt tại rạp trên toàn quốc vào ngày 6-12. Ca khúc có chất nhạc độc đáo kết hợp giữa phong cách big band thập niên 1930 và hip-hop đương đại. Để bảo đảm tính...

Thảm họa mới của nhạc Việt

Giọng ca trẻ Đỗ Phú Quí hứng chỉ trích nặng nề từ khán giả vì sản phẩm "Pickleball". Bản Visualizer của ca khúc trên YouTube nhận đến 24.000 lượt dislikes. Lượt dislike hiện tại của Pickleball chiếm đến 77% trong tổng số like/dislike trên YouTube. Từ lâu, nhạc Việt mới có ca khúc gây phẫn nộ nhiều như vậy. Trong hơn 2.000 lượt bình luận, đa số là lời chỉ trích. Hình ảnh, âm nhạc của sản phẩm này đang...

Hải Hà mở lớp dạy hát đối giao duyên dân tộc Dao Thanh Y

Tối 21/11, Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Hải Hà phối hợp với xã Quảng Đức tổ chức khai mạc lớp truyền dạy hát đối giao duyên dân tộc Dao Thanh Y năm 2024 và ra mắt câu lạc bộ văn nghệ dân gian xã Quảng Đức. Tham gia lớp truyền dạy hát đối giao duyên dân tộc dao Thanh Y có 60 học viên gồm cán bộ công chức, cán bộ thôn, giáo viên, học sinh, người dân...

Bài tẩy của Karik – Báo Quảng Ninh điện tử

Karik nắm trong tay 3 thí sinh kinh nghiệm để bước vào vòng Bứt phá, là Manbo, Mason Nguyễn và Queen B. Trong số đó, Mando đang là quân bài tẩy của Karik. Karik đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vòng Đối đầu, khi giúp 7 trong 8 thí sinh tiến vào vòng trong. Kinh nghiệm của Karik trong lần thứ 3 ngồi "ghế nóng" Rap Việt đã phát huy, khi sự sáng suốt trong khâu ghép cặp và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất