Powered by Techcity

Tích cực hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc phát triển hạ tầng giao thông chiến lược Việt Nam đồng bộ, hiện đại

Sáng 27/6 (giờ địa phương), tại thủ đô Bắc Kinh, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị.

Cùng dự có đồng chí Trương Quốc Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba, Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Trung Quốc Tôn Quảng Vũ, Thứ trưởng Giao thông Trung Quốc Vương Cương, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh nhiệt liệt hoan nghênh Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị; cho biết người Trung Quốc thường nói “muốn làm giàu trước tiên hãy làm đường”, xây dựng một hệ thống giao thông an toàn, hiệu quả cao, xanh, là biện pháp bền vững phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện cho người dân và hàng hóa lưu thông thông suốt. Việt Nam là đối tác hợp tác quan trọng của Trung Quốc. Vận tải đường sắt, đường thủy, đường không giữa hai nước tăng trưởng mạnh.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh phát biểu tại hội nghị.

Trung Quốc đang thúc đẩy hợp tác giao thông trên phạm vi toàn cầu, do đó việc hợp tác hai nước về phát triển giao thông góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước, cần nâng cao trình độ số hóa, năng lực thông quan, nâng cao khả năng của chuỗi cung ứng, tạo sức sống mới cho sự phát triển hài hòa của khu vực.




Phát triển kết nối hạ tầng chiến lược giao thông Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhu cầu khách quan bởi hai nước “núi liền núi, sông liền sông”, điều này tạo thuận lợi cho giao lưu nhân dân, hàng hóa, kết nối hai nước, khu vực và quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển kết nối hạ tầng chiến lược giao thông Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhu cầu khách quan bởi hai nước “núi liền núi, sông liền sông”, điều này tạo thuận lợi cho giao lưu nhân dân, hàng hóa, kết nối hai nước, khu vực và quốc tế. Trung Quốc có thể qua Việt Nam vào ASEAN, Việt Nam qua Trung Quốc vào các nước Trung Á, Đông Âu.

Nhìn lại lịch sử cách đây hàng nghìn năm, các thương nhân Trung Quốc đầu tiên đã hình thành “Con đường tơ lụa” để giao thương đến những vùng đất xa xôi; ngày nay, người Trung Quốc có câu “đường xây đến đâu, làm giàu đến đó”. Với tư duy và tầm nhìn vượt trội, Trung Quốc đã phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt hoàn chỉnh, hiện đại, có quy mô lớn nhất thế giới. Việt Nam rất ngưỡng mộ và mong muốn học tập kinh nghiệm hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực hạ tầng chiến lược giao thông.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, do đó chúng ta đều có điều kiện phát triển 5 phương thức vận tải. Hai nước có những tiềm năng, thế mạnh có thể bổ trợ cho nhau: Trung Quốc có tiềm lực công nghệ, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, nhiều doanh nghiệp lớn; Việt Nam có nhu cầu phát triển lớn nhưng tiềm lực, nguồn vốn có hạn. Hai bên có quyết tâm chính trị cao với tinh thần thúc đẩy làm ăn trên tinh thần đôi bên cùng có lợi, thể hiện trong nhiều thoả thuận cấp cao, hiệp định đã được ký kết.

Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, hợp tác phát triển hợp tác giao thông phát triển mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào phát triển mạnh mẽ quan hệ thương mại song phương. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu và tham gia thi công các dự án giao thông trọng điểm của Việt Nam như: dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Thủ tướng cho rằng, nếu phát triển các hệ thống đường sắt để kết nối hệ thống giao thông vành đai ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đem lại hiệu quả lớn.

Việc hợp tác nghiên cứu 3 tuyến đường sắt kết nối giữa Trung Quốc với Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn-Hà Nội, Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng, quan điểm của Việt Nam là tập trung làm 3 tuyến này với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội làm đến đâu chắc đến đó. Nếu làm được việc này thì chúng ta sẽ hoàn thiện khuôn khổ hợp tác “Hai vành đai, một con đường”, “Con đường Vành đai”. Tuy nhiên, chúng ta nhìn nhận thẳng thắn, kết quả đạt được còn khiêm tốn, hạn chế, khó khăn thách thức vẫn còn, đó là:

Kết quả hợp tác hạ tầng chiến lược giao thông chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh, mong muốn của 2 bên. Giao thông có nhu cầu lớn, hàng hóa trung chuyển qua hai nước đi châu Âu là rất lớn trong đó tuyến đường sắt liên vận còn khó khăn do khác khổ đường; vận tải đường sông còn hạn chế do tĩnh không của các cầu biên giới, đường bộ cao tốc khó kết nối.

