Powered by Techcity

Tìm giải pháp để sân khấu Việt ‘cất cánh’

Nếu như năm 2022, sân khấu Việt có sự tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ cả về lượng và chất, sang năm 2023, sân khấu Việt lại có phần ảm đạm. Đâu là lý do của tình trạng này và làm thế nào để sân khấu Việt “cất cánh” trong những năm tiếp theo là một “bài toán khó” mà những người yêu sân khấu đang nỗ lực tìm lời giải.

Cảnh trong vở “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Cải lương Hải Phòng. Ảnh: Vương Hà

Nhiều khó khăn

Giải thưởng sân khấu Việt Nam năm 2023 không có giải A ở cả hai hạng mục quan trọng nhất là kịch bản văn học và vở diễn. Điều này cho thấy, so với năm 2022, sân khấu Việt năm 2023 có phần trầm lắng hơn. Lý giải tình trạng này, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam cho rằng, năm 2022 là thời điểm bùng nổ để nghệ sỹ cả nước giới thiệu tới khán giả, khoe với bạn nghề tất cả những thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật trong ba năm đại dịch. “Nó gần giống như chiếc lò xo bị nén chặt lâu ngày được giải phóng để bật thật cao và khi hết lực đẩy ắt phải tự do rơi xuống”, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương ví von.

Trước thực tế có phần ảm đạm của sân khấu năm qua, Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam nhận thấy công việc cấp thiết là phải nhận diện rõ những trở ngại, khó khăn, những bế tắc mang tính sống còn mà nghệ thuật sân khấu đang đối mặt; từ đó tìm rõ nguyên nhân, để có giải pháp tháo gỡ thực chất, có như vậy, nghệ thuật sân khấu mới có thể “cất cánh”.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng khó khăn cho sân khấu Việt hiện nay là do việc sáp nhập các đơn vị nghệ thuật sân khấu vào Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh, sáp nhập các đơn vị sân khấu với ca múa nhạc; sáp nhập các đơn vị tuồng, chèo, cải lương, kịch nói… vào thành một đơn vị. Sự tồn tại của nhiều loại hình nghệ thuật trong một đơn vị, tạo nên sự rối rắm, bế tắc bởi lãnh đạo đơn vị không xác định được phương hướng để định hướng nghệ thuật, nếu tập trung phát triển nghệ thuật này, khó tránh khỏi nghệ thuật khác phải tự teo đi vì không có đủ nguồn lực về mọi mặt để có thể phát triển mọi loại hình.

Một thực trạng nữa là, việc sáp nhập cơ học các đơn vị thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở nhiều địa phương dẫn tới thực trạng nghệ sỹ thuộc lĩnh vực ca múa nhạc phải đi biểu diễn nghệ thuật sân khấu, diễn viên sân khấu phải đi diễn ca múa nhạc, diễn viên chèo diễn kịch nói, tuồng sang diễn chèo, chèo sang diễn cải lương… Thậm chí có tình trạng nhiều diễn viên sân khấu chuyên nghiệp đi hoạt động phong trào văn nghệ không chuyên ở cơ sở, đồng thời có rất nhiều nghệ sỹ không chuyên đang bước lên sân diễn sân khấu chuyên nghiệp.

“Tình trạng này đã biến nghệ sỹ biểu diễn trở thành diễn viên đa năng, nhưng dần đánh mất khả năng chuyên sâu thuộc loại hình nghệ thuật được đào tạo. Nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, sẽ dẫn đến tình trạng đồng hóa, đánh mất hồn cốt và các đặc trưng cơ bản của từng loại hình nghệ thuật, nói nặng hơn là đang đang đánh mất đi các giá trị, bản sắc của văn hóa dân tộc”, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương nhận định.

Khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy, các đơn vị nghệ thuật sân khấu công lập hiện nay có khoảng từ 30-50% diễn viên không còn khả năng làm nghề, nhưng vẫn nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Vấn đề này đã tồn tại nhiều năm, dẫn đến tình trạng người không làm việc lại được hưởng lương. Thế hệ nghệ sỹ trẻ đang sung sức trong lao động sáng tạo nghệ thuật nằm ngoài biên chế và hưởng lương hợp đồng từ nguồn thu của đơn vị. Nhiều nghệ sỹ trẻ không sống được bằng những đồng lương ít ỏi, nên dẫu đam mê đến mấy cũng vẫn phải ngậm ngùi bỏ nghề, tìm công việc khác để có thu nhập, để mưu sinh. Thực tế này đã gây nên sự lãng phí khá lớn về tài chính và nguồn nhân lực.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, điểm nghẽn lớn nhất, cũng là điều khó khăn nhất của đời sống sân khấu hiện nay là đang bị khủng hoảng về đội ngũ sáng tạo. Nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật tổng hợp. Để sáng tạo nên một tác phẩm sân khấu phải có sự đóng góp của tác giả, đạo diễn, họa sỹ, nhạc sỹ, diễn viên, âm thanh, ánh sáng, hậu đài, phê bình sân khấu…

