Powered by Techcity

Tìm động lực để Việt Nam tăng trưởng 2 con số

Để hướng tới mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt hai con số liên tục trong những năm tiếp theo.

Hướng tới mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW diễn ra vào cuối năm 2024, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đến việc phải đổi mới tư duy, bứt phá và vượt lên chính mình để đẩy nhanh tốc độc tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, để vươn tới mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao cho người dân vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt hai con số liên tục trong những năm tiếp theo.

Xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng trong thời gian tới. Ảnh minh hoạ

“Đây là một bài toán rất khó mà chúng ta phải làm” – Tổng Bí thư Tô Lâm thừa nhận và cho rằng, để giải quyết “bài toán” này, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đang tập trung giải quyết những “điểm nghẽn” và tạo ra những yếu tố nền tảng để đất nước có thể “cất cánh”, nhất là các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hạ tầng năng lượng, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, cải cách thể chế, thủ tục hành chính…

Trong khi đó, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đặt ra yêu cầu với các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 7% trong năm 2024 và khoảng 8% trong năm 2025. Từ đó, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2 con số, để thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Bối cảnh, nhiệm vụ đòi hỏi các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan, các cấp, ngành, địa phương phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, có trọng tâm, trọng điểm hơn, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”; “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả”…

Chia sẻ với phóng viên, TS. Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – thừa nhận, tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo là “bài toán” vô cùng khó đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế, chính trị thế giới có nhiều diễn biến khó lường. Trong khi đó, Việt Nam lại là một nền kinh tế có độ mở lớn, chịu tác động nhanh, mạnh từ diễn biến bên ngoài.

Tuy nhiên, dù khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới, nếu biết tận dụng, chắt chiu những lợi thế sẵn có và tạo ra những lợi thế mới, tạo động lực cho tăng trưởng nhanh và bền vững.

Môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi sẽ tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp phát triển. Ảnh minh hoạ

Động lực tăng trưởng 2 con số

Nhìn nhận về động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025 và mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong thời gian tới, TS. Lương Văn Khôi cho rằng: Năm 2025, dự báo lạm phát của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát, cùng với đó, cả 3 khu vực kinh tế: Công nghiệp – xây dựng; nông – lâm nghiệp và thuỷ sản. Du lịch và dịch vụ đều có nhiều tín hiệu tăng trưởng tốt hơn năm 2024. Bên cạnh đó, mức sống dân cư có sự chuyển biến tích cực và lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, đây là những tín hiệu giúp thúc đẩy thị trường trong nước phát triển và đóng góp vào tăng trưởng GDP.

Cùng với đó, tình hình xuất khẩu vẫn được đánh giá là “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế Việt Nam, năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam dự kiến đạt trên 800 tỷ USD.

Dự kiến, năm 2025, nhu cầu thế giới với hàng hoá của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh, Việt Nam cũng là nền kinh tế có tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với 16 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã được ký kết, trong đó có những FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP),… nếu khai thác triệt để các FTA này, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào các thị trường lớn trên thế giới, mở ra cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam.

Một động lực nữa, theo TS. Lương Văn Khôi, sẽ tác động tích cực đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số của Việt Nam trong giai đoạn tới đó là thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn rất nhiều triển vọng. Mặc dù dòng vốn FDI toàn cầu đang có xu hướng chững lại, nhưng FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn tăng lên trong những năm gần đây.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, Việt Nam thu hút trên 39 tỷ USD vốn FDI, năm 2024 dự kiến dòng vống FDI đạt khoảng 39-40 tỷ USD, tương đương năm 2023. Việt Nam đang được đánh giá là điểm sáng của các tập đoàn toàn cầu với sự xuất hiện của rất nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như: Samsung, LG, NVIDIA,…

Bên cạnh những động lực trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, nhất là đường bộ cao tốc được kéo dài và mở rộng ra nhiều địa phương, giúp tăng kết nối liên vùng. Cùng với đó, đường điện cao thế 500kV mạch 3 được đưa vào khai thác giúp đảm bảo ổn định năng lượng giữa các vùng kinh tế, nhất là vào mùa khô. Ngoài ra, một số chính sách mới được ban hành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu… giúp hoàn hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi minh bạch, từ đó sẽ tạo ra động lực và khí thế mới cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản năm 2025: Những động lực từ không gian phát triển mới

Theo chuyên gia, thời gian tới, cấu trúc phát triển thay đổi từ không gian mặt đất sang không gian ngầm, không gian số,... sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho thị trường bất động sản. Trong bối cảnh các luật mới mang tính nền tảng (đặc biệt như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản) có hiệu lực từ năm 2024, đang dần “ngấm” vào cuộc sống, cùng với việc cải cách bộ...

Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng

Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025. Xuất khẩu giữ đà tăng trưởng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm năm 2024 vẫn giữ đà tăng trưởng 2 con số khi xuất khẩu sang các thị trường chính như EU, Trung Quốc và Hoa Kỳ ghi nhận tăng trưởng tốt....

Đại sứ Bezdetko: Thêm động lực để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Theo Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, yếu tố then chốt để không ngừng phát triển và củng cố quan hệ Nga-Việt chính là đối thoại chính trị thường xuyên và có ý nghĩa ở cấp cao nhất. Ngày 12/1, trước thềm chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin từ ngày 14 đến ngày 15/1/2025, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam...

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường lớn của hàng hoá Việt Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU ước đạt 47,3 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 8%). Đáng chú...

