Powered by Techcity

Tình trạng rừng bị thiệt hại vẫn tiếp tục xảy ra và có nguy cơ gia tăng

Các đại biểu Quốc hội lo ngại khi tình trạng rừng bị thiệt hại vẫn đang tiếp tục xảy ra, trong khi màu xanh của rừng tại một số địa phương vẫn chưa “thực sự bền vững”.

Quang cảnh phiên họp ngày 4/11. (Ảnh: DUY LINH)

Ngày 4/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.

Màu xanh của rừng tại nhiều địa phương không thực sự… bền vững

Nêu quan điểm trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định) cho rằng, hiện nay màu xanh của rừng tại nhiều địa phương không thực sự bền vững khi chủ yếu là keo, bạch đàn – những cây có khả năng giữ đất không cao và chu kỳ khai thác ngắn. Đại biểu kiến nghị cần thay đổi cách làm, tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học ở trong và ngoài nước để triển khai trồng rừng theo từng địa phương, từng địa hình, địa lý khác nhau.

Bên cạnh đó, nên tăng cường trồng cây bản địa, cây lâu năm; nếu vẫn cần khai thác kinh tế thì có thể quy hoạch những vùng trồng cây sản xuất ở phía dưới, còn phía trên đỉnh núi là những cây lâu năm, cây bản địa.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu.

Liên quan vấn đề khai thác tài nguyên, đặc biệt là những dự án ở vùng lõi, vùng dự trữ sinh quyển, đại biểu nhấn mạnh cần rà soát cẩn thận, đánh giá tác động môi trường khách quan, công tâm.

“Đặc biệt những nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo thì chúng ta phải phải thận trọng. Việc khai thác gỗ tự nhiên cần chấm dứt; tuyên truyền để thay đổi sở thích sập gụ, tủ chè, bình hứng lộc làm bằng gỗ nguyên khối tự nhiên của người Việt Nam; cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.

Cũng quan tâm đến vấn đề bảo vệ rừng, đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum) nhận định, những năm vừa qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 42%. Tuy nhiên, tình trạng rừng bị thiệt hại vẫn tiếp tục xảy ra và có nguy cơ gia tăng. Số liệu cho thấy, từ năm 2011 đến nay, diện tích rừng thiệt hại ước hơn 22.800ha. Trong đó rừng bị cháy khoảng hơn 13 nghìn ha, còn lại là do chặt phá trái phép.

Đại biểu trăn trở, rừng thiệt hại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Mất đa dạng sinh học, giảm giá trị tự nhiên và văn hóa của rừng, thay đổi khí hậu, xói mòn đất và là một trong những tác nhân của thời tiết cực đoan, bất thường. Nạn chặt phá rừng trái phép vẫn đang là vấn đề nóng cần giải quyết triệt để. Chính phủ cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý triệt để nạn chặt phá rừng trái phép.

Đại biểu Tô Văn Tám.

Từ những vấn đề trên, đại biểu đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên tiến hành giám sát việc trồng rừng và trồng rừng thay thế. Về phía Chính phủ, cần thực hiện đánh giá hiệu quả tác dụng của độ che phủ rừng đối với vấn đề đa dạng sinh học, môi trường rừng, tác động phòng, chống biến đổi khí hậu, hạn hán, sạt lở… Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ dự án phát triển kinh tế, xã hội có chuyển đổi rừng; có kế hoạch trồng rừng hiệu quả trước khi cấp phép lấy rừng.

Đồng tình, Đại biểu Nguyễn Văn Thi (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang) cho rằng: Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc, thiên tai ngày càng khốc liệt bất thường như hiện nay, Quốc hội, Chính phủ cần có chính sách quan tâm hơn đối với công tác bảo vệ phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn.

Cần có giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và khoáng sản

Tham gia phát biểu ý kiến về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông) cho rằng, cần có giải pháp toàn diện cả trước mắt và trong dài hạn để việc khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước để từ đó bảo đảm an ninh nguồn nước. Việt Nam thực tế có đến 63% nguồn nước đến từ ngoài lãnh thổ và nước mưa thì lúc thừa lúc thiếu do phân bổ theo mùa, một số địa phương chưa có giải pháp tích trữ.

Đại biểu Dương Khắc Mai.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng chỉ ra rằng, tình trạng đắp đập làm thủy lợi, thủy điện, lấp ao hồ, sông suối để phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ… đã dẫn tới hầu hết các con sông chính ở Việt Nam đều bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Chưa kể việc ứng xử của một số quốc gia ở thượng nguồn làm ảnh hưởng đến nguồn nước chảy vào Việt Nam là thực trạng và cũng là thách thức lớn đối với vấn đề an ninh nguồn nước của nước ta trong trước mắt và lâu dài.

Do đó, “nước ngọt cần phải được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt, đó là nguồn sống”, đại biểu Mai nhấn mạnh.

Quan tâm đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, đại biểu Phạm Văn Hòa, (Đoàn Đại biểu Quốc hội) tỉnh Đồng Tháp, cho biết, Luật Địa chất, khoáng sản dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều điểm bất cập về quản lý nhà nước, nhằm khai thác, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả. Đại biểu khẳng định, khoáng sản là tài nguyên quý giá của đất nước, hầu hết không được tái tạo phát triển mà ngày càng cạn kiệt, đòi hỏi phải được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, đóng góp tương xứng vào ngân sách nhà nước, góp phần vào sự phát triển quan trọng của đất nước.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nhiều nơi vẫn còn vấn đề cần phải nghiên cứu thấu đáo, vì khoáng sản là “miếng mồi ngon” mà những người biết cách sẽ khai thác triệt để, bất chấp hệ quả, miễn là có lợi cho họ. Nhiều khoáng sản quý giá nằm lẫn lộn trong đất đá nên tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở của luật pháp trong quản lý để lách luật, khai thác hàng quý hiếm này chung với vật liệu thông thường để tiêu thụ, mà không bị phát hiện.

Đại biểu Phạm Văn Hòa.

Ngoài ra, việc khai thác khoáng sản quý trái phép diễn ra cục bộ ở một số nơi vẫn qua mắt được cơ quan chức năng. Mặt khác, việc kê khai số lượng quặng khoáng sản được thu hồi phụ thuộc vào tính tự giác của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước rất khó kiểm soát. Chưa kể đến các mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác theo theo cơ chế xin-cho, cũng làm thất thu ngân sách nhà nước.

Đại biểu lo ngại tại những địa phương vùng cao, có những khoáng sản đi kèm như đất, đá, xỉ than lẫn lộn với khoáng sản quý vẫn chưa được sử dụng khai thác, bị thải bỏ gây ra lãng phí, có nơi chất thành đống cao, nguy cơ sạt lở, ô nhiễm môi trường đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người dân, trong khi đó đất đá để xây lắp cho các công trình không đủ để sử dụng.

Một vấn đề nữa, được đại biểu đề cập đó là hạ tầng giao thông đã được Quốc hội thông qua và từng bước triển khai nhưng việc triển khai ở các địa phương gặp khó. Áp lực sử dụng các sỏi thông thường để san lấp, khả năng thiếu vật liệu là rất lớn, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án, công trình nhưng có điều nghịch lý là khối lượng đất đá thải ra từ các mỏ lại chưa sử dụng do chưa nghiên cứu để sử dụng cho công trình.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp cần thiết để sử dụng đất đá thải ra từ các mỏ khoáng sản, xỉ than, từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện để sử dụng thay thế cho các sông làm vật liệu thông thường. Cát biển cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, có đánh giá tác động để khi sử dụng không ảnh hưởng đến môi trường; nghiên cứu xây dựng cầu cảng trên vùng đất yếu, vùng trũng, đồng bằng sông Cửu Long cần nhanh chóng thực hiện thí điểm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ động phòng, chống cháy rừng

Thời tiết khô hanh, ít mưa, dễ phát sinh hỏa hoạn; đặc biệt sau bão số 3, cây rừng bị gãy đổ, trở thành vật liệu dễ cháy. Để đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng, người dân cần nâng cao ý thức, cẩn trọng trong hành vi để phòng, chống cháy rừng. Cánh rừng rộng gần 60ha trồng cây keo tai tượng và bạch đàn của hộ ông Lưu Văn Đông (phường Vàng Danh, TP Uông Bí)...

Nỗ lực triển khai các giải pháp phòng chống cháy rừng

Sau bão Yagi, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 117.000ha rừng bị thiệt hại từ 30-100%. Phần lớn diện tích rừng bị thiệt hại là rừng trồng với các loài cây thông, keo, bạch đàn… bị gãy thân, đổ bật gốc, gãy cành... Đặc biệt, 100% cây bị hại đều có lá bị tuốt rụng. Điều này cộng với thời tiết khô hanh, cùng với một số nguyên nhân chủ quan của chủ rừng trong quá trình...

Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh: Khẩn trương triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại, khôi phục sản...

Ngày 20/9/2024, UBND tỉnh ban hành văn bản số 2748/UBND-KTTC về việc khẩn trương triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3. Bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, với nhiều đặc điểm chưa từng có tiền lệ, là siêu bão với cường độ rất mạnh, sức tàn...

Các nhà băng giảm lãi vay cho khách hàng thiệt hại vì bão Yagi

Nhiều ngân hàng giảm 0,5-2% lãi suất cho cá nhân và hộ kinh doanh vay vốn chịu thiệt hại vì bão Yagi. Bão Yagi và hoàn lưu sau bão quét qua 26 tỉnh, thành phía Bắc và Thanh Hóa hôm 7/9 gây thiệt hại về người, tài sản. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, thống kê từ 20 địa phương số dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 80.000 tỷ đồng. Trong đó, tại Quảng Ninh và Hải Phòng...

Người nuôi thuỷ sản thiệt hại nặng nề sau thiên tai

Là ngành kinh tế thế mạnh của Quảng Ninh, song trận bão số 3 vừa qua đã khiến ngành Thuỷ sản Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề, nhất là những hộ nuôi lồng bè trên biển. Người ít thì cũng vài trăm triệu, người nhiều thì hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng bị cuốn trôi theo sóng nước. Từng là khu vực tấp nập với trên 100 hộ nuôi cá lồng bè trên vùng biển Cẩm Phả,...

Cùng tác giả

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Giá vàng ngày 23/12: Vàng nhẫn và vàng miếng SJC tăng 500.000 đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (23/12) giảm nhẹ xuống giao dịch ở mức 2.621 USD/ounce trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng trước thềm Lễ Giáng sinh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn phục hồi sáng đầu tuần sau những phiên giảm liên tiếp tuần trước, giao dịch lần lượt ở mức 84,3 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giao dịch ở mức 83,6 triệu đồng/lượng. Cụ thể, tại thời điểm 11 giờ ngày 23/12, Công ty...

Tóc Tiên bất ngờ trượt 2 suất đầu tiên gia nhập nhóm nhạc Chị đẹp đạp gió

Tóc Tiên không phải một trong 2 "chị đẹp" đầu tiên chắc suất tham gia nhóm nhạc thành đoàn của "Chị đẹp đạp gió 2024". Đêm 21/12, nhà sản xuất "Chị đẹp đạp gió 2024" chính thức công bố kết quả bình chọn các "chị đẹp" ở các mạng mục. Danh sách hạng mục bình chọn gồm có: "Chị đẹp được yêu thích nhất"; "Đội trưởng được yêu thích nhất"; "Chị đẹp truyền cảm hứng"; "Nữ thần giải trí"; "Chị đẹp...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”

Tối 21/12, thành phố Uông Bí tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật và tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) với chủ đề “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”. Chương trình tọa đàm gặp gỡ các khách mời là những nhân chứng lịch sử và đại diện lực lượng vũ trang thành phố Uông Bí với chủ...

Thành phố Đông Triều: Gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 21/12, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Đông Triều (Quảng Ninh) long trọng tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tại buổi gặp mặt, trong không khí đầm ấm, đồng chí Nguyễn Văn Công, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố, phát biểu ôn lại...

Tin nổi bật

Tin mới nhất