Chưa triển khai được các dự án kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược lớn, tiêu biểu; chưa dứt điểm việc tháo gỡ vướng mắc một số dự án hợp tác cũ. Số lượng doanh nghiệp Trung Quốc tham gia xây dựng các dự phát triển hạ tầng chiến lược còn khiêm tốn, chưa có doanh nghiệp tham gia với hình thức hợp tác công tư. Cơ chế huy động nguồn lực còn khó khăn, chưa linh hoạt, hiệu quả và còn nhiều vướng mắc. Khung khổ hợp tác cụ thể giữa hai nước trên lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược chưa hoàn thiện, đầy đủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị.

Những tồn tại này còn nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan: Về thể chế, Việt Nam chưa có nhiều cơ cấu đầy đủ, chưa đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đầu tư các dự án lớn về kết cấu hạ tầng giao thông. Hai bên chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối các doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. Việc triển khai một số thoả thuận, cam kết chưa thực chất, hiệu quả; các cơ chế hợp tác còn thiếu, chưa mạnh chưa hiệu quả.

Từ thực tiễn triển khai, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Quán triệt nghiêm túc, triển khai hiệu quả định hướng định hướng chỉ đạo chiến lược của hai đồng chí Tổng Bí thư, cam kết của hai Thủ tướng về phát triển hạ tầng chiến lược hạ tầng giao thông.

Chung tay vào cuộc, chủ động, tích cực của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân, đẩy mạnh hợp tác công tư, huy động nguồn vốn xã hội với tinh thần chân thành, cầu thị, hợp tác cùng phát triển, cùng thắng, “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”, bảo đảm thực chất, hiệu quả.

Kịp thời sửa đổi, ban hành các cơ chế, chính sách đủ mạnh, có tính cạnh tranh, hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối hai nước.

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá, làm một việc lan tỏa nhiều việc, làm một việc dứt điểm để rút ra kinh nghiệm nhiều việc, có thêm bản lĩnh. Do đó, lĩnh vực giao thông, đường sắt cao tốc sẽ được triển khai, với tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm”, theo tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện “cân-đong-đo-đếm” được, tăng cường kiểm tra, giám sát, tháo gỡ vướng mắc ngay.

Thủ tướng nhắc lại dự án Gang thép Thái Nguyên 2 (TISCO 2) đang đình trệ, cho rằng, đây là bài học kinh nghiệm cần phải linh hoạt hơn, phải tăng cường giám sát, kiểm tra, khi có vướng mắc phải giải quyết ngay. Chúng ta phải điều chỉnh cách làm, tư duy đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, kịp thời tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự hội nghị.

Thủ tướng nêu rõ, các công ty tư nhân 2 nước làm ăn rất hiệu quả, trong khi các công ty nhà nước làm với nhau thường đội vốn kéo dài, hiệu quả thấp, nhiều vướng mắc không được giải quyết. Thủ tướng đặt vấn đề tại sao có tình trạng này? Phải chăng có tiêu cực, quan liêu? Phải chăng các cấp lãnh đạo chưa thực sự quan tâm ở đây? Thủ tướng thẳng thắn nhận trách nhiệm vì các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc sự lãnh đạo của Chính phủ, các bộ, ngành mà làm ăn không hiệu quả thì trước hết trách nhiệm thuộc Chính phủ, các bộ, ngành, do đó giai đoạn tới không để tình trạng này, “phải thắng” với tinh thần “3 cùng”:

Về định hướng hợp tác thời gian tới, Thủ tướng đề nghị ngành đường sắt cần sớm triển khai 3 dự án đường sắt, nhất là dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Về đường sắt đô thị, phát huy kết quả dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, tích cực triển khai các dự án ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đầu tư theo hình thức PPP.