Hệ sinh thái FTA – động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Nếu thành công, hệ sinh thái FTA cho ngành da giày sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa các lợi ích từ FTA và tạo nền tảng vững chắc cho ngành da giày. Rào cản hiện hữu Ngành da giày là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, với đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu giày dép đứng thứ hai thế giới,...

Cùng tác giả

Sao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡ

Thanh Hằng cùng ông xã thường xuyên đi hâm nóng tình cảm, Hoa hậu Ý Nhi đẹp rạng rỡ qua loạt ảnh được Lương Thuỳ Linh chụp. Nguồn

Anh Tú – LyLy: Chưa xác nhận yêu đương nhưng fan luôn giục cưới

Dù chưa từng lên tiếng xác nhận chuyện tình cảm, Anh Tú - LyLy là cặp đôi được nhiều người yêu thích, thậm chí giục cưới. Nguồn

NHNN: Tiếp tục giảm lãi suất, bám sát chặt diễn biến tỷ giá để điều tiết

Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp chỉ đạo để hài hòa thương mại với các đối tác lớn, tránh rủi ro về thuế vì tỷ giá hiện đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thuế của Mỹ. Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế tổ chức sáng nay (21/2), Thống đốc...

Tiếp tục vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch CPP Hun Sen bày tỏ vui mừng, đánh giá cao hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước phát triển ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực. Ngày 21/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Tổng Bí thư Ban Chấp...

Nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung ở cấp độ địa phương

Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân và Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp năm 2025 diễn ra từ ngày 19 đến 21/2 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tiếp tục được đánh giá là cơ chế hợp tác hiệu quả, tiêu biểu cấp địa phương của 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Sau 2 ngày làm việc hiệu quả, với tinh thần hữu nghị, thẳng thắn và thiết thực, các nội dung về giao lưu,...

Cùng chuyên mục

NHNN: Tiếp tục giảm lãi suất, bám sát chặt diễn biến tỷ giá để điều tiết

Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp chỉ đạo để hài hòa thương mại với các đối tác lớn, tránh rủi ro về thuế vì tỷ giá hiện đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thuế của Mỹ. Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế tổ chức sáng nay (21/2), Thống đốc...

Tăng cường các giải pháp kiểm soát thương mại điện tử, phòng chống trốn thuế và các vi phạm pháp luật về kinh tế

Chiều ngày 21/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử, trốn thuế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.  Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản

Chiều ngày 21/2, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương có biển tổ chức hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) NTTS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trình bày tại hội nghị của Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích 45.146ha. Đến thời điểm này, duy nhất HTX thuỷ...

Giá tôm hùm chạm đáy, người nuôi lỗ nặng

Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên, Khánh Hòa cho biết từ năm ngoái đến nay, dù được thu mua đều đặn, giá tôm vẫn chạm đáy khiến họ liên tục thua lỗ. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc bùng nổ từ năm 2024 và tiếp tục tăng cao trong tháng 1 năm nay, đạt 70 triệu USD (gần 1.800 tỷ đồng), theo VASEP. Mức này tăng gấp 9 lần cùng kỳ năm ngoái, chiếm 98% tổng lượng xuất...

Giá cà phê có thể giảm tới 30% trong năm 2025

Hợp đồng tương lai cà phê Arabica dự kiến, giá hợp đồng cà phê Arabica tương lai dự báo có thể giảm tới 30% từ nay đến cuối năm. Mức giá cao kỷ lục gần đây đã gây ra sự suy giảm về nhu cầu, trong khi đang có những dấu hiệu sớm cho thấy một vụ cà phê bội thu ở Brazil. Giá cà phê Robusta cũng có thể giảm với tốc độ tương tự. Theo kết quả cuộc khảo...

Dừa lên cơn sốt, doanh nghiệp ‘đỏ mắt’ tìm mua nguyên liệu

So với cùng kỳ năm 2024, giá dừa khô nguyên liệu đã tăng 40% và so với quý 1 năm 2023, tăng đến 120%, cao nhất từ trước đến nay. Tại Bến Tre, giá dừa khô nguyên liệu canh tác hữu cơ dao động từ 150.000 đến 160.000 đồng/chục (12 trái), trong khi dừa khô canh tác thông thường có giá từ 130.000 đến 145.000 đồng/chục. Giá dừa tươi cũng tăng mạnh, với mức tăng 110% so với cùng kỳ năm...

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm

Tại Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và người dân, Bộ Tài chính đã đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành. Theo Bộ Tài chính, quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ lãi...

Giữ nhịp xuất khẩu dệt may

Trong tháng 1, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt hơn 3,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024. Ðây là con số ấn tượng, bởi thời điểm này sức mua thấp và đã qua các mùa lễ hội. Ðiều đó không chỉ phản ánh nhịp tăng trưởng ổn định của ngành mà còn là động lực thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. Kim ngạch đạt 44...

Việt Nam vươn lên vị trí đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore

Theo thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Việt Nam vươn lên vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 3,39 tỷ SGD, tăng 16,83%. Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tình hình thương mại của Singapore với thế giới trong tháng 1/2025 duy trì được đà tích cực từ những tháng cuối năm 2024 khi tất cả các chỉ tiêu tổng kim ngạch hai...

Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu ô tô

Thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, xuất khẩu ô tô tại Việt Nam cho biết đang tích cực mở rộng thị trường quốc tế, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Theo đại diện Tập đoàn Thaco, ngay từ đầu năm 2025 Thaco Auto đã xuất khẩu thành công loạt sản phẩm ra nước ngoài. Cụ thể, 120 xe tải Kia Frontier K2500 đã được đưa sang thị trường...

Tin nổi bật

Tin mới nhất