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương dẫn chứng, hiện nay Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam có 218 hội viên là tác giả chuyên nghiệp và không chuyên. Thế nhưng, lượng tác giả có kịch bản thường xuyên dàn dựng ở các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhiều năm gần đây, đội ngũ tác giả đang bị bế tắc về phương hướng sáng tạo, cách thức tiếp nhận và lý giải những mâu thuẫn xung đột của xã hội và con người hôm nay. Có lẽ vì bế tắc, phần lớn tác giả lựa chọn sáng tác về đề tài lịch sử, dân gian mà không dám dấn thân phản ánh mọi mặt của đời sống đương đại.

Thiếu vắng kịch bản về đề tài đương đại

Cảnh trong vở “Bất tử với Thăng Long của Nhà hát Cải lương Việt Nam. Ảnh: Thúy Hiền

Ông Nguyễn Đăng Chương thừa nhận, sân khấu nhiều năm qua và cả năm 2023 thiếu vắng kịch bản về đề tài đương đại, về những vấn đề nóng bỏng đang tác động nhiều mặt, làm đổi thay con người và xã hội trong thời kỳ hội nhập. Qua gần 40 năm đổi mới, đất nước thay da đổi thịt từng ngày và đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng tác giả sân khấu dường như đang né tránh, đứng bên ngoài thực tiễn sinh động diễn ra sôi động hàng ngày, tác động mọi mặt đến con người, xã hội và làm mới hơn các hệ giá trị. Điều ấy khẳng định, đội ngũ tác giả vẫn khoanh tay bó gối trước hiện thực đời sống có vô vàn chất liệu đang cuồn cuộn trôi đi từng ngày.

Bên cạnh việc thiếu vắng kịch bản đề tài đương đại, hoạt động phê bình sân khấu trong nhiều năm qua cũng có nhiều hạn chế. Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 100 đơn vị nghệ thuật sân khấu trong và ngoài công lập. Thế nhưng, đội ngũ phê bình sân khấu cũng chỉ thấy có vài tên tuổi nổi lên như Phó Giáo sư Tất Thắng, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Phạm Duy Khuê, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Trần Trí Trắc, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Thái… Nhưng tất cả những cây đa, cây đề ấy tuổi đời đều đã cao, không có đủ điều kiện về mọi mặt để thường xuyên cập nhật những tác phẩm sân khấu đã và đang dàn dựng trên phạm vi toàn quốc.

Có một thực trạng là, mười mấy năm qua, hai cơ sở đào tạo nghệ thuật lớn nhất cả nước là Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh không tuyển được sinh viên theo học chuyên ngành Biên kịch và Lý luận phê bình. Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương cho rằng, lý do của tình trạng này là bởi lớp trẻ chưa nhìn thấy ánh sáng phía trước, nên không lựa chọn dấn thân vào cái nghiệp, cái nghề còn lắm gian nan.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, trong mấy năm gần đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm tới sự phát triển của văn học nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sỹ, đồng thời cũng đưa ra những quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đường lối, tạo điều kiện để văn học nghệ thuật phát triển trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách để triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật vô cùng chậm, hoặc chưa được ban hành. Chính vì vậy, nhiều địa phương không có cơ sở pháp lý để tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sỹ; không có cơ chế chính sách để lấp đầy lỗ hổng về nguồn lực con người, nhất là đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuật.

“Trong quá trình sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, nhiều địa phương không bám sát thực tiễn, phân tích thấu đáo tính đặc thù của văn học nghệ thuật, dẫn đến tư duy bình quân, sắp xếp, tinh giản theo công thức cơ học, làm cho nghệ thuật sân khấu đã khó khăn lại càng khó khăn hơn”, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương nhấn mạnh.

Tìm giải pháp để sân khấu Việt “cất cánh”, Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam cho biết, trong năm 2024, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam chú trọng đến việc xây dựng đề án nâng cao chất lượng kịch bản; mở lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tác giả, lý luận phê bình, đạo diễn, diễn viên, nhạc công; tổ chức các hội thảo tìm giải pháp nâng cao chất lượng kịch bản và dàn dựng những tác phẩm sân khấu; tổ chức các cuộc liên hoan sân khấu… nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn và đưa sân khấu Việt cất cánh, góp phần xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân – Thiện – Mỹ.

Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam xây dựng một số đề án như: Đề án “Đặt hàng, dàn dựng, quảng bá tác phẩm về đề tài cách mạng”; Đề án “Liên hoan các vở diễn sân khấu tiêu biểu về đề tài cách mạng”; Đề án số hóa tác phẩm kinh điển các loại hình nghệ thuật sân khấu, số hóa các chân dung nghệ sỹ đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và Nghệ sỹ Nhân dân…



Nguồn

Cùng chủ đề

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt Nam đã, đang và sẽ chịu sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Hàng Việt trước áp lực cạnh tranh vô cùng lớn Một thông tin được công bố tại Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" mới đây đã làm “nức lòng” không ít những người yêu...

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo đạt 7,7 triệu tấn, trị giá 4,8 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và 23,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Bộ Công Thương nhận định, do...

Cách nào ngăn người dân đổ tiền vào vàng?

Thời gian qua, nhiều kênh đầu tư khác không thật sự hấp dẫn, khiến vàng trở thành kênh trú ẩn của tiền nhàn rỗi. Theo các chuyên gia, nên lập sàn vàng để người dân giảm nắm giữ vàng vật chất và huy động vàng trong dân tốt hơn. Tại nghị trường Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là chống vàng hóa, các giải pháp đưa...

TP Uông Bí: Khắc phục hậu quả thiên tai, tăng tốc sản xuất những tháng cuối năm

TP Uông Bí bước vào tháng 10/2024 trước yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), đồng thời tăng tốc các hoạt động sản xuất để hoàn thành mục tiêu quý IV, về đích thắng lợi năm 2024. Phục hồi sản xuất nông nghiệp Nhằm nhanh chóng phục hồi sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp và chăn nuôi, thành phố triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Đối với nhiệm vụ trồng mới rừng thay...

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar

Thủ tướng Chính phủ đề nghị ASEAN cần đoàn kết, phát huy tiếng nói chung kêu gọi chấm dứt chiến tranh, xung đột và tìm kiếm các giải pháp mang lại hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Vientiane, Lào, ngày 9/10, Thủ tướng Chính phủ...

Cùng tác giả

Khai mạc Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024

Tối 26/12, tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) đã diễn ra lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực”. Dự Liên hoan có đồng chí Phạm Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và đại diện lãnh đạo các Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao; Trung tâm Thông tin...

Việt Nam ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam trước sau như một sẽ luôn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa giành độc lập dân tộc của nhân dân Palestine và nhất quán ủng hộ giải pháp Hai nhà nước. Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Giáo sư Riad Malki, Đặc phái viên của Tổng thống Palestine, đang có chuyến công tác tại Việt Nam. Chào mừng Đặc phái viên tới thăm...

Đảng bộ Than Quảng Ninh tổng kết công tác năm 2024

Ngày 26/12, Ban Chấp hành Đảng bộ Than Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Vi Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh dự và chỉ đạo tại hội nghị. Năm 2024, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, Đảng ủy Than Quảng Ninh đã bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng...

Trang tin kinh tế Mỹ: Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi tích cực

Kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi trong tháng 11 năm nay, khi thặng dư thương mại tăng đáng kể đi đôi với tăng trưởng xuất nhập khẩu, trong khi đầu tư công cũng có xu hướng tăng. Trang tin chứng khoán, dữ liệu kinh tế, tài chính investing.com của Mỹ đánh giá kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi trong tháng 11 năm nay, khi thặng dư thương mại...

Gặp mặt kỷ niệm 105 năm ngày thành lập huyện Bình Liêu

Chiều 26/12, huyện Bình Liêu long trọng tổ chức gặp mặt kỷ niệm 105 năm ngày thành lập huyện (26/12/1919-26/12/2024). Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã cùng ôn lại lịch sử hình thành, truyền thống cách mạng vẻ vang cùng những thành tựu nổi bật của huyện Bình Liêu qua 105 năm hình thành và phát triển. Trước đây, Bình Liêu gồm hai tổng là Bình Liêu và Kiến Duyên của châu Tiên Yên, thuộc phủ Hải Ninh, tỉnh...

Cùng chuyên mục

Hot nhạc Hứa Kim Tuyền ở “Chị đẹp đạp gió 2024”

Sau những tranh cãi, âm nhạc của Hứa Kim Tuyền dần được đón nhận trở lại nhờ những sáng tác mới bắt tai tại Công diễn 4 của chương trình. Nếu nửa chặng đường trước của "Chị đẹp đạp gió 2024" không mấy ấn tượng thì từ công diễn 4 (tập 10 phát sóng), âm nhạc của chương trình bắt đầu để lại dấu ấn. Các ca khúc vừa ra mắt như tiết mục "Mộng hóa" - có sự kết hợp...