Chính phủ dự kiến giao các cơ quan liên quan nghiên cứu sớm báo cáo Chính phủ đề xuất Hiệp định liên Chính phủ về phối hợp, triển khai 3 dự án đường sắt phía bắc, sau khi triển khai tương đối tốt thì sẽ mở rộng ra các tuyến khác, có nhu cầu lớn; trong đó tập trung vay vốn ưu đãi Trung Quốc với cơ chế riêng, chuyển giao công nghệ, kèm theo đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kinh nghiệm để Việt Nam hình thành ngành công nghiệp đường sắt, trong đó đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quyết định.

Về đường hàng không, cần thúc đẩy mở rộng đường bay giữa hai nước, tăng tần suất các chuyến bay có nhu cầu cao; có chính sách khuyến khích phát triển du lịch Việt Nam-Trung Quốc. Đẩy mạnh triển khai dự án đường bộ kết nối 2 nước, đặc biệt là các đường cao tốc kết nối, cầu đường bộ biên giới. Về huy động nguồn vốn, ưu tiên nguồn vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi, huy động nguồn lực nhà nước bằng nguồn ngân sách hằng năm, đầu tư nhà nước, vay vốn, phát hành trái phiếu Chính phủ… Việt Nam chú trọng thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp 2 bên cho các dự án kết nối hạ tầng hai nước bằng các hình thức PPP, BOT.




Đối với các doanh nghiệp 2 nước, Thủ tướng đề nghị cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác liên kết theo hình thức liên doanh, liên danh với thực hiện lợi ích hài hào, rủi ro chia sẻ, cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển, sớm có các công trình hợp tác biểu tượng giữa hai nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, hội nghị này là sự kiện quan trọng, thiết thực để thực hiện tinh thần chỉ đạo và nhận thức quan trọng của các cấp lãnh đạo 2 nước, là cơ hội để chúng ta lắng nghe, chia sẻ bài học kinh nghiệm quý về phát triển giao thông, cầu nối phát triển hai nước. Việt Nam cần lắng nghe ý kiến về chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống đường sắt; đồng thời giúp các cơ quan chức năng Việt Nam giải đáp các băn khoăn của các doanh nghiệp Trung Quốc. Thủ tướng mong rằng tạo đột phá trong quan hệ hai nước, tạo “6 hơn”, trong đó có thực chất hơn, hiệu quả hơn.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp hai nước Việt Nam, Trung Quốc đã chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm ở mỗi nước; kiến nghị các bộ, ngành hai nước cần tích cực hỗ trợ hơn nữa, đặc biệt là về cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược giao thông của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực đường sắt, đường cao tốc…

Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm nhận được nhận thức chung các doanh nghiệp đều muốn cụ thể hoá thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước bằng sản phẩm cụ thể. Vấn đề tại hội nghị đều đề cập vai trò cần thiết sự thông suốt của giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, gắn với phát triển số, phát triển xanh mà xu hướng thế giới đang theo đuổi.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta cùng nhau hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để phát triển các lĩnh vực mà đã xác định là ưu tiên, trọng tâm, phát triển các ngành nhanh và bền vững. Phải có các chính sách khuyến khích như thuế, phí, lệ phí; phải hoàn thiện các quy hoạch, xây dựng các dự án, đề án, giải pháp cụ thể, từ đó nghiên cứu, đưa ra các giải pháp về tài chính, công nghệ, quản lý; bổ sung, hoàn thiện các hiệp định để làm bài bản, có sự vào cuộc của Nhà nước, các bộ, ngành liên quan phải có thỏa thuận để hỗ trợ doanh nghiệp; về huy động nguồn lực, có nguồn lực nhà nước, nguồn lực nhân dân, doanh nghiệp, phát hành trái phiếu, do đó phải đa dạng hóa, có cơ chế, chính sách huy động nguồn lực. Có nhiều cách để làm, vấn đề là chúng ta phải chấp nhận rủi ro thì mới phát triển được.

Đại diện các tập đoàn, tổng công ty Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Qua đây, Thủ tướng nêu rõ, việc hợp tác của hai nước đã rõ: Việt Nam có nhu cầu nhưng nguồn lực, công nghệ hạn chế, nhân lực có hạn; Trung Quốc cần giúp đỡ Việt Nam về vay vốn ưu đãi, công nghệ tiên tiến phát triển giao thông, nhất là giao thông xanh, chuyển đổi xanh, chuyển đổi xanh, đào tạo nguồn nhân lực ,quản trị thông minh. Thủ tướng kêu gọi các tập đoàn, tổng công ty của Trung Quốc đến đầu tư, đấu thầu, tham gia xây dựng các công trình lớn. Tới đây, chúng ta cần làm tốt hơn giai đoạn trước; kêu gọi các doanh nghiệp hai nước liên danh, liên doanh, liên kết với nhau với tinh thần chân thành, hiệu quả, tin cậy, bỏ qua những vướng mắc gặp phải trước đây, quá trình hợp tác phải lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ; chống tiêu cực, tham nhũng, không để đội vốn; các doanh nghiệp thể hiện tinh thần chia sẻ, tầm nhìn, hành động với khí thế cao, quyết tâm đầu tư, mạnh dạn, hợp tác để triển khai, toát lên tinh thần sẵn sàng làm, sẵn sàng dấn thân, sẵn sàng chia sẻ, “biến không thành có, biến không thể thành có thể”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”. Việt Nam sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với doanh nghiệp. Thủ tướng cho rằng, qua các hội nghị, diễn đàn, Việt Nam thu lượm được nhiều kinh nghiệm, có định hướng, gợi mở về xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tốt hơn.

Thủ tướng cảm ơn các bạn Trung Quốc, cơ quan Việt Nam tổ chức tốt hội nghị này để có cơ hội cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển. Thủ tướng kêu gọi các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tiếp tục sang nghiên cứu, đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là đột phá trên lĩnh vực giao thông, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng sạch. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với các bạn khó khăn, chia sẻ, làm tốt hơn trong giai đoạn tới, góp phần thực hiện thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước. Đó cũng chính là lợi ích của nhân dân hai nước.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học “Giải pháp bảo đảm tiềm lực hậu cần – kỹ thuật xây dựng lực lượng Công an Quảng Ninh chính...

Chiều 6/11, tại thành phố Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Giải pháp bảo đảm tiềm lực hậu cần - kỹ thuật xây dựng lực lượng Công an Quảng Ninh chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”. Tham dự hội thảo có các đồng chí: Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trung tướng, PGS.TS Trần Vi...

Nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tạo điều kiện về chính sách, nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số. Đơn cử, như với xã Bằng Cả (TP Hạ...

Duy Mạnh và Tuấn Hưng đã ủng hộ 3 tỉ đồng tới đồng bào chịu ảnh hưởng cơn bão số 3

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng việc làm trên thể hiện tinh thần nhân ái, chung tay giúp đỡ đồng bào, đồng thời cam kết sử dụng kinh phí hỗ trợ này đúng mục đích, có hiệu quả. Chiều 13-9, đại diện ban tổ chức live show thiện nguyện Dốc Mộng Mơ - Duy Mạnh và Tuấn Hưng cùng đại diện của 2 nghệ sĩ đã có mặt tại Ủy ban Trung ương Mặt...

Katinat xin lỗi sau thông báo trích 1.000 đồng/ly nước ủng hộ đồng bào miền Bắc gây tranh cãi

Cách đây ít giờ, chuỗi thức uống Katinat đã gửi lời xin lỗi đến khách hàng khi việc quyên góp 1.000 đồng đối với mỗi ly nước mà chuỗi này bán ra để ủng hộ đồng bào miền Bắc gặp những ý kiến trái chiều. Cách đây ít giờ, trên fanpage của thương hiệu thức uống Katinat đã đăng lời xin lỗi đến khách hàng liên quan đến việc quyên góp ủng hộ đồng bào gặp thiên tai ở miền...

Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn, tập trung khắc phục kịp thời, đầy đủ, hiệu quả...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Ngày 22/11, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Dự Lễ trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị ICAPP 12

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12). Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất