Powered by Techcity

Tiếp tục tăng cường hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 21/10, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Sáng 21/10, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Về kiến nghị và kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, đã có 2.289 kiến nghị của cử tri được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trong đó một số lĩnh vực tiếp tục được nhiều cử tri quan tâm như: lao động, thương binh và xã hội; y tế; giao thông vận tải; nông nghiệp, nông thôn; tài nguyên, môi trường; giáo dục, đào tạo. Đến nay, 2.238 kiến nghị được giải quyết, trả lời, đạt 97,8%.

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã trả lời 35/35 kiến nghị, đạt 100%. Nhiều vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, gắn kết chặt chẽ với hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, đã giải quyết và trả lời 2.112/2.162 kiến nghị, đạt 97,7%.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Đăng Khoa)

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã giải quyết, trả lời 27/27 kiến nghị, đạt 100%, trong đó, đã trả lời về hỗ trợ kinh phí để Tòa án nhân dân địa phương tổ chức phiên tòa trực tuyến; tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho Viện kiểm sát nhân dân các địa phương; hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự…

Kết quả giám sát cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn có một số hạn chế làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của một số đối tượng và hiệu quả thực hiện một số chính sách ưu đãi của nhà nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này, đó là công tác xây dựng pháp luật còn chậm.

3 năm, chính sách vẫn chưa thể triển khai vì phải chờ hướng dẫn

Báo cáo dẫn chứng, ngày 18/1/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, “người lao động có thu nhập thấp” là một trong các đối tượng được thụ hưởng chính sách “phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn”.

Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, cử tri nhiều địa phương liên tục kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành hướng dẫn cụ thể về việc xác định “người lao động có thu nhập thấp”. Do không có cơ sở để xác định thế nào là “người lao động có thu nhập thấp” nên các địa phương không thể thực hiện được chính sách theo Quyết định số 90.

Sáng 21/10, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Điều này đồng nghĩa, sau gần 3 năm Quyết định số 90 có hiệu lực thi hành nhưng vẫn chưa có hướng dẫn xác định “người lao động có thu nhập thấp” nên chính sách ưu đãi này chưa được triển khai trên thực tế, trong khi thời gian thực hiện quyết định chỉ còn hơn 1 năm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương tham mưu xây dựng, trình Chính phủ ban hành hướng dẫn việc xác định “người lao động có thu nhập thấp” làm cơ sở cho các địa phương thực hiện, đồng thời rút kinh nghiệm trong việc tham mưu, xây dựng ban hành chính sách, bảo đảm chính sách đưa ra được thực hiện hiệu quả trên thực tế.

Thiếu vaccine vì ban hành kế hoạch quá chậm

Báo cáo cũng đề cập việc cử tri nhiều địa phương phản ánh về việc thiếu vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế công lập nên nhiều trẻ em không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nên có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Qua giám sát cho thấy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98 ngày 10/7/2023 về việc bố trí ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nghị quyết đã xác định bảo đảm có vaccine sớm nhất là một nhiệm vụ cấp bách và giao Bộ Y tế trong tháng 7/2023, trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi Nghị định số 104 quy định về hoạt động tiêm chủng theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Tuy nhiên, đến ngày 5/2/2024, Nghị định số 13 sửa đổi Nghị định số 104 mới được ban hành, theo đó ngân sách trung ương được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đến tháng 6/2024, Bộ Y tế mới ban hành kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2024, quá chậm để các địa phương có thể triển khai thực hiện.

Theo báo cáo, tại nhiều địa phương tình trạng thiếu vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã diễn ra từ cuối năm 2022, đến thời điểm tháng 9/2024 vẫn còn xảy ra tình trạng này.

Ủy ban Thường vụ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và các địa phương có giải pháp quyết liệt bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Quang cảnh phiên họp.

Vẫn theo báo cáo, cử tri tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật để làm căn cứ tính giá dịch vụ y tế.

Qua giám sát cho thấy, theo quy định tại Nghị định số 60, đến hết năm 2021 cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công; theo Nghị định số 96 quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: “Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo các quy định đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt cho đến khi có quy định mới nhưng không muộn hơn ngày 31/12/2024”.

Đến nay, Bộ Y tế chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền về phương pháp định giá và giá cụ thể dịch vụ khám, chữa bệnh trong khi chỉ còn gần 3 tháng nữa là thời hạn phải áp dụng giá dịch vụ khám, chữa bệnh mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Bộ Y tế khẩn trương ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật, phương pháp tính giá dịch vụ khám, chữa bệnh để áp dụng từ ngày 1/1/2025.

Báo cáo thẩm định cũng thông tin, thời gian qua, cử tri nhiều địa phương cũng kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến điều chỉnh trợ cấp hằng tháng cho đối tượng thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non; hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn và học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc.




Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị: Các cơ quan của Quốc hội tiếp tục tăng cường hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp, phân loại kiến nghị của cử tri; đảm bảo thời gian gửi báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri kịp thời, đúng quy định.

Đối với Chính phủ, Bộ ngành ở Trung ương: Tập trung giải quyết những tồn tại hạn chế như đã nêu trong báo cáo; tiếp tục quan tâm hơn nữa việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tích cực rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Chiều 7/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sau quyết định thành lập Ban...

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 10/7, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 35, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương tổ chức Diễn đàn của Quốc hội về hoạt động giám sát tối cao và công tác chuẩn bị Diễn đàn. Đánh giá toàn diện về hoạt động giám sát Trình bày tóm tắt Tờ trình về tổ chức Diễn đàn hoạt động giám sát của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Chuyển biến tích cực

Quy phạm pháp luật (QPPL) có tác động lớn đến đời sống kinh tế- xã hội. Xác định xây dựng, ban hành văn bản QPPL có vai trò quan trọng trong đưa pháp luật vào cuộc sống, tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; nhận thức, tư duy của các chủ thể có trách nhiệm trong xây...

Cùng tác giả

Vì sao nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam?

Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 so với dự báo trước đó, sau khi GDP quý 3 được công bố đạt 7,4%, cao hơn dự kiến. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng từ 6,8 - 7% của năm 2024 là thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh nhà xưởng, phương tiện sản xuất... của hàng loạt doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng...

Hải Hà: Lễ hội Trà Đường Hoa đã sẵn sàng chào đón du khách

Sau một thời gian chịu ảnh hưởng bão số 3 (YAGI) với sức sống mãnh liệt, các nương chè ở Hải Hà đã nhanh chóng phục hồi trở lại và phát triển mạnh mẽ. Những búp chè xanh non, luống chè uốn lượn ôm ấp đồi chè điệp trùng trải dài xanh mướt mát; những góc view, điểm check-in đã khôi phục đẹp trở lại rất phù hợp cho các chuyến du lịch cuối tuần tại đồi chè. Đến với...

Cử tri băn khoăn một số bệnh viện lớn chưa đưa vào khai thác, gây lãng phí

Trong ý kiến gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cử tri và nhân dân băn khoăn việc còn thiếu danh mục thuốc bảo hiểm y tế; tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh chưa rõ ràng, minh bạch, chất lượng chưa được kiểm soát, gây bức xúc cho người tiêu dùng; một số bệnh viện lớn đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ, chưa đưa vào khai thác, phục vụ nhân...

Uỷ ban Kinh tế: Giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả của người dân

Uỷ ban Kinh tế đề nghị kiểm soát rủi ro của thị trường chứng khoán, vàng, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Sáng 21/10, trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết bên cạnh những kết quả đạt được tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 còn đối diện với một số khó...

HIEUTHUHAI có đủ tầm làm giám khảo Rap Việt?

Việc HIEUTHUHAI ngồi hàng ghế giám khảo vòng Đối đầu cùng JustaTee, Thái VG của Rap Việt 2024 đang gây tranh cãi trên mạng xã hội. Vòng Chinh phục của Rap Việt đã kết thúc với tập 5 lên sóng tối 20/10. Giám khảo khách mời F.Hero đến từ Thái Lan cũng chính thức chia tay chương trình. Theo trailer giới thiệu vòng tiếp theo của chương trình được tung ra tối 20/10, HIEUTHUHAI sẽ xuất hiện. Anh được Trấn...

Cùng chuyên mục

Cử tri băn khoăn một số bệnh viện lớn chưa đưa vào khai thác, gây lãng phí

Trong ý kiến gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cử tri và nhân dân băn khoăn việc còn thiếu danh mục thuốc bảo hiểm y tế; tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh chưa rõ ràng, minh bạch, chất lượng chưa được kiểm soát, gây bức xúc cho người tiêu dùng; một số bệnh viện lớn đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ, chưa đưa vào khai thác, phục vụ nhân...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 21/10, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Dự phiên khai mạc có các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ...

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng năm 2024

Sáng ngày 21/10, tại Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ diễn ra Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy dự và phát biểu khai giảng. Tham gia lớp tập huấn có 200 học viên là chủ nhiệm ủy ban kiểm tra các đảng...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa...

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Kính thưa Quốc hội,Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Công tác dân vận ngày càng đi vào chiều sâu

Quảng Ninh triển khai công tác dân vận đồng bộ, sâu rộng, thiết thực, cụ thể, hướng về cơ sở, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Bám sát nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết số 25-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa XI "Về tăng cường và đổi mới...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Tin nổi bật

Tin mới nhất