Phim ma Thái Lan tiếp tục đe dọa điện ảnh Việt

Vừa ra mắt, phim Thái Lan “404 chạy ngay đi” đã vượt mặt “Kính vạn hoa: Bắt đền con ma” trên đường đua phòng vé. Tác phẩm thu hút khán giả Việt nhờ vào yếu tố hài hước, ma quái và sự duyên dáng của dàn diễn viên trẻ đẹp. 404 chạy ngay đi (Tựa quốc tế: 404 run run) là phim Thái Lan duy nhất ra rạp tuần này. Dự án đối đầu với bom tấn Mufasa: Vua sư...

Ca sĩ Việt vỡ mộng vì TikTok

Sự lan tỏa hiệu quả của nền tảng TikTok giúp nhiều ca sĩ giải được bài toán quảng bá sản phẩm. Song cũng không ít ca sĩ xuôi theo TikTok và nhận lại kết quả không được như kỳ vọng. Hai năm qua, đà phát triển chóng mặt của TikTok làm xáo trộn cục diện thị trường nhạc Việt. Trong số đó, điển hình nhất là khâu quảng bá, lan tỏa sản phẩm âm nhạc bị TikTok chi phối đáng...

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 26/12, tại thành phố Hạ Long, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã quan tâm đổi mới các hoạt động, động viên khích lệ các văn nghệ sĩ không ngừng trau dồi kinh nghiệm, tích cực trong sáng tạo nghệ thuật. Việc tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật không ngừng...

Loạt phim Việt lỗ nặng dù được đầu tư ‘khủng’

"Domino: Lối thoát cuối cùng" - phim hành động Việt quay ở Mỹ - chỉ thu 600 triệu đồng, là một trong số tác phẩm lỗ nặng nhất 2024. Hôm 23/12, Công tử Bạc Liêu - một trong những dự án điện ảnh gây chú ý dịp cuối năm - thu 35 tỷ đồng sau hai tuần chiếu, theo Box Office Vietnam. Không tiết lộ cụ thể kinh phí, đại diện êkíp cho biết phim có mức vốn cao, riêng...

Ra mắt phim điện ảnh “Kính Vạn Hoa”

Bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã chính thức ra mắt khán giả cả nước. Phim có sự tham gia của cả ê kíp diễn viên của bản truyền hình năm xưa và lứa diễn viên mới ngày nay. Dàn diễn viên từng đóng bản truyền hình năm 2005 bao gồm Ngọc Trai (Quý Ròm), và Vũ Long (Tiểu Long) xuất hiện đầy rạng rỡ, thu hút sự chú ý...

Sự biến mất của quán quân

Giành chiến thắng lớn nhất sau các cuộc thi tìm kiếm tài năng hay chương trình truyền hình âm nhạc chỉ là bước chân đầu tiên trên con đường làm nghề của nhiều nghệ sĩ. Việc chật vật tìm chỗ đứng sau game show không đơn giản. Đây cũng là lý do nhiều quán quân dần biến mất khỏi showbiz. Mất hút sau khi có danh hiệu Rap Việt mùa 4 khép lại với chiến thắng chung cuộc của rapper Robber...

Quán quân Chị đẹp nói gì khi bị tố “không làm vẫn có ăn”?

"Chị đẹp" Trang Pháp cho biết cô hoang mang khi bị nhà sản xuất Nemo đăng bài nói về tranh chấp liên quan đến ca khúc "Bê Trap". Trên trang cá nhân, nhà sản xuất âm nhạc Nemo (tên thật Trần Huy Hùng) đăng bài tố Trang Pháp không tôn trọng các quy tắc làm việc, tranh chấp bản quyền sản phẩm âm nhạc. Nemo cho biết anh là người chịu trách nhiệm hoàn thành 80% beat cho ca khúc "Bê...

Có gì trong vai điện ảnh của Ngọc Trinh sau loạt ồn ào?

Ngọc Trinh thu hút sự chú ý khi tái xuất màn ảnh rộng với vai diễn trong phim "Chị dâu". * Lưu ý: Bài viết tiết lộ một phần nội dung phim "Chị dâu" đang là tác phẩm dẫn đầu phòng vé Việt, với doanh thu 34 tỉ đồng sau 4 ngày ra mắt, theo dữ liệu của đơn vị thống kê phòng vé độc lập Box Office Vietnam. Phim lấy bối cảnh chính tại một bữa giỗ ở vùng quê, nơi...

Hành trình đi tìm bản sắc riêng của nhạc Việt

Khi Kpop có sức lan tỏa toàn cầu, những phiên bản “ăn theo” dễ tiếp cận khán giả đại chúng, trong đó không ít ca sĩ Việt đã vướng ồn ào, tổn thất danh tiếng vì nghi vấn “đạo nhái” ngôi sao Hàn Quốc. Vô tình hay cố ý đạo nhái? Những ngày qua, nghi vấn đạo nhái Jungkook, khiến Hùng Huỳnh lao đao, phải ẩn MV mới công bố được vài ngày. Nam ca sĩ còn phải chịu sự chỉ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất